GIẢI PHÁP VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi (Trang 53 - 55)

Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: nghiên cứu thị trường; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm,... bằng cách thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tham gia hội chợ, triển lãm, lập văn phòng đại diện ở nước ngoài,….

Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước trong vấn đề thị trường, các doanh nghiệp phải chủ động tìm bạn hàng và phương thức kinh doanh thích hợp để xâm nhập, duy trì và mở rộng chỗ đứng trên thị trường gạo Châu Phi. Các doanh nghiệp cần đa dạng hoá khách hàng và tận dụng cả những hợp đồng có khối lượng không lớn đồng thời cũng có thể thiết lập quan hệ với các tập đoàn xuyên quốc gia là những tổ chức kinh tế vững mạnh có tầm hoạt động rộng, sự am hiểu về thị trường và khả năng về vốn lớn để đảm bảo thị trường xuất khẩu ổn định.

Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm gạo cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh nhằm xúc tiến nhanh chóng việc bán hàng, góp phần quyết định vào sự thành công hay thất bại của hoạt động xuất khẩu gạo. Quảng cáo sản phẩm này nhằm mở ra những thị trường mới, củng cố nhãn hiệu hàng hoá, uy tín của doanh nghiệp và là công tác không thể thiếu được trong xuất khẩu gạo hiện nay. Các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư ngân sách cũng như tuyển dụng những người có năng lực, các chuyên gia giỏi cho quảng cáo vì hoạt động này muốn có hiệu quả lớn thì không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt là khi đối tượng tiếp nhận lại là các khách hàng nước

KẾT LUẬN

Châu phi như một người khổng lồ đang thức tỉnh sau những năm tháng bất ổn, làn sóng khủng hoảng đang có phần dịu đi trên lục địa này mở ra những cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại. Nhu cầu về nông sản để đáp ứng nhu cầu của nhân dân là rất lớn đồng thời đây lại là một thị trường dễ tính. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và gạo nói riêng của Việt Nam để mở rộng và phát triển thị trường

Xuất khẩu gạo sang châu Phi trong những năm qua đó cú những bước tiến đáng kể nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. Việc buôn bán và xuất khẩu gạo sang châu Phi dường như đang trong giai đoạn phát triển ban đầu khi mà giá trị và kim ngạch xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn. Trong thời gian tới Chính phủ cần có những chính sách và đường lối phát triển nhằm khẳng định vị thế xuất khẩu gạo của nước ta nói chung và mở rộng thị trường sang châu Phi nói riêng góp phần cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn sự chỉ dẫn của thầy Đoàn Trọng Hiếu đã chỉnh sửa và giúp em hoàn thành đồ án.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi (Trang 53 - 55)