Định hƣớng một số nguyên tắc chung để tíchhợp

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 Trung học Phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 41 - 46)

1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

2.3.2. Định hƣớng một số nguyên tắc chung để tíchhợp

Kiến thức Địa lý địa phƣơng nhƣ trên đã trình bày, việc lấy ví dụ qua đó đã hình thành kiến thức (con đƣờng quy nạp) hoặc chứng minh cho kiến thức đã nêu ra là khá quan trọng không thể thiếu trong dạy học Địa lý lớp 10. Những thí dụ môn học này hết sức phong phú, có thể lấy từ các địa phƣơng khác nhau trên thế giới, trong nƣớc. Ngay các bài trong sách giáo khoa cũng đã có những ví dụ rất điển hình. Trong nhiều trƣờng hợp nếu giáo viên có chuyên môn vững, thƣờng nhắc qua những ví dụ đó, nêu ra thêm những ví dụ ở địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

Nhƣng không nên quá lạm dụng, làm cho bài giảng đơn điệu, nặng nề mà phải tiến hành hài hòa, hợp lí. Trong đó việc tạo ra không khí thoải mái, hứng thú. Vì vậy để tích hợp kiến thức địa lý địa phƣơng vào dạy học địa lí có hiệu quả, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

Bám sát nội dung bài học: Nghĩa là nội dung kiến thức địa lý địa phƣơng đƣa vào bài học phải có mối liên hệ logic, chặt chẽ với các kiến thức có trong bài học. Các kiến thức của bài học đƣợc coi nhƣ nền tảng làm cơ sở kiến thức ĐLĐP có chỗ dựa. Nói cách khác, dạy bài nào chúng ta cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài đó từ đó mới đi tìm và lựa chọn các kiến thức địa lý địa phƣơng phù hợp với nội dung bài học. Ví dụ nhƣ khi dạy Bài 12: “Sự phân bố khí áp. Một số loại gió”. Khi giáo viên giảng về gió mùa, nguyên nhân hình thành gió mùa có thể liên hệ ảnh hƣởng gió mùa mùa đông ở Lạng Sơn. Qua thực tế các em biết Lạng Sơn nằm ở đón đầu trực tiếp gió mùa Đông Bắc nên có thời tiết rất lạnh, khô vào đầu mùa đông, lạnh ẩm vào cuối mùa đông, Lạng Sơn còn là nơi có nhiệt độ tháng 1 thấp nhất cả nƣớc. Còn về mùa hạ, khắp nơi trên đất nƣớc ta đều chịu ảnh hƣởng gió Tây Nam, có mƣa lớn. Nhƣng ở Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng chịu tác động rõ rệt hơn của gió mùa Đông Nam. Hay nhƣ Bài 11 “Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất”, để minh hoạ cho ý phân bố nhiệt độ theo đai cao, giáo viên không thể lấy một ngọn đồi nằm giữa khu vực đồng bằng để chứng minh cho ý này, mà nên tìm ngọn núi cao có trong địa phƣơng hay các địa phƣơng lân cận để chứng minh, làm rõ. (Chẳng hạn lấy đỉnh núi Mẫu Sơn cao trên 1500m mùa hè thành phố Lạng Sơn có nhiệt độ 280C nhiệt độ ở Mẫu Sơn sẽ là 190

C).

Hoặc khi dạy Bài 21 “Quy luật địa đới và qui luật phi địa đới” mục qui luật theo đai cao cũng có thể lấy Mẫu Sơn - Lạng Sơn làm ví dụ minh họa cho tính phi địa đới.

- Đảm bảo tính hệ thống của kiến thức bài học: Các kiến thức ĐLĐP tích hợp trong bài học phải không phá vỡ tính hệ thống của bài học. Phải phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

với trình độ nhận thức của học sinh, không gây quá tải đối với nhận thức của các em trong việc lĩnh hội nội dung chính. Theo nguyên tắc này, những kiến thức đƣa vào bài học cần đƣợc sắp xếp đúng chỗ, hợp lí, làm cho kiến thức bài học thêm phong phú, sát với thực tiễn và logic của môn học, logic bài học không bị phá vỡ, học sinh hứng thú học tập vì luôn đƣợc cung cấp những kiến thức mới. Muốn tích hợp kiến thức ĐLĐP có hiệu quả ngay từ đầu năm học giáo viên phải có kế hoạch xây dựng, nghiên cứu nắm vững cấu trúc phân phối chƣơng trình của năm học. Từ đó xây dựng kế hoạch và dự kiến tích hợp ĐLĐP vào nội dung của từng bài. Nhƣ bài 9 “Địa lí các ngành công nghiệp”, để liên hệ công nghiệp địa phƣơng giáo viên cần phải đƣa các kiến thức đó vào đúng chỗ, có trật tự, không quá lạm dụng, tức là đến ngành công nghiệp nào chúng ta chỉ lấy những thí dụ liên quan đến ngành công nghiệp ấy thôi và theo các nội dung sau: Vai trò, tình hình sản xuất, phân bố.

