SỐ LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO QUA CÁC NĂM Trong những năm gần đây châu Phi đã trở thành một trong những thị

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi (Trang 33 - 39)

Trong những năm gần đây châu Phi đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam, chiếm bình quân 15-20% tổng sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm của Việt Nam, đứng thứ ba sau hai thị trường xuất khẩu gạo của chính Việt Nam là Châu Á và Trung Đông.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc, mức tiêu thụ gạo của châu Phi vào khoảng 24 – 24,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2011 – 2013 và mức tiêu

thụ bình quân đầu người là 22,1 kg/năm. Với số dân hơn 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng lớn bởi sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với kê và các loại ngũ cốc truyền thống khác, cũng như do tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng tại các quốc gia thuộc khu vực này.

Mặt khác, giá gạo không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi, vì vậy, gạo trở thành thức ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Lúa chiếm 10% diện tích canh tác các loại ngũ cốc và đóng góp 15% sản lượng lương thực của châu Phi. Tuy nhiên, do sản xuất không đáp ứng được nhu cầu nên từ năm 2009 đến nay, châu Phi phải nhập khẩu từ 8 – 10 triệu tấn gạo với tổng trị giá từ 3,5 – 5 tỷ USD, trong đó chủ yếu là loại gạo 25% tấm. Các quốc gia châu Phi nhập khẩu gạo nhiều nhất là: Nigeria, Senegal, Bờ Biển Ngà, Nam Phi, Ghana, Tanzania, Algeria, Cameroon, Guinea... Ngoại trừ hai nước nhập khẩu gạo đồ chất lượng cao là Nam Phi và Nigeria, các quốc gia khác trong khu vực chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm có phẩm cấp và giá hành vừa phải. Riêng thị trường Nigeria đã chiếm khoảng 30% tổng lượng gạo nhập khẩu vào châu Phi, tiếp đến là Nam Phi, Bờ Biển Ngà, Senegal, Ghana....

Tình hình xuất khẩu gạo sang Châu Phi năm 2011

Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu ra thế giới 7,35 triệu tấn gạo mang về khoảng 3,5 tỉ USD trong đó xuất khẩu gạo sang châu Phi đạt kim ngạch 745,4 triệu USD chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu các loại hàng hóa của Việt Nam sang châu Phi và bằng 21% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới.

Năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 32 nước châu Phi, giảm 1 thị trường so với năm 2010 nhưng kim ngạch lại đạt 745,4 triệu USD, tăng 33%. Có 25 thị trường kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,5 triệu USD trở lên trong đó lớn nhất là Senegal, Bờ Biển Ngà, Guinea, Ghana, Cameroun, Kenya...

Bảng 2.1 :10 thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất tại châu Phi năm 2011

Tên thị trường Kim ngạch (USD)

1. Senegal 169.728.907

2. Côte d’Ivoire (Ivory Coast) 138.811.439

3. Guinea 78.078.861 4. Ghana 77.029.790 5. Cameroon 42.893.772 6. Kenya 37.544.270 7. Angola 27.472.601 8. Sierra Leone 24.174.201 9. Mozambique 22.054.121 10. Liberia 22.019.23

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2012

9 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng gạo sang 29 quốc gia châu Phi giảm 2 thị trường so với cùng kỳ năm 2011 với tổng kim ngạch đạt 680,14 triệu USD, giảm 5%. 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire), Ghana, Senegal, Angola, Cameroon, Algeria, Kenya, Mozambique, Tanzania và Guinea.

Trong 3 quý đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà 464.855 tấn gạo, đạt 196,40 triệu USD tăng 66% về lượng và tăng 49% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái; sang Ghana đạt 262.578 tấn (+100%) với trị giá 124,76 triệu USD (+73%); sang Senegal đạt 178.096 tấn (-56%), trị giá 64 triệu USD (-62%); sang Angola 96.502 tấn (+73%) đạt 42,94 triệu USD (+61%); sang Algeria 64.268 tấn (+57%), đạt 29,45 triệu USD (+60%)...

