Định hƣớng một số nội dung và phƣơng pháp dạy học để tíchhợp

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 Trung học Phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 62 - 90)

1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

2.4.2.Định hƣớng một số nội dung và phƣơng pháp dạy học để tíchhợp

kiến thức địa lý tỉnh Lạng Sơn vào dạy học địa lí lớp 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

sẽ lựa chọn các kiến thức ĐLĐP điển hình để tích hợp vào các “địa chỉ” phù hợp trong bài học. Nhƣng giáo viên phải biết tìm ra các biện pháp và phƣơng pháp đƣa ra các kiến thức vào bài học một cách tự nhiên, không khiên cƣỡng và đem lại hiệu quả tốt nhất. Các phƣơng pháp dạy học hiệu quả dƣới đây đƣợc coi là hiệu quả trong việc tích hợp kiến thức địa lý tỉnh Lạng Sơn vào dạy học địa lý lớp 10. Tùy thuộc vào đặc điểm nội dung mỗi bài học, vào nội dung kiến thức địa lý tỉnh Lạng Sơn cần lựa chọn các phƣơng pháp để tích hợp. Điều quan trọng là giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong từng hoàn cảnh khi vận dụng các hƣơng pháp dạy học.

2.4.2.1. Các phƣơng pháp tích hợp kiến thức Địa lý địa phƣơng

* Phƣơng pháp đàm thoại gợi mở

Là một phƣơng pháp dùng lời (truyền thống) dƣới hình thức trao đổi qua lại giữa thầy và trò. Ví dụ Bài 12. “Sự phân bố khí áp, một số loại gió chính”, giáoviên có thể hỏi học sinh: “Qua thực tế, em hãy cho biết trong năm tỉnh Lạng Sơn chịu ảnh hƣởng của những loại gió nào? Đặc tính của loại gió đó?”. Học sinh có thể trả lời là: mùa đông chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc, đem lại thời tiết lạnh, khô. Mùa hạ chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam, thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhƣng thực tế vào mùa hạ ở tỉnh Lạng Sơn cũng nhƣ các tỉnh Đông Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Nam rõ rệt hơn cả.

Thí dụ Bài 36. “Vai trò. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải” mục II.1. Điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến ngành giao thông vận tải. Với học sinh trƣờng THPT Văn Lãng, Tràng Định, Cao Lộc có thể đặt câu hỏi “Vì sao ở ở địa phƣơng nơi các em đang sinh sống không có ngành giao thông vận tải đƣờng sắt?”

Thí dụ Bài 35 “Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố ngành dịch vụ” GV có thể đặt câu hỏi: “Dựa vào sơ đồ SGK trang 135 em hãy lấy ví dụ ở địa phƣơng để làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

56 triển và phân bố của ngành dịch vụ?”

* Phƣơng pháp giảng giải

Là phƣơng pháp giáo viên dùng lời để giải thích các sự kiện, hiện tƣợng địa lí. Phƣơng pháp này thƣờng kết hợp với phƣơng tiện trực quan nhƣ tranh ảnh, số liệu, bản đồ, mô hình…để minh họa cho những lời giảng thích. Ví dụ Bài 9 “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”, mục II.1.b phong hóa hóa học GV giảng giải cho học sinh quá trình hình thành địa hình Cacxto. Địa hình Cacxto chủ yếu xảy ra miền khí hậu nhiệt đới là sản phẩm phong hóa ở miền núi đá vôi bị nƣớc chảy xói mòn, chủ yếu là do khí đioxit cacbon (CO2) trong không khí hòa tan vào nƣớc, cộng với các ion dƣơng của Hiđrô (H+) tạo thành axit cacbonic. Axitcacbonnic là tác nhân ăn mòn đá vôi. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa Cacxto là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm…Các sản phẩm phong hóa cacxto tự nhiên nổi tiếng tại Việt Nam là: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha (Quảng Bình), động Hƣơng Tích (chùa Hƣơng Hà Tây)…Lạng Sơn có Hang Gió (Chi Lăng), Nhất - Nhị - Tam Thanh (thành phố Lạng Sơn), các cánh đồng Cacxto Thất Khê (huyện Tràng Định)...vv