- Những kiến thức đƣợc tích hợp cần đƣợc gần gũi với học sinh: Sách giáo khoa Địa lý lớp 10 là sách của Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành đã đƣợc kiểm định về chất lƣợng, đƣợc dùng giảng dạy cho khối THPT trong cả nƣớc, do vậy có nhiều bài trong sách giáo khoa không đƣa ra những ví dụ cụ thể ở từng vùng, từng địa phƣơng để minh họa. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là cơ hội cho giáo viên và học sinh sử dụng tốt kiến thức ĐLĐP vào bài học, nhƣng cần phải lựa chọn ƣu tiên cho những sự vật, hiện tƣợng gần gũi, thân quen nhất đối với học sinh, tức là đó phải là phải là những đối tƣợng mà các em đã đƣợc tiếp cận hàng ngày hoặc đã đƣợc biết hoặc những hiện tƣợng, đối tƣợng, sự kiện đặc trƣng của địa phƣơng. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, khi đứng trƣớc một loạt các ví dụ có thể lấy để minh họa, giải thích cho một nội dung kiến thức bài học, giáo viên nên lựa chọn các ví dụ là các sự vật, hiện tƣợng ở ngay trong xã, huyện, thậm chí là ngay cạnh trƣờng học, ƣu tiên hơn so với các đối tƣợng địa phƣơng khác, ở các quốc gia khác cho dù nó có thể tiêu biểu và hay hơn. Thí dụ: Bài 33: Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Với Trƣờng Việt Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

ở thành phố có thể yêu cầu học sinh lấy ví dụ về điểm công nghiệp ở địa phƣơng. Với học sinh trƣờng THPT Tràng Định và trƣờng THPT Văn Lãng và yêu cầu học sinh trả lời Huyện Tràng Định (hoặc Văn Lãng) có điểm công nghiệp không? Kể tên? Vì sao lại đƣợc phân bố ở đó. Bởi vì càng ở gần học sinh thì biểu tƣợng về những đối tƣợng địa lý càng rõ, do ít nhiều các em đã đƣợc nhìn thấy, nghe thấy nhƣng chƣa hiểu cặn kẽ đặc điểm bản chất của chúng. Khi biểu tƣợng càng rõ thì việc hình thành khái niệm sẽ đơn giản hơn, học sinh sẽ có cơ hội biết thêm về quê hƣơng mình, phát huy đƣợc tính tích cực hứng thú học tập của các em. Thí dụ, khi dạy bài 15 “Thủy quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông”, thay vì giáo viên lấy các con sông nổi tiếng trên thế giới làm thí dụ, chúng ta có thể lấy luôn con sông tại địa phƣơng nhƣ sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn. Nếu học sinh chƣa có điều kiện quan sát cả một dòng sông, từ nơi bắt nguồn đến nơi chảy ra biển, giáo viên có thể yêu cầu các em quan sát một đoạn sông chảy qua địa phƣơng (huyện, xã) và kết hợp với bản đồ, băng hình, máy chiếu để học sinh có đƣợc tất các đặc điểm của sông ngòi. Hoặc khi dạy bài 9 “Tác động của ngoại lực đến địa hình của bề mặt trái đất”, giáo viên không phải tìm ví dụ ở đâu xa mà có thể tìm thấy ngay trong địa phƣơng hàng loạt các hiện tƣợng tự nhiên do các quá trình ngoại lực tác động mà tạo thành. Chẳng hạn: quá trình bóc mòn, ở tỉnh (huyện) miền núi lộ ra các khe, rãnh sâu do dòng chảy tạm thời tạo nên khi lớp phủ thực vật bị phá hủy, ở những nơi có gió thổi mạnh và thƣờng xuyên thì cảnh tƣợng hay bắt gặp đó là các tảng đá nằm chênh vênh trên đỉnh núi do bị thổi mòn…vv

- Chọn lọc những kiến thức có giá trị, chi tiết “đắt giá”:

