1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
2.2. Hình thành khái niệm địa lý chung cho học sinh lớp 10 THPT
* Nhƣ trên đã trình bày, hình thành khái niệm Địa lí chung cho học sinh lớp 10 THPT là cốt lõi của quá trình dạy và học Địa lí lớp này. Hơn nữa đó lại là cơ sở hết sức thuận lợi cho việc tích hợp kiến thức Địa lý địa phƣơng là một trong những biện pháp có hiệu quả cao, đồng thời thực hiện yêu cầu củng cố, làm phong phú loại kiến thức này cho học sinh là những công dân tƣơng lai của quê hƣơng đất nƣớc. Vì vậy vấn đề này tác giả xin đƣợc trình bày tƣơng đối chi tiết.
* Khái niệm và vai trò của khái niệm đối với quá trình nhận thức
V.I. Lênin đã nói: “Khái niệm là sản phẩm cao nhất của bộ não, là sản phẩm cao nhất của vật chất”. Nhƣ vậy tầm quan trọng của khái niệm thể hiện trƣớc hết ở chỗ nó đƣợc hình thành thông qua tƣ duy của con ngƣời, đây không chỉ là hình thức tƣ duy cơ bản mà còn là hình thức tƣ duy cao nhất. Tƣ duy đƣợc thực hiện qua phán đoán, nhờ đó qui luật đƣợc phát hiện thì rõ ràng các quan hệ cơ bản, các đặc tính bản chất của các hiện tƣợng và các sự vật của thế giới khách quan cũng đƣợc thể hiện trong đó. Do đó trong cấu trúc của hệ thống kiến thức về một lĩnh vực nhất định, các khái niệm chính là các tế bào, các điểm nút làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
trụ cột cho toàn bộ hệ thống kiến thức. Không nắm đƣợc các khái niệm thì không thể nào nắm đƣợc một cách sâu sắc hệ thống kiến thức của bất kỳ môn khoa học nào.
Tƣ duy đƣợc hình thành trên cơ sở lao động. Tƣ duy có đối tƣợng của mình, đó là những cái mà nó hƣớng tới với mục đích chúng. Muốn nhận thức một sự vật, hiện tƣợng, tƣ duy phải sử dụng công cụ của mình đó là hệ thống các khái niệm đã lĩnh hội và những kinh nghiệm đã nhận thức đƣợc trong nó. Con ngƣời cố gắng phản ánh những qui luật, những thuộc tính của hiện thực khách quan nhờ hệ thống khái niệm đã biết. Đồng thời trong quá trình phản ánh đó, các khái niệm cũ ngày càng đƣợc bổ sung và phát triển ngày càng toàn diện, là công cụ của tƣ duy trên cơ sở đó mà nắm vững đƣợc những khách thể mới, những quy luật mới của hiện tƣợng khách quan. Với ý nghĩa trên, ta có thể nói rằng khái niệm không những là điểm xuất phát của nhận thức mà còn là tổng kết sự vận động của nhận thức. Quá trình nhận thức các hiện tƣợng địa lý cũng tuân theo quy luật nhận thức chung. Chính thông qua các thao tác logic của tƣ duy mà một trong những dạng cơ bản nhất của tƣ duy con ngƣời đƣợc hình thành. Đó là khái niệm. Bằng cách so sánh các đối tƣợng và hiện tƣợng với nhau chúng ta phát hiện ra các mặt giống nhau và khác nhau giữa chúng. Bằng cách phân tích chúng ta lại nhận ra trong số đó có các hiện tƣợng giống nhau, có những dấu hiệu chung phổ biến cho tất cả các sự vật hiện tƣợng cùng loại (nhờ vào trìu tƣợng hóa, khái quát hóa, tổng quát hóa). Trong nhà trƣờng cũng vậy, hƣớng chung trong dạy học ở các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta là làm thế nào nâng cao đƣợc hiệu suất và chất lƣợng của quá trình đào tạo ngƣời học sinh. Hƣớng đó chỉ có thể thực hiện đƣợc thông qua việc làm cho học sinh nắm vững đƣợc các khái niệm một cách vững chắc.