* Phƣơng pháp sử dụng các phƣơng tiện trực quan

Sử dụng các phƣơng pháp dùng lời (truyền thống) nên kết hợp với các phƣơng tiện trực quan nhƣ: bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ, băng hình…nhằm gây hứng thú và ấn tƣợng sâu sắc cho học sinh. Tuy nhiên giáo viên cần biết lựa chọn những hình ảnh, những số liệu…phù hợp với nội dung kiến thức trong bài học của SGK. Ví dụ Bài 32 “Địa lý các ngành công nghiệp” mục I. Công nghiệp năng lƣợng gồm công nghiệp khai thác than, công nghiệp điện lực, giáo viên cung cấp cho học sinh những hình ảnh khai thác than nâu ở Na Dƣơng, cùng với một số hình ảnh về tình hình khai thác, sản xuất, để giáo dục ý thức sử dụng tiết kiện, hợp lí nguồn tài nguyên quý của tỉnh cũng nhƣ của đất nƣớc, từ đó các em có ý thức tuyên truyền cho mọi ngƣời cần bảo vệ tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

57 nguyên, môi trƣờng.

* Phƣơng pháp giảng thuật

Giáo viên dùng lời nói của mình để thuật lại, kể lại, mô tả các sự kiện, hiện tƣợng địa lý một cách chi tiết, có hệ thống qua đó hình thành kiến thức cho học sinh. Kết hợp phƣơng pháp này với các phƣơng tiện trực quan nhƣ tranh ảnh, băng hình, video…cùng với lời giảng trong sáng, truyền cảm của giáo viên thì rất hấp dẫn học sinh trong giờ học. Ví dụ Bài 21 “Qui luật địa đới và qui luật phi địa đới” mục 2.a. Qui luật theo đai cao, để làm rõ biểu hiện của qui luật theo đai cao GV cho HS xem một số hình ảnh nƣớc đóng băng ở Mẫu Sơn kết hợp với hiểu biết thực tế của GV mô tả cảnh đẹp mùa đông trên đỉnh Mẫu Sơn Lạng Sơn.

* Phƣơng pháp điều tra sƣu tầm

Phƣơng pháp này có tác dụng phát huy triệt để tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Đòi hỏi các em phải huy động nhiều kĩ năng, năng lực tƣ duy để hoàn thành yêu cầu, nhiệm vụ bài tập mà giáo viên giao. Các năng lực đó là về tƣ duy tổ chức, hành động (làm nhƣ thế nào, làm những việc gì trƣớc, sau…), tƣ duy về tổng hợp, so sánh, phân tích…và còn kích thích khả năng sáng tạo của học sinh. Cụ thể Bài 33. “Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp” giáo viên giao bài tập em hãy sƣu tầm tranh ảnh, thông tin về điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp có ở địa phƣơng. Hay nhƣ Bài 37 “Địa lí các ngành giao thông vận tải” yêu cầu học sinh nêu tên các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt, ý nghĩa của các loại hình giao thông đó trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng…vv

Các phƣơng pháp nêu trên đạt hiệu quả cao đối với việc tích hợp địa lí địa phƣơng vào các bài học địa lí. Vì những kiến thức này không phải là trọng tâm, cách thức tiến hành cũng không mất quá nhiều thời gian trong một tiết học. Ngoài ra, giáo viên có thể tích hợp bằng các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp động não, quan sát ngoài thực địa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

2.4.2.2. Một số gợi ý, tham vấn về nội dung và phƣơng pháp tích hợp kiến thức ĐLĐP dạy học Địa lí lớp 10 THPT

Trên cơ sở các phần đã trình bày, tác giả xin gợi ý và tham vấn một số ví dụ tích hợp kiến thức Địa lí Lạng Sơn vào dạy các bài Địa lí lớp 10 mà chúng tôi cho rằng hợp lí và đảm bảo nguyên tắc đã đề ra khi tích hợp kiến thức địa lí Lạng Sơn. Chúng ta biết rằng dạy học là sáng tạo, vì vậy đây là tài liệu tham khảo mong góp phần nâng cao kiến thức Địa lí Lạng Sơn cho học sinh trong tỉnh. (Xem bảng 1.3)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

Bảng 2.3 Nội dung và các địa chỉ tích hợp kiến thức địa lí tỉnh Lạng Sơn vào giảng dạy địa lí lơp 10

