GIẢI PHÁP GIÚP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi (Trang 46 - 47)

Xác định châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo quan trọng nên Bộ Công Thương đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vào khu vực này. Trong đó, nổi bật là công tác thông tin thị trường, nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội nghị chuyên đề xuất khẩu gạo sang châu Phi, cuộc gặp bên mua/bên bán về gạo giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam với các nhà nhập khẩu gạo khu vực Tây và Trung Phi...

Bộ Công Thương cũng đã tổ chức nhiều đoàn xúc tiến thương mại gạo tại các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Nam Phi, Ghana, Benin, Tanzania, Angieri, Angola, Mozambique, Cameroun...

Nhằm xúc tiến các hợp đồng trực tiếp, Bộ Công Thương đã gửi công hàm đến Đại sứ quán một số nước châu Phi nhập khẩu nhiều gạo đề nghị Bộ Công Thương hai bên xem xét ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo với Việt Nam. Kết quả là tháng 6/2011, Bộ trưởng Bộ Công Thương Sierra Leone đã dẫn đầu đoàn vào Việt Nam ký MOU về gạo. Cameroon, Kenya rất quan tâm tới hình thức này và đang xúc tiến để ký MOU về gạo với Việt Nam. Việc ký Biên bản ghi nhớ về thương mại gạo sẽ tạo khung pháp lý giúp doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp gạo sang thị trường châu Phi mà không phải cạnh tranh với các đối thủ.

Tháng 3/2013, đoàn Bộ trưởng Thương mại Guinea đã vào Việt Nam ký MOU về gạo theo đó Việt Nam cung cấp cho Guinea gần 1 triệu tấn gạo, thời gian từ 2013 đến 2015.Tháng 8/2013, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Đại sứ Liên bang Comoros đã ký MOU về thương mại gạo, theo đó mỗi năm Việt Nam sẽ cung cấp cho Comoros 60.000 tấn gạo, thời hạn từ tháng 8/2013 đến hết tháng 12 năm 2015.Hiện Việt Nam và Cộng

hòa Congo đang trao đổi về khả năng ký kết Bản ghi nhớ về thương mại gạo giữa hai nước vào tháng 6/2014.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi (Trang 46 - 47)