1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
2.3. Tíchhợp kiến thức địa lý địa phƣơng vào dạy học địa lí lớp 10 THPT
địa lý địa phƣơng vào dạy học địa lý lớp 10
Trong khoa học tích hợp (Intergration) hay tích hợp hệ thống (System Intergation) đƣợc hiểu là việc phối hợp các thiết bị và công cụ khác nhau để chúng cùng làm việc với nhau trong một hệ thống nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó. Trong ứng dụng tin học, chẳng hạn để xây dựng một hệ thống thông tin quản lí, tích hợp hệ thống bao gồm việc lựa chọn các máy tính, các thiết bị phụ cận, các giải pháp mạng và thiết bị kết nối, các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng…cùng với việc cài đặt, ghép nối chúng với nhau thành hệ thống cùng thực hiện các nhiệm vụ thu thập, lƣu trữ, truyền đƣa và xử lí thông tin theo yêu cầu đề ra. (Từ điển bách khoa Tiếng Việt, nxb Từ điển bách khoa - Hà Nội 2002)
Thuật ngữ “tích hợp” không chỉ đƣợc sử dụng nhiều trong lĩnh vực khoa Quy trình hình thành khái niệm Địa lí chung bằng con đƣờng quy nạp. Nêu đối tƣợng (hiện tƣợng, sự vật) cụ thể. Xác định dấu hiệu bản chất Khái quát hình thành khái niệm, định nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
học- kỹ thuật, mà trong những thập niên gần đây nó cũng thƣờng xuyên đƣợc nhắc tới trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và giáo dục. Trong nhà trƣờng, ngoài nhiệm vụ giáo dục kiến thức, kỹ năng cơ bản để học sinh có thể bƣớc vào cuộc sống vững vàng, còn có nhiệm vụ giáo dục thái độ, hành vi đúng đắn của các em. Cùng với sự phát triển khoa học nhƣ vũ bão, nền giáo dục luôn luôn phải đứng trƣớc những đòi hỏi rất lớn là làm sao đào tạo đƣợc những công dân có tri thức, có sức khỏe, năng động sáng tạo, thích nghi nhanh và xử lí nhanh mọi tình huống trong cuộc sống. Điều đó đồng nghĩa với việc đặt ra giáo dục phải giải quyết đồng thời rất nhiều nhiệm vụ. Trong khi đó thời gian học tập và rèn luyện trong nhà trƣờng của học sinh lại có hạn. Vì vậy hình thức tích hợp trong dạy học là xu hƣớng phổ biến trong chƣơng trình và nội dung dạy học ở trƣờng phổ thông của nhiều nƣớc trên thế giới. Đây là của nền giáo dục phổ thông ở nƣớc ta, mà trong các dự thảo cho giáo dục ở trƣờng phổ thông sau năm 2015 đã đề cập tới: Đó là tích hợp giữa các môn học trong hệ thống giáo dục phổ thông để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Tích hợp kiến thức trong trƣờng phổ thông của ta đã từng đƣợc thực hiện từ lâu, trong đó môn Địa lý có nhiều thuận lợi tích hợp kiến thức ĐLĐP vào dạy học địa lý là sự hòa trộn nội dung ĐLĐP vào nội dung các bài học địa lý thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ, khiến cho ngƣời ta khó phân biệt đƣợc đâu là nội dung địa lý địa phƣơng, đâu là nội dung bài học nhƣng vẫn trên cơ sở nội dung bài học. Trong quá trình tiến hành, giáo viên cần phân biệt rõ tích hợp khác với kết hợp, lồng ghép:
Địa lý địa phƣơng thực chất là một bộ phận của bộ môn địa lý, hơn thế nữa kiến thức địa lý thƣờng có mối quan hệ nhân quả, mối liên hệ lẫn nhau, nên môn địa lý có nhiều điều kiện thuận lợi để tích hợp kiến thức ĐLĐP. Tuy nhiên do từ trƣớc đến nay nó luôn bị coi nhẹ, cho rằng đó không phải là kiến thức địa lý cơ bản, trọng tâm cần dạy học nhiều, vì thế phần học về địa phƣơng chỉ chiếm một số tiết ít trong phân phối chƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
trình. Việc dạy và học ĐLĐP cũng nằm trong tình trạng đó. Đây là vấn đề cần chú ý khắc phục và thực hiện trƣớc hết từ các giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lý ở trƣờng phổ thông.
Ngoài dạy những kiến thức ĐLĐP trong bài học theo phân phối chƣơng trình, giáo viên có thể linh động, sáng tạo bằng cách cung cấp các thông tin, kiến thức ĐLĐP vào các tiết dạy trên lớp thông qua các ví dụ, các dẫn chứng, các câu hỏi gợi mở, thậm chí là các bài tập các câu hỏi kiểm tra có liên hệ địa phƣơng. Giáo viên cũng không nên chỉ yêu cầu học sinh tìm hiểu, lấy ví dụ ở cấp tỉnh (thành phố) mà nên khuyến khích các em lấy các ví dụ càng gần gũi, cụ thể nơi các em sinh sống thì hiệu quả giáo dục càng cao. Việc làm này sẽ giúp cho dạy học địa lý nói chung và ĐLĐP nói riêng có nhiều thuận lợi, hơn thế nữa nó còn khiến cho giờ dạy trở nên hấp dẫn, hiệu quả, thiết thực hơn nhờ vào tính tích cực học tập của học sinh khi giáo viên biết khơi dậy vốn kiến thức thực tế của các em. Bên cạnh đó giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu tìm tòi, khám phá những điều diễn ra xung quanh, ghi chép lại các sự kiện, các sự vật, hiện tƣợng xảy ra trong cuộc sống mà các em đã thấy và cảm nhận đƣợc. Điều này sẽ giúp cho học sinh hiểu biết sâu hơn về địa phƣơng mình. Bản thân giáo viên cũng phải tích cực tìm hiểu các kiến thức địa phƣơng, đặc biệt là các kiến thức tự nhiên, kinh tế xã hội nơi trƣờng đóng.
