xuất và xuất khẩu gạo của Thái Lan có những đặc điểm nổi bật, đáng chú ý sau :
• Lựa chọn cơ chế giống hợp lý, chú trọng những loại giống lúa tạo ra loại gạo có chất lượng cao phù hợp với đòi hỏi của thị trường
Thái Lan đã chú trọng công tác quy hoạch đối với những vùng trồng chủ yếu các giống lúa có chất lượng cao (trong sản lượng lúa hàng năm có 50- 55% là giống lúa thơm, 20-25% là giống lúa nếp, còn lại là lúa thường). Đáng chú ý là Thái Lan đầu tư nâng cấp và phát triển mạnh giống lúa Jasmine (hương nhài) lên thành loại gạo đặc sản hạt dài có hương thơm tự nhiên, lượng Protein cao. Chính vì vậy mà loại gạo này Thái Lan bán được tới 560- 565 USD/tấn (FOB).
Các loại lúa thường, Thái Lan cũng chú trọng áp dụng công nghệ sinh học, tiến bộ kỹ thuật trong việc xử lý giống, khắc phục những giống lúa lai tạp, tạo ra những giống lúa thuần chủng. Vì vậy, mặc dù năng suất lúa của Thái Lan thấp nhưng ngành trồng lúa của Thái Lan đã cho ra những loại gạo thường có độ đồng nhất cao, màu sắc tốt… được khách hàng ưa chuộng
• Chuyển dịch mùa vụ vào thời điểm thị trường có giá cao
Lúa của Thái Lan được trồng làm 2 vụ: vụ 1 thu hoạch từ tháng 11 đến hết tháng giêng năm sau; vụ 2 thu hoạch vào các tháng 5,6,7. Qua tác động của thị trường, ngành Nông nghiệp Thái Lan đã chủ động chuyển dịch mùa vụ theo hướng tăng sản lượng vụ 1 và giảm sản lượng của vụ 2. Thời điểm thu hoạch lúa vụ 1 chính là vào thời điểm thị trường có giá cao (các nước khác ít có vụ thu hoạch lúa vào thời kỳ này) nên Thái Lan xuất khẩu gạo thường được giá có lợi hơn các nước khác
Nhiều biện pháp Thái Lan đã áp dụng như: Điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong nước, hướng và bám theo nhu cầu của thị trường; áp dụng các biện pháp tìm kiếm thị trường có hiệu quả: thông qua đàm phán Chính phủ, thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, giao lưu kinh tế… Chính vì vậy, gạo của Thái Lan cạnh tranh được với nhiều nước và chiếm tỷ trọng xuất khẩu gạo ra thị trường lớn nhất so với tỷ trọng của các nước cùng xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới.
• Chi phí sử dụng nguồn lực nội địa có hiệu quả, giá bán lại cao hơn các nước
Ngành nông nghiệp Thái Lan rất chú trọng áp dụng các giải pháp sử dụng nguồn lực có hiệu quả thông qua các biện pháp hạ chi phí sản xuất, chế biến, giảm giá thành gạo xuất khẩu. Tuy giá vốn gạo xuất khẩu của Thái Lan còn cao hơn của Việt Nam (225 USD/ khoảng 179 USD/tấn) nhưng thấp hơn nhiều so với giá vốn gạo của Nhật và Mỹ (225 USD/1910 USD và 314 USD/tấn). Nhưng ngược lại chi phí dịch vụ xuất khẩu tại cảng chỉ bằng 1/ 2 chi phí dịch vụ xuất khẩu tại cảng của Việt Nam; Công xuất xếp dỡ tại cảng cao gấp 6 lần chi phí bốc xếp tại cảng Việt Nam.
