Khi nước ta xuất khẩu gạo trở lại vào năm 1989, gạo cấp thấp chiếm đại bộ phận (trên 90%). Cùng với khả năng tăng nhanh diện tích trồng lúa và năng suất lúa bình quân trên một đơn vị diện tích, chất lượng gạo cũng ngày càng được cải thiện. Nhiều vùng đất của Việt Nam có tiềm năng sản xuất các
loại giống gạo thơm, giàu dinh dưỡng phù hợp với yêu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng trên thị trường thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Năm 2013 nước ta đã xuất khẩu được 30.000 tấn gạo thơm với giá cao hơn từ 30-40 USD/tấn so với gạo thường. Chất lương gạo ngày càng có tiến bộ, diện tích lúa gạo đặc sản, có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu được mở rộng trên 1 triệu ha, chủ yếu ở hai vùng trọng điểm: ĐBSCL và ĐBSH. Nhiều địa phương đã khôi phục các giống lúa đặc sản như nếp cái hoa vàng, lúa dự hương, lúa tám thơm để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đáng chú ý là đối với những thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng rất cao nhưng gạo Việt Nam vẫn đáp ứng được. Theo Bộ Thương mại, thị trường Nhật Bản có những quy định kiểm tra bất kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm, số hóa chất phải kiểm tra từ 129 loại đã tăng lên 508 loại, nhưng các Doanh nghiệp Việt Nam xuất gạo vào thị trường Nhật vẫn bảo đảm đủ tiêu chuẩn. 2.3.3. MỘT SỐ LOẠI GẠO ĐÃ CÓ THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG
Ở thị trường trong nước, tuy chưa đăng ký chính thức nhưng những cái tên như: Nanh Chồn, Nàng Hương, Nàng Nhen, Chợ Đào, lúa thơm Bảy Núi, Tám Thơm, Dự hương, Jasmine, OMCS21, ST3, ST5, Khaodokmali 1505… đã trở thành những thương hiệu nổi tiếng đối với người tiêu dùng.
Một số loại gạo được đăng ký, trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới như: Kim Kê, Mê Kông, Golden, Sohafarm… và nhiều loại gạo khác đang được tiếp tục xây dựng thương hiệu ở cả tầm quốc gia và Doanh nghiệp. Nhìn chung gạo Việt Nam đã có uy tín trên thị trường thế giới. 2.3.4. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO THẤP
Do nghề trồng lúa của Việt Nam có những lợi thế về sản xuất, năng xuất, chất lượng, giá nhân công rẻ… nên giá thành sản xuất lúa gạo thấp. Đó là một lợi thế rất lớn trong quá trình cạnh tranh mà Việt Nam đang có được trong nhiều năm qua.
Đối với lúa mùa và lúa đông xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng thì giá thành giao động từ 3.026-4.108đ/kg thóc. Đối với lúa hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long thì giá thành giao động từ 2 900-3.800đ/kg thóc.
Với giá thành lúa như trên, nếu quy ra USD: vụ đông xuân ở đồng bằng sông Hồng: 82 USD/tấn thóc, đồng bằng sông Cửu Long: 59 USD/tấn thóc; lúa hè thu: 81 USD/tấn thóc, lúa mùa: 87,8 USD/tấn thóc. Trong khi đó, giá thành sản xuất lúa của Thái Lan: 165-175 USD/tấn thóc (tỷ giá 25 bath/USD), 120-125 USD/tấn thóc (khi tỷ giá 35 bath/USD).
Với ưu thế giá thành lúa thấp nên giá thành, giá vốn gạo không cao và cũng có ưu thế hơn so với giá thành gạo của nhiều nước.