Một số kiến thức địa lý đặc trƣng của tỉnh Lạng Sơn và việc tích

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 Trung học Phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 46 - 62)

1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

2.4.Một số kiến thức địa lý đặc trƣng của tỉnh Lạng Sơn và việc tích

vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh

2.4.1. Kiến thức địa lý đặc trƣng tỉnh Lạng Sơn: Nội dung và nguồn tài liệu tham khảo

I. Vị trí địa lý và lãnh thổ

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng núi và trung du Bắc Bộ, trong phạm vi 21019‟ đến 220

27‟ vĩ độ Bắc và từ 106006‟ đến 107021‟ độ kinh Đông. Lạng Sơn tiếp giáp tỉnh Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh và giáp với Quảng Tây Trung Quốc đây là đặc điểm quan trọng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

đặc trƣng của tỉnh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8187,25 km2

, dân số (tính đến 1-4-2011) là 741. 200 ngƣời, chiếm 2,5% diện tích tự nhiên và chƣa đầy 1% dân số cả nƣớc.

Lạng Sơn cũng là ga đầu tiên của tuyến đƣờng sắt xuyên Việt, đồng thời nối với tuyến liên vận quốc tế. Trên tuyến biên giới với Trung Quốc có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đƣờng biên với sự giao lƣu kinh tế sôi động.

Với vị trí này, Lạng Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để hội tụ, buôn bán, giao lƣu và phát triển một nền kinh tế đa dạng và tổng hợp.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Địa hình

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nhƣng có địa thế tƣơng đối thấp. Nơi thấp nhất là 20m (ở phía Nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thƣơng), nơi cao nhất là Phia Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1541m. Về đại thể Lạng Sơn 3 khu vực địa hình sau:

+ Vùng núi đá vôi cánh cung Bắc Sơn, chiếm 25% diện tích toàn tỉnh, nằm ở phía tây nam, gồm các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Chi Lăng và Văn Quan. Độ cao trung bình toàn vùng là 400-500m, cao về phía Tây Bắc (độ cao 500-600m) và thấp dần về phía Đông Nam (độ cao300m). Nơi đây có hang đẹp là Hang Canh Tẻo, Đồng Mỏ, hang Gió huyện Chi Lăng, hang Bông Hiên, Thẩm Oay ở huyện Bắc Sơn, hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai huyện Bình Gia…thuận lợi cho phát triển du lịch.

+ Vùng đồi tả núi ngạn sông Kỳ Cùng và dọc thung lũng sông Thƣơng, chiếm 40 % diện tích toàn tỉnh. Địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, cấu tạo chủ yếu bằng đá trầm tích lục nguyên, có xen một ít đá Macma.

+ Vùng máng trũng Thất Khê - Lộc Bình và đồi núi dọc biên giới Việt - Trung, nằm ở phái Đông Bắc của tỉnh và chiếm 35% diện tích tự nhiên. Vùng này là một đất trũng chạy suốt từ ranh giới với Cao Bằng qua Thất Khê, Lộc Bình và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

đến sát Tiên Yên (Quảng Ninh), dọc theo sông Kỳ Cùng với hƣớng dốc chung là Đông Nam - Tây Bắc. Ngƣời ta quen gọi vùng này là “Ống máng Cao Lạng” với nhiều địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử dân tộc (đƣờng số 4, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm) và vào ca dao (Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Tô Thị, Tam Thanh, Nhị Thanh…).

2.Khí hậu

Lạng Sơn nằm hoàn toàn trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do độ cao trung bình toàn tỉnh là 252m, lại chịu ảnh hƣởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu của tỉnh mang tính chất á nhiệt đới với tổng nhiệt độ trong năm từ 7600 đến 78000C/ năm, nhiệt độ trung bình năm 17- 220C, số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ, lƣợng mƣa bình quân 1400-1450mm, với số ngày mƣa là 135, độ ẩm trung bình trên 80 - 85%.

Có thể nói, vị trí và địa hình của Lạng Sơn không những tạo nên cửa ngõ đón gió lạnh mà còn làm duy trì các khối khí lạnh này lâu hơn. Sự hạ thấp nhiệt độ về mùa đông có ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe của ngƣời và gia súc, song nó lại thích hợp với một số loại cây trồng cận nhiệt và ôn đới nhƣ hồi, mận, hồng, đào. Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình đều trên 250C, ở vùng núi khí hậu mát mẻ dịu hơn.