Tên bài học Nội dung kiến thức tích hợp PP tích hợp

Bài 2: Một số phƣơng pháp biểu hiện đối tƣợng địa lý trên bản đồ

- Các bản đồ của tỉnh Lạng Sơn (bản đồ hành chính, bản đồ dịa chất khoáng sản, bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ thủy văn, bản đồ phân bố dân cƣ, bản đồ nông nghiệp, bản đồ công nghiệp, bản đồ giao thông vận tải, bản đồ du lịch, bản đồ thƣơng mại dịch vụ…) đều sử dụng tất cả phƣơng pháp biểu hiện đối tƣợng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, đƣờng chuyển động, chấm điểm, vùng phân bố, biểu đồ, bản đồ. - Bản đồ - Đàm thoại Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

Các loại bản đồ cở Lạng Sơn đều có chức năng nhất định trong học tập cũng nhƣ trong sản xuất. Thí dụ bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn phục vụ cho công tác quản lý hành chính, bản đồ địa chất, khoáng sản phục vụ cho công tác thăm dò tài nguyên và khai thác khoáng sản, bản đồ phân bố đất phục vụ cho công tác qui hoạch đất đai và sản xuất nông nghiệp.

- Đàm thoại - Giải thích - Bản đồ Bài 4: Thực hành. Xác định một số phƣơng pháp biểu hiện các đối tƣợng địa lý

Ra thêm bài tập cho học sinh: Xác định các phƣơng pháp biểu hiện các đối tƣợng địa lý trên một số bản đồ của tỉnh Lạng Sơn (địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng, thủy văn.

- Trực quan - Đàm thoại - Giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 Bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất

- Lạng Sơn nằm trong múi giờ số 7 (nằm trong kinh độ 106006‟ đến 107021‟kinh độ đông)

- Lực Côriolit làm lệch hƣớng của các khối khí, dòng sông, dòng biển, đƣờng đạn bay trên mặt đất…có thể thấy rõ hiện tƣợng này ở tỉnh Lạng Sơn nhƣ dòng sông Kỳ Cùng bờ bên phải thƣờng đƣợc bồi tụ hơn bờ bên trái.

- Đàm thoại - Bản đồ -Ứng dụng CNTT Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất

- Lạng Sơn có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh: + Lần I: ngày 16/6 + Lần II: 29/6 - Tranh ảnh - Ứng dụng CNTT - Đàm thoại Bài 7. Cấu trúc Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng Ở Lạng Sơn

- Đá vôi: Vùng núi cánh cung Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng, Chi Lăng

- Địa hình Cacxto: Chi Lăng Hữu Lũng, Bắc Sơn

- Trầm tích sông: Sông Kỳ Cùng

- Đá trầm tích lục nguyên, xen đá macma: Bắc Sơn, Tràng Định, Chi Lăng, Hữu Lũng

- Giảng thuật - Tranh ảnh Bài 8: Tác động nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất

- Hiện tƣợng uốn nếp: Thấy nhiều ở các khu vực núi có đá trầm tích lộ ra nhƣ ở sƣờn đồi, sƣờn núi, tả ly đƣờng. Có thể quan sát thấy nhƣ các huyện Chi Lăng, Bình Gia, Huyện Bắc Sơn

- Giảng giải - Đàm thoại - Sơ đồ - Tranh ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình Trái đất

- Quá trình phong hóa;

+ Lý học: Khai thác đá ở Chi Lăng, Hữu Lũng, Thành phố Lạng Sơn (với các phƣơng pháp nhƣ nổ mìn, đào bới thủ công)

+ Hóa học: hang động cacxto Nhất - Nhị- Tam Thanh, Hang Gió Chi Lăng, Hang Thẩm Hai, Thẩm khuyên (huyện Bắc Sơn)

+ Sinh học: diễn ra ở mọi nơi, nhất là các khu vực rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Quá trình bóc mòn: Xâm thực tạo thành các khe rãnh, thung lũng, sông, suối của các huyện miền núi của tỉnh. Những nơi có quá trình bóc mòn diễn ra mạnh, gây ra phá hủy đất đai và lớp phủ thực vật nhƣ: Huyện Hữu Lũng, Bình Gia, Tràng Định, Đình Lập

- Quá trình bồi tụ: các bãi bồi ven sông, suối, các nón phóng vật - Giảng giải - Đàm thoại - Tranh ảnh Bài 10: Thực hành. Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

Ra bài tập về nhà: nêu và nhận xét đặc điểm địa hình của Tỉnh Lạng Sơn qua bản đồ địa hình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62 Bài 11: Khí quyển,. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất - Tổng bức xạ: 125,4 kcal/cm2

- Nhiệt độ trung bình năm: 21,30C. Nhiệt độ tháng nóng nhất (T7): 25 - 280C, tháng lạnh nhất (T1):< 13,30C.

