QUY MÔ VÀ KHẢ NĂNG CUNG ỨNG GIA TĂNG, THỊ TRƯỜNG MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi (Trang 39 - 40)

MỞ RỘNG

Trong nhiều năm qua và hiện nay, gạo đang là sản phẩm chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam. Có thể đánh giá, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã đạt được kỳ tích, đạt kỷ lục thế giới cả về tốc độ tăng, cả về số năm được mùa. Sản xuất lúa của nước ta phát triển nhờ diện tích tăng lên và năng suất lúa cũng tăng. Đáng chú ý là năng suất lúa của Việt Nam khá cao so với mức bình quân năng suất lúa của thế giới

Cơ cấu mùa vụ có sự chuyển hướng tích cực: giảm diện tích vụ hè thu và vụ mùa do thường chịu ảnh hưởng của bão lũ, năng suất lại bấp bênh, không ổn định, chi phí cao. Tập trung tăng diện tích, đầu tư thâm canh lúa đông xuân do vụ này có nhiều lợi thế về điều kiện thời tiết khí hậu, ánh sáng,

khả năng thâm canh, năng suất cao, chi phí thấp. Kết quả khai hoang mở rộng diện tích ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng mang lại những tác dụng tích cực, làm cho một số tỉnh (Cà Mau, Bạc Liêu) không chỉ tăng về diện tích canh tác mà còn tạo ra khả năng tăng vụ… Nhiều vùng chuyên canh lúa phục vụ xuất khẩu đã được hình thành ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Tiền Giang. Nhiều vùng và nhiều địa phương đã chủ trương tăng diện tích lúa có chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu như: IR64, OM90, OM200, OM270, VN 95-20, OM1490, OM 2031, MTC250, IR62032, Nàng Thơm Chợ Đào, Jasmine… Cùng với việc mở rộng diện tích, nước ta còn đạt được nhiều tiến bộ về thâm canh tăng năng suất. Đặc biệt những năm qua đã đưa nhiều giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất.

Nhờ sản xuất phát triển, vì thế Việt Nam đã vươn lên là một nước sản xuất gạo không những đủ ăn mà còn có gạo xuất khẩu- Hạt gạo Việt Nam sau mấy chục năm vắng bóng, chính thức trở lại thị trường quốc tế với số lượng xuất khẩu lớn, vươn lên đứng hàng thứ 3 rồi thứ 2 trong những nước xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới đã tạo nên sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên và chen lẫn sự thán phục của bạn bè quốc tế.

Ngay từ khi trở lại thị trường quốc tế, gạo Việt Nam đã có mặt ở tất cả các châu lục trên thế giới với tổng số 82 nước. Trong đó châu Á: 29 nước, châu Âu: 17 nước, châu Mỹ: 17 nước, châu Phi 16 nước và châu Đại Dương: 3 nước.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w