3.Thủy văn

Mạng lƣới sông ngòi ở Lạng Sơn chủ yếu là sông nhỏ. So với mật độ sông suối của cả nƣớc (0.6km/km2) thì mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình (từ 0.6 đến 1.2km/km2). Trên địa bàn của tỉnh có 3 hệ thống sông chính: Sông Kỳ Cùng (hệ thống sông Tây Giang), sông Thƣơng, Sông Lục Nam (hệ thống sông Thái Bình). Tổng lƣợng nƣớc hàng năm của các sông đạt 5.9 tỉ m3

. Thủy chế của sông ngòi Lạng Sơn chia làm hai mùa chính: mùa lũ và mùa cạn, tƣơng ứng với hai mùa của khí hậu là mùa mƣa và mùa ít mƣa. Mùa lũ tập trung từ 66% đến 80% tổng lƣợng nƣớc trong năm. Mùa cạn tùy thời gian kéo dài tới 8 tháng (gấp đôi mùa lũ), song chỉ chiếm 20% đến 34% tổng lƣợng dòng chảy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

của năm. Chênh lệch dòng chảy trong năm từ 10,8 đến 25,6 lần.

- Sông Kỳ Cùng là con sông lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn và khu vực miền núi Đông Bắc. Sông có chiều dài 243km, diện tích lƣu vực 6660km2, trong đó phần nội tỉnh là 6532 km2, chiếm gần 80% diện tích tự nhiên của tỉnh. Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ núi Bắc xa cao 1166m thuộc huyện Đình Lập, chảy theo hƣớng từ Đông Nam lên Tây Bắc, qua các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn, Văn Lãng đến Bản Trại thuộc huyện Tràng Định, rồi đổi hƣớng đông chảy về Trung Quốc, vào lƣu vực sông Tây Giang. Các nhánh sông lớn là Bắc Giang, Bắc Khê và Ba Thìn.

4.Đất đai

a. Đất đai của Lạng Sơn khá phong phú, với 3 nhóm và 43 loại đất khác nhau.

+ Ở các vùng đồi và núi thấp (độ cao dƣới 700m) đất feralit đƣợc hình thành trên đá mẹ là đá phiến thạch sét và cát bột kết (chiếm 40% diện tích của tỉnh, tập trung ở các huyện Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Lãng và rải rác một số xã huyện Chi Lăng, Lộc Bình). Thích hợp với việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày và các cây có củ; hoặc hình thành trên đá mẹ là sa thạch cát kết và mácma axit (chiếm khoảng 25% diện tích của tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng núi các huyện Văn Quan, Bình Gia, phía đông huyện Lộc Bình, đồi núi của huyện Đình Lập), thích hợp với việc trồng hoa màu, trồng hồi, chè và các cây ăn quả nhƣ mơ, mận, hồng…Tại vùng đồi núi thấp còn có dải feralit hình thành trên đá vôi (chiếm 155 diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan và một số xã các huyện Tràng Định, Hữu Lũng).

4. Sinh vật a. Tài nguyên rừng

Độ che phủ rừng gần 48,06% (năm 2009 gần bằng mức trung bình của cả nƣớc. Rừng là một trong những thế mạnh của Lạng Sơn. Rừng không chỉ có tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ đất, chắn gió, cung cấp lâm sản, dƣợc liệu và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

nguyên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng và cả trong phát triển du lịch.

Rừng Lạng Sơn có 65 họ, 279 loài thực vật, với nhiều cây đặc hữu của địa phƣơng, nhƣ các cây lấy gỗ quý (nghiến, trai, chò, hoàng đàn) nhiều loại cây dƣợc liệu có giá trị (tới 340 loài), cây công nghiệp đặc sản (hồi, quế, long não, dẻ…)

Do điều kiện sinh thái khác nhau giữa các vùng (đặc biệt là điều kiện nhiệt ẩm) ở Lạng Sơn đã hình thành 4 kiểu rừng chính.

+ Kiểu rừng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới,với độ cao dƣới 700m, lƣợng mƣa trung bình 1400 - 1700mm, tập trung chủ yếu ở huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Đình Lập, ƣu thế là các cây dẻ, de, lim. Trong các rừng trồng có mỡ, bạch đàn, bồ đề, trẩu, sở và các cây ăn quả.

+ Kiểu rừng lá hơi ẩm nửa nhiệt đới.

+ Kiểu rừng thƣờng xanh cận nhiệt núi thấp, ở độ cao từ 700m trở lên, tập trung ở vùng núi Mẫu Sơn và các vùng núi cao Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng, Chi Lăng.

b. Sinh vật

Giới động vật ở Lạng Sơn khá phong phú: lớp thú có 8 bộ, 24 họ với 56 loài, lớp chim có 14 bộ, 46 họ với 200 loài, lớp bò sát có 3 bộ, 17 họ với 50 loài và hàng chục họ, lớp cá. Ở Lạng Sơn, còn tồn tại những loại bản địa đặc hữu của khu hệ động vật Đông Bắc nhƣ cáo, gấu, ngựa, hƣơu xạ, sóc bụng đỏ, tê tê, tắc kè, rắn, dê núi, khỉ mốc, cá anh vũ, ếch gai...Ở hai khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên (huyện Hữu Lũng) và Mỏ Rẹ (Huyện Bắc Sơn) tập trung nhiều loại động vật quý hiếm nhƣ khỉ vàng, khỉ bạc má, vƣợn đen, vƣợn vàng, cu li, sóc, gà lôi trắng, hồng hoàng, gà tím, trĩ...