Để học sinh nắm và hiểu đƣợc bản chất các khái niệm và có thể tự hình thành đƣợc các khái niệm giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy con đƣờng hình thành khái niệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
* Con đƣờng hình thành khái niệm chung Địa lý lớp 10
Có 2 con đƣờng hình thành khái niệm địa lý cho học sinh THPT nói chung và lớp 10 nói riêng đó là: con đƣờng qui nạp và con đƣờng diễn dịch. Việc giáo viên vận dụng con đƣờng hình thành khái niệm nào tùy thuộc vào các yếu tố nhƣ: trình độ nhận thức của học sinh, độ khó của khái niệm (Tính trìu tƣợng) và khả năng chuyên môn của giáo viên.
- Con đường diễn dịch: là quá trình hình thành khái niệm đi từ việc nêu khái quát khái niệm-> tìm và phân tích các dấu hiệu bản chất có trong khái niệm đó-> cuối cùng là lấy các ví dụ minh họa, chứng minh cho khái niệm đƣợc nêu.
- Hầu nhƣ các bài học Địa lý ở trƣờng THPT đều trình bày nội dung theo con đƣờng diễn dịch. Nó thƣờng đi ngay vào nội dung cơ bản, đƣợc chứng minh bằng các phần tiếp theo nên để giải quyết một khái niệm không mất nhiều thời gian, tạo điều kiện cho giáo viên chủ động trong quá trình dạy học, đồng thời phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh ở cấp học này (tƣ duy trìu tƣợng đến phát triển). Học sinh dễ dàng tìm ra các dấu hiệu đặc trƣng, cơ bản ở trong khái niệm. Công việc quan trọng lúc này là giáo viên hƣớng dẫn học sinh lấy các ví dụ chứng minh cho các dấu hiệu tìm đƣợc đó (nên lấy các ví dụ nơi địa phƣơng các em đang sinh sống không nhất thiết phải lấy ví dụ trong SGK). Ở trình độ cao, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh quy trình và phƣơng pháp hình thành khái niệm theo con đƣờng diễn dịch. Thông thƣờng quy trình và phƣơng pháp hình thành khái niệm theo con đƣờng này gồm 3 bƣớc:
+ Bƣớc 1: Tìm định nghĩa của khái niệm (hoặc là đặc điểm của khái niệm) ở trong bài học; thông thƣờng thì đó là những dòng đầu tiên, có thể đƣợc in nghiêng hoặc là những gạch đầu dòng. Trƣờng hợp nếu không thấy khái niệm trong SGK thì giáo viên cần phải tự định nghĩa hoặc là nêu đặc điểm của khái niệm, sau đó yêu cầu học sinh lắng nghe và ghi chép vào vở.
+ Bƣớc 2: Tìm trong những khái niệm đó những dấu hiệu, đặc điểm chung, cơ bản nhất của sự vật, hiện tƣợng đƣợc nêu trong khái niệm. Nếu khái niệm quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
khó khiến cho học sinh khó tìm, giáo viên có thể dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh tìm cho đúng.
+ Bƣớc 3: Giáo viên yêu cầu học sinh lấy các ví dụ minh họa, chứng minh cho những dấu hiệu đặc trƣng, cơ bản đã tìm đƣợc trong khái niệm (khuyến khích lấy các ví dụ thực tế ở địa phƣơng, gần gũi với các em làm cho khái niệm sáng tỏ hơn). Từ những vấn đề trình bày trên ta có thể khái quát con đƣờng diễn dịch để hình thành khái niệm Địa lí chung bằng sơ đồ:
- Con đường quy nạp
Là quá trình hình thành khái niệm đi từ sự vật hiện tƣợng cụ thể tìm ra các dấu hiệu đặc trƣng, bản chất của chúng, sau đó mới khái quát lên thành khái niệm về một nhóm hiện tƣợng, sự vật.
Hình thành khái niệm theo con đƣờng này, chủ yếu đƣợc sử dụng cho học sinh lớp dƣới (Cấp tiểu học và THCS) khi mà trình độ nhận thức của các em còn hạn chế, tƣ duy cụ thể chiếm ƣu thế. Điều cơ bản là ngƣời giáo viên phải nắm đƣợc quy trình hình thành khái niệm theo con đƣờng này, đồng thời cũng cho học sinh biết các bƣớc trong quy trình đó để các em có thể tự hình thành đƣợc khái niệm mỗi khi cần thiết. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia nghiên cứu phƣơng pháp giáo dục thì hình thành khái niệm bằng con đƣờng quy nạp sẽ có 3 bƣớc tiến hành nhƣ sau:
+ Bƣớc 1: Hình thành biểu tƣợng. Để hình thành đƣợc biểu tƣợng cho học sinh, cách vẫn quen làm của giáo viên là cho học sinh quan sát trực tiếp các sự vật,
Quy trình hình thành khái niệm Địa lí chung bằng con đƣờng diễn dịch Tìm định nghĩa khái niệm, khái quát Xác định dấu hiệu bản chất Lấy ví dụ minh họa (Đối tƣợng, hiện tƣợng, sự vật cụ thể).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
hiện tƣợng (nếu có thể), hoặc là các mô hình, tranh ảnh về sự vật, hiện tƣợng đó, nếu không thì đọc một mẩu chuyện ngắn, một đoạn văn, câu văn mô tả các sự vật hiện tƣợng cần hình thành khái niệm.