Muốn tích hợp kiến thức ĐLĐP vào dạy học, khi xây dựng kế hoạch giảng dạy chúng ta phải xem xét, rà soát toàn bộ chƣơng trình bộ môn ở cấp học, lớp học. Tìm hiểu, chọn lọc kiến thức ĐLĐP phù hợp với mục tiêu về kiến thức đối với học sinh, sau đó sắp xếp chúng lại thành hệ thống tri thức để đƣa vào nội dung bài giảng sao cho hợp lí tránh khiên cƣỡng trùng lặp nhiều khi mang tính hình thức. Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung bài học cũng nhƣ khả năng chuyên môn của giáo viên mà chúng ta có thể tích hợp ở các mức độ khác nhau nhƣ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
- Mức độ 1: Tích hợp toàn phần: Nội dung kiến thức địa lý địa phƣơng là nội dung bài học trên lớp, lớp 10 bài 41 và 42.
- Mức độ 2: Tích hợp một phần: Một số đơn vị tri thức của nội dung ĐLĐP đƣợc đƣa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học, đƣợc thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một câu trong bài học nhằm bổ sung kiến thức cho học sinh. Trong Địa lý 10, các bài 41 và 42 rất thuận lợi cho áp dụng kiểu này. Thí dụ: “Sự bùng nổ trong sử dụng ôtô đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trƣờng” (trang 123 Địa lí lớp 10). “Việc chở dầu bằng các tàu chở dầu lớn (tanke) luôn luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dƣơng, nhất là ở các vùng gần cảng” (trang 144 Địa lí 10). “Máy bay là một nguyên nhân quan trọng gây thủng tầng ôzôn” (trang 146 Địa lí 10).
- Mức độ 3: Tích hợp – liên hệ: Các kiến thức ĐLĐP không đƣợc nêu rõ trong sách giáo khoa nhƣng dựa vào kiến thức bài học giáo viên có thể bổ sung, liên hệ với kiến thức địa phƣơng để làm rõ kiến thức trong bài giảng. Mức độ này khá phổ biến trong dạy địa lý ở mọi cấp học phổ thông. Tùy từng nội dung bài học, từng điều kiện cụ thể của địa phƣơng mà giáo viên có thể liên hệ sao cho hợp lí (thƣờng thích hợp nhất với phần học về địa lý kinh tế - xã hội nhƣ vấn đề dân số, môi trƣờng). Đối với địa lý lớp 10 trong các bài học về kiến thức đại cƣơng tự nhiên và kinh tế - xã hội cần sử dụng rất nhiều kiến thức ĐLĐP để liên hệ nhằm giải thích, minh họa. Đây là cơ sở quan trọng và phong phú để tích hợp kiến thức ĐLĐP vào bài giảng.
Nội dung địa lý sách giáo khoa lớp 10 là các kiến thức cơ bản về đại cƣơng chủ yếu là hình thành khái niệm, vai trò, đặc điểm, các quy luật …của tự nhiên và kinh tế xã hội. Việc tích hợp kiến thức ĐLĐP vào trong bài giảng trên lớp rất thuận lợi, đạt ở mức độ 2 và 3. Tuy nhiên giáo viên cũng cần chọn lọc, cân nhắc các ví dụ, dẫn chứng của địa phƣơng để đƣa vào bài học một cách phù hợp và có hiệu quả, vừa đảm bảo hình thành kiến thức địa lý tự nhiên Việt Nam, vừa bổ sung và làm phong phú kiến thức ĐLĐP cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
- Để đạt đƣợc yêu cầu trên khi tiến hành các bài lên lớp giáo viên cần phải phân tích, xác định những kiến thức ĐLĐP đƣa vào bài học, tiến hành tích hợp dựa trên cơ sở những nguyên tắc cụ thể, lựa chọn các phƣơng pháp dạy học hợp lí, mang lại hiệu quả cao. Trình tự tiến hành có thể theo các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Nghiên cứu kỹ SGK và phân loại các bài học đã có nội dung hoạc có khả năng đƣa ra kiến thức ĐLĐP vào bài. Có thể phân chia thành 4 loại bài: loại bài không có kiến thức và cũng không có khả năng liên hệ, bổ sung kiến thức địa ĐLĐP và 3 loại bài có thể tích hợp với 3 mức độ đã nêu ở trên.
- Bƣớc 2: Xác định các kiến thức ĐLĐP sẽ đƣợc tích hợp vào các ý trong bài. Các kiến thức ĐLĐP rất phong phú và đa dạng cho nên cần chọn lọc và tìm “địa chỉ” để đƣa chúng vào bài học. Bƣớc này rất quan trọng vì nó là cơ sở xác định các hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học cho tốt. - Bƣớc 3: Xác định các hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học để tích hợp các kiến thức địa phƣơng vào bài học. Tùy từng nội dung bài học, đối tƣợng học sinh, trình độ của giáo viên và điều kiện học tập mà lựa chọn các hình thức và phƣơng pháp dạy học thích hợp. Tốt nhất là đối với mỗi bài học giáo viên nên xây dựng dàn ý hay đề cƣơng chi tiết bài giảng để tiến hành dạy học tích hợp và dự phòng các tình huống có thể xảy ra.