6. Khoáng sản

+ Than bùn ở huyện Bình Gia, trữ lƣợng khoảng 100.000 tấn, có thể sử dụng làm phân vi sinh.

+ Đá vôi có trữ lƣợng phong phú do 25% diện tích tự nhiên của tỉnh là địa hình đá vôi. Bao gồm đá vôi xây dựng ở huyện Chi Lăng, đá vôi xi măng ở thị xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43 Lạng Sơn và huyện Hữu Lũng,

+ Sét có nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi, song có giá trị hơn cả là sét làm gạch, tập trung ở Hợp Thành (Huyện Cao Lộc) với trữ lƣợng 20 triệu tấn, ngoài ra còn có ở Nà Khang (huyện Lộc Bình), Điềm He chợ Phổng (huyện Hữu Lũng), Đồng Đăng - Cao Lộc.

+ Phôtphorit với trữ lƣợng khoảng 73.000tấn, tập trung ở huyện Hữu Lũng. + Bôxit có trữ lƣợng khoảng 30 triệu tấn, mới khai thác tại các huyện Văn Lãng và Cao Lộc.

+ Sắt đƣợc phát hiện ở nhiều nơi, nhất là ở huyện Chi Lăng

III.Dân cƣ và lao động 1. Động lực dân số

Theo kết quả tổng điều tra dân số 1-4-2011: 741.200 ngƣời, tốc độ gia tăng dân số 0.85% về mặt dân số, Lạng Sơn đứng thứ 49 trên 63 tỉnh thành trong cả nƣớc, đứng thứ 7 trong số 14 tỉnh miền núi và trung du miền núi Bắc Bộ.

Bảng 2.1 Dân số và mật độ dân cƣ của Lạng Sơn phân theo huyện, thị (năm 2011)

Huyện/Thị Diện tích( Km2

) Dân số( ngƣời) Mật độ( ngƣời/km2

) TP Lạng Sơn 79 187.278 2370 Tràng Định 995 60.000 60 Hữu Lũng 807 155.500 192 Đình Lập 1187 28.000 24 Văn Lãng 563 50.538 90 Lộc Bình 1001 80.586 81 Chi Lăng 703 75.000 107 Nguồn[8]

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Lạng Sơn trong thời gian qua có xu hƣớng giảm dần. Trong thời kì 1989 đến 1995, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm từ 2,3 % xuống còn 1,5 % (giảm 0,8%) và từ 1995 đến 1999,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

chỉ số này tiếp tục giảm xuống còn 0.9 % (2010).

2. Kết cấu dân số

a. Kết cấu theo giới tính

Chỉ số giới tính (số nam trên 100 nữ) là 98,4, so với chung của toàn quốc ( 96.7), và vùng Đông Bắc ( 98.0), chỉ số giới tính của Lạng Sơn cao hơn.

b. Kết cấu dân số theo độ tuổi

Số trẻ em dƣới độ tuổi lao động (0 - 14 tuổi) ở Lạng Sơn đã giảm từ 41% năm 1989 xuống 36% (2010) nhờ giảm mức sinh và tỉ suất gia tăng tự nhiên, nhóm tuổi già (trên 60 tuổi) và đặc biệt nhóm tuổi lao động (từ 15 tuổi đến 59 tuổi) có chiều hƣớng gia tăng, tƣơng ứng là 6.5% lên 7.5% ở nhóm tuổi ngƣời già và 52.5% lên 56.5% ở nhóm tuổi lao động.

c. Kết cấu dân tộc

Lạng Sơn là địa bàn cƣ trú của đông các dân tộc, trong đó đông nhất là ngƣời Nùng, Tày, Kinh Dao, Hoa, Sán chay, H‟Mông...

* Ngƣời Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, không chỉ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cộng đồng dân cƣ của tỉnh Lạng Sơn, mà còn của toàn miền núi và Trung du Bắc Bộ.

* Ngƣời Tày chiếm vị trí thứ hai trong cộng đồng các dân tộc ở Lạng Sơn. Địa bàn cƣ trú ngƣời Tày là các thung lũng có nhiều đồng ruộng nhƣ lòng chảo Thất Khê (huyện Tràng Định), Bắc Sơn, Bình Gia, hay một số huyện nhƣ Lộc Bình, Chi Lăng.