Cùng với chi phí sản xuất chế biến thấp, do gạo của Thái Lan chất lượng tốt cộng với hoạt động thị trường có hiệu quả, gạo của Thái Lan được giá hơn gạo cùng loại của các nước. Nếu so với gạo của Việt Nam: Những năm trước, giá gạo của Thái Lan bán thường cao hơn khoảng 40-50 USD/tấn. Chú trọng đầu tư, nâng cao hiệu quả bảo quản, chế biến sau thu hoạch
• Nhà nước hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng và cạnh tranh theo pháp luật
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Việt Nam, Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến sản phẩm lúa gạo và coi nó là một mặt hàng đặc biệt. Việc xuất
khẩu tuy được tiến hành tự do, nhưng Nhà nước lập ra một ủy ban lúa gạo để hỗ trợ sản xuất kinh doanh lúa gạo. Ủy ban này có nhiệm vụ: Dự kiến mức xuất khẩu gạo trong năm lương thực căn cứ vào cân đối lương thực cả năm. Dự kiến mức giá mà Chính phủ mong muốn nông dân có thể bán được lúa của họ trong năm lương thực (giá sàn = giá thành + 20% lãi). Đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ như: Chính phủ Thái Lan có luật lệ bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân; xây dựng các công trình thủy lợi; củng cố kết cấu hạ tầng, giống, phân bón, vốn, thông tin thị trường giá cả.
Đồng thời, Thái Lan thành lập hàng ngàn vùng lúa gạo, thực hiện cho vay vốn sản xuất kinh doanh lúa gạo, áp dụng chính sách “tín dụng tồn trữ và giá cầm cố”, có nghĩa là: khi vào vụ thu hoạch, nếu giá lúa gạo xuống thấp, Chính phủ yêu cầu ngân hàng cầm cố lúa gạo cho nông dân, hay nói khác nông dân được ký gửi lúa gạo ở Ngân hàng và vay tiền của Ngân hàng để có vốn tiếp tục sản xuất. Khi giá thị trường tăng lên, nông dân đến Ngân hàng lấy lúa gạo ký gửi trước đây ra bán và hoàn lại tiền cho Ngân hàng.
Ngoài những biện pháp trên, Chính phủ còn can thiệp vào thị trường, giúp nông dân tiêu thụ lúa gạo thông qua việc đầu năm đứng ra đàm phán ký kết các hợp đồng bán gạo Chính phủ để bán gạo cho nước khác. Tìm các biện pháp hỗ trợ sự liên kết giữa nhà nông với nhà chế biến, kinh doanh. Tìm kiếm thị trường cho xuất khẩu gạo. Thu xếp các cuộc gặp gỡ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất… Không thu thuế xuất khẩu gạo. Không áp dụng chế độ quota xuất khẩu gạo hàng năm. Bộ Thương mại thực hiện việc quy định phẩm cấp từng loại gạo xuất khẩu nhằm giữ uy tín chất lượng hàng hóa và thị trường. Nếu Doanh nghiệp xuất khẩu loại gạo có tiêu chuẩn phẩm cấp khác quy định, theo yêu cầu của khách hàng thì phải xin phép Bộ Thương mại…
Để tạo môi trường pháp lý cho kinh doanh gạo, Thái Lan đã ban hành Luật về buôn bán gạo năm 1946, Luật về điều tra và cấm dự trữ gạo quá mức. Nội dung cơ bản của những Luật này thực hiện quá trình phi tập trung hóa, phi điều tiết hóa và phi kiểm soát hóa; thực hiện cạnh tranh, chống độc quyền và các hình thức đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường. Cho phép thành lập Hiệp hội xuất khẩu lúa gạo giúp đưa ra những chính sách cụ thể về xuất khẩu và hướng dẫn giá xuất khẩu phù hợp với giá thị trường quốc tế. Áp dụng chính sách chống trợ giá, trong đó có chế độ điều tiết thuế ruộng. Thuế này cao hay thấp là tùy thuộc vào tình hình thị trường thế giới. Nếu giá thóc hạ do cung vượt cầu, Chính phủ nâng thuế ruộng lúa để buộc người sản xuất phải tự hạn chế diện tích lúa, chuyển sang trồng cây khác, và rút cuộc đã gạn lọc lại những người và những khu vực sản xuất lúa có hiệu quả và năng suất cao, đủ sức cạnh tranh quốc tế.