+ Bƣớc 2: Tìm các dấu hiệu chung nhất, bản chất của các sự vật hiện tƣợng đã nêu. Để làm đƣợc điều này, giáo viên phải thật khéo léo trong việc lựa chọn nêu ra các câu hỏi và gợi ý cho học sinh trả lời, qua đó học sinh sẽ tự tìm ra các dấu hiệu chung của các sự vật, hiện tƣợng đƣợc đề cập đến. Giáo viên liệt kê các dấu hiệu mà học sinh tìm ra và yêu cầu các em sử dụng các thao tác tƣ duy phức tạp (so sánh, phân tích, tổng hợp, trìu tƣợng hóa, khái quát hóa) để chọn lọc ra các dấu hiệu chung đó thì những dấu hiệu nào là đặc trƣng, là cơ bản nhất đại diện cho nhóm hiện tƣợng, sự vật đƣợc nêu trong ví dụ.
+ Bƣớc 3: Định nghĩa khái niệm hoặc nêu đặc điểm khái niệm (vì có những khái niệm không thể định nghĩa đƣợc), thể hiện chúng bằng sơ đồ Grapth (nếu có thể). Giáo viên hƣớng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ kết nối các dấu hiệu chung, bản chất đã tìm ra thành các câu văn hoàn chỉnh (khái niệm có thể định nghĩa), hoặc nêu các khái niệm khái quát đặc điểm khái niệm và thể hiện chúng bằng sơ đồ grapth (nếu có thể đƣợc).
Thí dụ: Hình thành khái niệm “Thủy triều” theo con đƣờng quy nạp
- Bƣớc 1: Cho học sinh quan sát đoạn phim hay tranh ảnh về hiện tƣợng thủy triều kết hợp với kiến thức thực tế để học sinh thấy đƣợc hiện tƣợng thủy triều diễn ra theo chu kì nhƣ thế nào.
- Bƣớc 2: Hƣớng dẫn học sinh tìm và phân tích nguyên nhân sinh ra hiện tƣợng thủy triều trên trái đất bằng các câu hỏi đàm thoại
+ Quan sát hình 16.1, 16.2 và 16.3 SGK tr. 60 hãy cho biết nguyên nhân sinh ra thủy triều? Khi nào thì xuất hiện triều cƣờng và khi nào xuất hiện hiện tƣợng triều kém?
- Bƣớc 3: Giáo viên hƣớng dẫn học sinh hình thành khái niệm “Thủy triều” và nguyên nhân sinh ra hiện tƣợng thủy triều trên Trái đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
Ta có thể tóm tắt những vấn đề trình bày trên bằng sơ đồ sau:
Từ những vấn đề trình bày hình thành khái niệm chung qua con đƣờng diễn dịch và quy nạp ta đều nhận thấy bao gồm ba giai đoạn giống nhau chỉ khác là trình tự trái ngƣợc mà thôi. Trong đó việc nêu các đối tƣợng, hiện tƣợng, sự vật Địa lý là giai đoạn cuối (diễn dịch) hoặc ngƣợc lại là giai đoạn đầu (quy nạp). Cùng một đối tƣợng (hiện tƣợng, sự vật) Địa lý thì rất phong phú hầu nhƣ bất kỳ nơi nào trên thế giới đều có. Vì vậy ta có thể lấy chúng ở các châu lục, ở các nƣớc, ở Việt Nam, hay ở các tỉnh nơi trƣờng đóng, thậm chí là ở các huyện, xã thôn quê hƣơng của học sinh.
2.3. Tích hợp kiến thức địa lý địa phƣơng vào dạy học địa lí lớp 10 THPT 2.3.1.Khái quát về tích hợp kiến thức vào dạy học và tích hợp kiến thức