* Ngƣời Kinh đứng hàng thứ 3 trong số các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh với hai nhóm ngƣời có thời gian định cƣ khác nhau. Nhóm ngƣời Kinh có nguồn gốc là con cháu nhà Mạc, hay những tù nhân lƣu đày và con cháu của các phiên thần, quan lại đƣợc cử lên Lạng Sơn thuộc những cƣ dân đầu tiên của tỉnh. Một nhóm khác là những ngƣời Kinh từ Hà Tây, Thái Bình lên Lạng Sơn khai hoang theo chƣơng trình phát triển kinh tế miền núi do Nhà nƣớc phát động vào thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Ngƣời Kinh có mặt ở hầu hết các huyện, thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

trong tỉnh, nhƣng tập trung hơn cả tại các vùng thấp nhƣ thành phố Lạng Sơn, các huyện Hữu Lũng và Chi Lăng. Ngƣời Kinh có trình độ văn hoá cao, có kinh nghiệm thâm canh lúa nƣớc và cải tạo tự nhiên, đan lát (từ các vật liệu tre, nứa, mây, song), sản xuất vật liệu xây dựng, rèn đúc kim loại...Ngƣời Kinh sống hoà đồng với các dân tộc khác và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và văn hoá của địa phƣơng.

* Ngƣời Dao có số lƣợng không nhiều (3.5% dân số toàn tỉnh) nhƣng địa bàn cƣ trú khá rộng, tại những vùng đồi núi, gần nơi có nƣớc hoặc có điều kiện dẫn nƣớc về bản.

* Ngƣời Hoa định cƣ ở các thị trấn của tất cả các huyện (trừ huyện Đình Lập) và ở thành phố Lạng Sơn), Thị trấn Đồng Mỏ (huyện Chi Lăng), thị trấn Lộc Bình (huyện Lộc Bình), Thị trấn Na Sầm (huyện Văn Lãng), thị trấn Bình Gia (huyện Bình Gia) và thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc).

3. Phân bố dân cƣ và quần cƣ a. Mật độ dân số

Với số dân 741.200 ngƣời( 1-4-2011), cƣ trú trên diện tích 8187,25 km2, Mật độ dân số của Lạng Sơn là 91 ngƣời / km2

, chỉ bằng 1/3 so với mức trung bình cả nƣớc, 1/2 so với mật độ dân số của vùng Đông Bắc và thuộc vào hàng những tỉnh có mật độ dân số thấp của toàn quốc.

b.Sự phân bố dân cƣ.

Bức tranh phân bố dân cƣ ở Lạng Sơn thể hiện rất rõ quy luật phân bố phù hợp với điều kiện tự nhiên, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và nền kinh tế - xã hội. Những vùng có mật độ dân số cao thƣờng có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình tƣơng đối thấp và bằng phẳng, hệ thống đƣờng giao thông phát triển, là thị trấn, thị xã...nhƣ thành phố Lạng Sơn (2370 ngƣời/km2 gấp 11 lần so với mật độ toàn tỉnh toàn tỉnh), các huyện Hữu Lũng (192 ngƣời/km2), Chi Lăng (107ngƣời/km2) Cao Lộc (115 ngƣời/km2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có hai loại quần cƣ chủ yếu: đô thị (thành phố, thị trấn) và nông thôn.

- Quần cƣ đô thị: tập trung ở thành phố Lạng Sơn và 14 thị trấn thuộc 10 huyện. Tỉ lệ dân số đô thị còn thấp (29.0 % năm 2010), bằng mức trung bình của cả nƣớc (29.0%), tuy nhiên quá trình đô thị hoá còn chậm.

Thành phố Lạng Sơn là đô thị loại 3, với diện tích 7918 km2 và dân số 74.135 ngƣời, tập trung tại 5 phƣờng, 3 xã. Hiện nay, thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh.

- Quần cƣ nông thôn: là hình thức quần cƣ chủ yếu với 81.3% dân số, tập trung 226 xã. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất nông, lâm nghiệp và các điều kiện tự nhiên, nhất là địa hình.

4.Giáo dục, y tế a. Giáo dục

Hệ thống giáo dục của tỉnh Lạng Sơn tƣơng đối hoàn chỉnh, từ mẫu giáo, đến các trƣờng phổ thông và các trƣờng chuyên nghiệp. Trong 10 năm gần đây hệ thống trƣờng lớp tăng nhanh, mạnh

b. Y tế

Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã có sự chuyển biến tích cực, trƣớc năm 1990, ngành y tế thiếu thốn và xuống cấp nghiêm trọng, từ năm 1994, tỉnh đã xóa song số xã trắng về y tế, 100% xã có trạm y tế và 90% thôn bản có cán bộ y tế.

5. Truyền thống lịch sử văn hóa.

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 Trung học Phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 46 - 62)