Cùng một bài học, có thể lấy nhiều ví dụ để làm phong phú cũng nhƣ để giải thích rõ kiến thức, song không vì thế mà ta lấy quá nhiều ví dụ, vì điều đó sẽ làm loãng kiến thức không hấp dẫn mà nhiều khi quá tải, nhàm chán, hơn thế nữa dễ tạo cảm giác là giờ học địa lý Lạng Sơn chứ không phải đang học nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37

dung bài trên lớp. Các kiến thức và các ví dụ đƣa vào cần phải là những cái điển hình, có tác dụng minh họa, giải thích rõ nhất cho các kiến thức bài học chính, ví dụ khi dạy Bài 23: “Địa lý các ngành công nghiệp” mục ngành công nghiệp trong mục khai thác than nên lấy ví dụ ở địa phƣơng đó là khai thác than nâu ở Na Dƣơng (huyện Lộc Bình), hay nhƣ ngành công nghiệp điện lấy ví dụ nhà máy nhiệt điện Na Dƣơng (huyện Lộc Bình), nhà máy thủy điện Hát Săng trên đập Khuổi Sao (huyện Tràng Định)…Khi dạy học mục II Công nghiệp (Bài 28. Địa lý ngành trồng trọt) không thể không nhắc tới hƣơng hồi, một sản phẩm rất đặc trƣng và rất có giá trị không chỉ với Lạng Sơn mà còn của Việt Nam, chất lƣợng tốt bậc nhất thế giới và đƣợc sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Không lạm dụng kiến thức địa lí địa phƣơng.

Nội dung các bài học ở Địa lý lớp 10 là những kiến thức khái quát về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế- xã hội đại cƣơng. Nếu sử dụng quá nhiều kiến thức địa lý của tỉnh trong bài học sẽ làm mất trọng tâm của bài, nhiều khi làm cho bài học trở nên nặng nề, quá tải. Những kiến thức ĐLĐP đƣợc tích hợp trong bài học là để học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức trọng tâm của bài, có hứng thú khi tiếp thu bài giảng. Các kiến thức địa lý tỉnh, huyện, xã… tích hợp vào bài giảng thƣờng đƣợc dùng minh họa, giải thích cho bài giảng. Vì thế, không nên thay thế hay loại bỏ hoàn toàn các ví dụ về các sự vật hiện tƣợng địa lý có trong sách giáo khoa bằng các kiến thức ĐLĐP khi giảng bài, vì đây là những ví dụ điển hình, đặc trƣng của Việt Nam. Trong trƣờng hợp này có thể bổ sung các sự vật hiện tƣợng ĐLĐP nhƣng chỉ dừng lại ở việc nhắc tên và địa chỉ của chúng. Thí dụ Bài 21: “Quy luật địa đới, qui luật phi địa đới” mục 2a. Quy luật đai cao trong SGK đã có sẵn ví dụ đai cao ở dãy Capca, vì vậy giáo viên chỉ cần đề cập ở tỉnh Lạng Sơn phân hóa theo đai cao có Mẫu Sơn là ví dụ điển hình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

phƣơng đƣa vào bài học cần phải chính xác, phản ánh đúng thực tế của địa phƣơng, cập nhật cái mới đặc biệt với các kiến thức kinh tế. Ngoài ra còn có tác dụng giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc cho học sinh, để các em thấy đƣợc trách nhiệm của mình là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Ví dụ nhƣ bài 26 “ cấu kinh tế ” một số chỉ tiêu kinh tế ở địa phƣơng. Chú ý nêu lên những kết quả đáng kể trong công tác này nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân theo đầu ngƣời, dân số, thu hút dự án đầu tƣ…Nguồn thông tin phong phú của địa phƣơng sẽ là cơ sở đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc này. - Đảm bảo tính vừa sức:

Do trình độ của học sinh khác nhau, nên mức độ tích hợp phải có sự phân hóa. Nhất là đối với học sinh miền núi nhƣ tỉnh Lạng Sơn còn nhiều hạn chế do tâm sinh lí và tƣ duy học tập học sinh miền núi. Vì vậy khi sử dụng kiến thức ĐLĐP để giải thích, minh họa cho bài giảng của giáo viên cần ƣu tiên lựa chọn những sự vật hiện tƣợng gần gũi với các em, hay thƣờng xuyên đƣợc các phƣơng tiện thông tin của địa phƣơng nhắc tới. Nếu cần giáo viên nên tính thời gian dành cho phần ví dụ, cũng nhƣ xem xét đến trình độ nhận thức của học sinh trong từng lớp, với lớp có trình độ nhận thức khá, thời lƣợng và mức độ tích hợp kiến thức ĐLĐP đƣợc dành nhiều hơn. Đặc biệt cần chú ý đến mức phân hóa trong khả năng nhận thức của học sinh trong các vùng, miền, huyện, thị.

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 Trung học Phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)