- Nhiệt độ phân theo vĩ độ: nhiệt độ tăng dần khi đi từ các huyện ở phía Bắc (Bắc Sơn, Bình Gia, Lộc Bình, Đình Lập) đến các huyện phía nam (Chi Lăng, Hữu Lũng), Các huyện phân hoá theo đai cao nhƣ huyện Lộc Bình (Mẫu Sơn), Đình Lập (Phia Mè- Bắc Xa) càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

- Đàm thoại - Bản đồ Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính - Cũng nhƣ cả nƣớc, tỉnh Lạng Sơn chịu tác động trực tiếp của các khối khí : NPc, Tm, Em.

- Một số loại gió chính

+ Vào mùa đông có gió mùa đông bắc mỗi năm có 21-22 đợt tràn qua, thời gian ảnh hƣởng từ tháng IX - IV năm sau, nhiệt độ hạ thấp <180C, mƣa ít vào đầu mùa đông. Bắc Sơn, Bình Gia, (Na Dƣơng) Lộc Bình là huyện chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc mạnh nhất.

+ Vào mùa hè có gió mùa Đông Nam, hoạt động từ tháng IV đến tháng X, nhiệt độ cao, trung bình từ 28- 300C, mang theo lƣợng mƣa lớn chiếm trên 80% lƣợng mƣa cả năm.

- Bản đồ - Tranh ảnh - Giải thích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 Bài 13. Ngƣng động hơi nƣớc trong khí quyển. Mƣa

- Ở Lạng Sơn, mƣa chủ yếu do Frông, gió mùa, địa hình. Lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1500- 2200mm/năm

- Mƣa phân bố không đều theo không gian: Những nơi mƣa nhiều huyện Bình Gia, Lộc Bình, Đình Lập, ngƣợc lại mƣa ít nhất tỉnh huyện Văn Lãng, Đồng Đăng, Cao lộc

- Mƣa phân bố không đều theo thời gian: mùa mƣa từ T4 - T10, chiếm 85% - 90% lƣợng mƣa toàn năm, mùa ít mƣa từ T XI- TIII năm sau, lƣợng mƣa chỉ bằng 20% lƣợng mƣa cả năm. - Giải thích - Bản đồ - Tranh ảnh Bài 15: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hƣởng tới chế độ nƣớc sông. Một số sông chính trên thế giới

Liên hệ với sông Kỳ Cùng: là sông bắt nguồn từ Bắc Xa (huyện Lộc Bình), ở độ cao 1166m, sông chảy qua huyện Đình Lập, huyện Lộc Bình qua thành phố Lạng Sơn- >huyện Văn Lãng->huyện Tràng Định-> tỉnh Cao Bằng-> đổ vào sông Tây Giang của Trung Quốc.. Sông Kỳ Cùng có lƣu lƣợng nƣớc lớn, chế độ nƣớc sông phụ thuộc vào chế độ mƣa (T5- T10), mùa lũ chiếm 66 - 80% lƣợng nƣớc. Các nhánh sông lớn nhƣ Bắc Giang, Bắc Khê, Ba Thìn. - Bản đồ - Tranh ảnh - Số liệu thống kê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 Bài 17. Thổ nhƣỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhƣỡng

Đất ở tỉnh Lạng Sơn là đất Feralit đồi núi có đặc điểm là màu đỏ vàng, tầng đất mỏng, chua, ong hoá, đƣợc hình thành bởi đa mẹ: đá vôi (huyện Bình Gia, Bắc Sơn, Lộc Bình, Văn Lãng, Đình lập)

Khí hậu: mƣa theo mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng XI đến tháng IV đến tháng X, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm, mùa khô từ XI đến tháng III, lƣợng mƣa chỉ từ 200 - 400mm, bằng 20% lƣợng mƣa cả năm.

- Sinh vật: rừng nguyên sinh không còn nhiều, tập trung ở các huyện của tỉnh Bình Gia, Lộc Bình, Đình Lập, Hữu Lũng. Rừng thứ sinh còn ít, chủ yếu là rừng trồng nhƣ huyện Lộc Bình, Đình Lập, Chi Lăng, rừng cây bụi chiếm khá phổ biến hầu nhƣ tất cả các huyện

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 Trung học Phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 62 - 90)