ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU PH

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi (Trang 42 - 45)

TRƯỜNG CHÂU PHI

Theo sự phân tích về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước ở thị trường Châu Phi thì mặt hàng gạo ở thị trường Châu Phi và công tác xuất khẩu của chúng ta có số ưu điểm và hạn chế sau:

2.4.1. THUẬN LỢI

• Hàng của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu, khả năng thanh toán của người tiêu dùng ở thị trường nơi đây. Đặc biệt là hàng lương thực, thực phẩm (chủ yếu là gạo) phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Châu Phi và với giá mềm hơn so với hàng cùng loại của Thái Lan và một số nước khác. Người dân Châu Phi có thu nhập thấp, các điều kiện về sinh thực phẩm, mẫu mã, chủng loại, chất lượng không

quá khắt khe. Điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu sức ép cạnh tranh về chất lượng của các doanh nghiệp tại các nước Châu Phi.

• Từ đầu năm 2013, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 500.000 tấn gạo vào một số thị trường lớn của châu Phi như Bờ Biển Ngà, Ghana và Senegal...Trong điều kiện xuất khẩu gạo hiện nay, thì việc mở rộng thêm thị trường châu Phi là một hướng đi mới tích cực. Bởi, nhìn chung các nước khu vực châu Á từng nhập khẩu gạo VN cho thấy, từ năm 2013 chính sách thu mua lúa với giá cao ở Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Philippines đã khuyến khích nông dân các nước này thâm canh mở rộng diện tích trồng lúa, dẫn đến việc tiêu thụ gạo nhập khẩu giảm. Bởi vậy việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường mới như châu Phi là một biện pháp tốt, về lâu dài đây là thị trường có tiềm năng tiêu thụ.

• Sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt Nam tại Châu Phi có thể đóng vai trog là cầu nối giúp các doanh nghiệp quảng vá sản phẩm đến người tiêu dùng Châu Phi. Hiện nay, có khoảng 3500 người Việt đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia Châu Phi và tập trung ở một số nước như Ai Cập, Angola,… Đây là thuận lợi mà không phải quốc gia nào cũng có được. Những ngừoi Việt tại đây họ có thể hiểu biết về văn hóa thị trường, các hình thức buôn bán và kinh doanh, có mối quan hệ rộng do đó khả năng thâm nhập thị trường là cao hơn.

2.4.2. KHÓ KHĂN

Khó khăn về địa lý: Do khoảng cách địa lý khá xa nhau dẫn tới chi phí cho bảo hiểm và vận chuyển khá cao. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm của Việt Nam trên thị trường này. Trong điều kiện kinh tế, tài chính của Châu Phi còn khó khăn, do đó cạnh tranh về giá là

yếu tố cạnh tranh chủ đạo, điều này là một bất lợi đối với mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam ở thị trường Châu Phi.

Khó khăn về khâu thanh toán: Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ điều kiện về tài chính để thanh toán trả chậm. Trong khi đó các doanh nghiệp Châu Phi lại bị hạn chế về khả năng thanh toán nên việc thanh toán ngay là hầu như không thể. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Việt Nam và các nước châu Phi chưa có những thỏa thuận hợp tác về ngân hàng dẫn tới việc doanh nghiệp làm thủ tục mở L/C phức tạp, thời gian chuyển tiền kéo dài, chi phí ngân hàng trung gian cao.

Khó khăn về hình thức xuất khẩu qua trung gian : Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu gạo Việt Nam và Châu Phi chưa có cơ hội làm việc trực tiếp với nhau, gạo VN xuất sang châu Phi chủ yếu qua các tổ chức trung gian. Việc giao dịch mua bán qua khâu trung gian nên giá gạo Việt Nam xuất khẩu vào thi trường này bị đẩy lên rất cao, trong khi giá gạo cùng chủng loại của VN đang XK thấp hơn nhiều. Ngoài chuyện XK qua trung gian, công tác quảng bá sản hẩm gạo VN tại thị trường này hiện cũng chưa được quan tâm. Thậm chí người dân châu Phi ăn gạo VN mà cũng không biết đó là sản phẩm gạo VN. Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin về các đố tác rất khó khăn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phải xuất khẩu qua một khâu trung gian.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w