Bảng 2.2 : Các nước châu Phi nhập khẩu gạo Việt Nam 9 tháng đầu năm 2012

Tên thị trường Kim ngạch (USD)

Ghana 124.767.825 Senegal 64.069.362 Angola 42.945.793 Cameroon 30.653.702 Algeria 29.459.634 Kenya 28.780.597 Mozambique 25.866.813

Tanzania (United Rep.) 24.429.610

Guinea 22.806.516 Nigeria 16.913.468 South Africa 15.684.350 Liberia 11.462.920 Gabon 7.777.486 Mauritania 7.652.075 Congo 6.558.386 Mali 5.080.600 Togo 3.636.894 Guinea-Bissau 3.357.932 Sierra Leone 2.557.703 Benin 2.419.584 Sudan 2.417.650 Niger 2.371.575 Zimbabwe 1.014.500 Gambia 465.000 Uganda 341.000 Zambia 150.450 Equatorial Guinea 69.544 Madagascar 30.500 Tổng 680.142.960

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Tình hình xuất khẩu gạo sang Châu Phi năm 2013

Hiện nay, châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, với nhu cầu khoảng trên 9 triệu tấn gạo/năm. Trong đó, lượng gạo nhập khẩu vào khoảng 6,5 triệu tấn/năm. Những quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này hiện nay là Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Myanmar và Việt Nam.

Riêng Việt Nam, năm 2012 đã xuất khẩu sang các nước châu Phi trên 1,2 triệu tấn gạo. Gạo Việt Nam hiện có mặt tại 30/55 nước châu Phi. Những tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang sang một số thị trường lớn ở Châu Phi như Bờ Biển Ngà, Ghana và Senegal gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ Ấn Độ và Thái Lan (chủ yếu là gạo tồn kho) song trong tháng 5/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng đáng kể. Tính 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi chiếm 23,74% tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam, tăng mạnh về lượng so với cùng kỳ năm trước, một số thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh như Ăngôla đạt 83,6 nghìn tấn, tăng 186%, Cameroon đạt 68,8 nghìn tấn, tăng 122%, Mozambique đạt 34,4 nghìn tấn, tăng 31,4%, Tôgô đạt 15,3 nghìn tấn, tăng gấp gần 7 lần.... Lượng gạo dự trữ của châu Phi mua từ năm ngoái đã giảm nên các nước trong khu vực này bắt đầu tăng cường nhập khẩu gạo, nhất là để phục vụ cho tháng Ramadan bắt đầu từ cuối tháng 7.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng gạo sang 35 trên tổng số 55 nước châu Phi với tổng kim ngạch đạt 775,02 triệu USD, tăng 2% so với năm 2012. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta tại khu vực này, chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi và chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới.

Tình hình xuất khẩu gạo sang Châu Phi 3 tháng đầu năm 2014

Trong quý I 2014, xuất khẩu gạo sang châu Phi gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ từ Thái Lan, Ấn Độ.

khăn so với cùng kỳ năm 2013 do sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ của Thái Lan, Ấn Độ.

Trong quý I, Thái Lan đã xuất khẩu sang châu Phi hơn 1 triệu tấn gạo với giá thấp hơn gạo Việt từ 5 đến 10 USD/tấn. Trong khi đó gạo của Ấn Độ và Pakistan tiếp tục có được những lợi thế về cước phí vận tải thấp hơn gạo Việt Nam nên giá rẻ hơn từ 30 đến 40 USD/tấn.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gạo sang châu Phi đã giảm ,chỉ còn chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta ra thế giới.

Bảng 2.3 : Kết quả xuất khẩu gạo sang Châu Phi qua các năm

Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Chiếm số % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt

Nam

2011 745.4 21

2012 759.82 24

2013 777.02 26

Quý I-2014 85,19 7

Nguồn : Tổng cục Hải quan 2.2.2. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG

Hiện nay, trong số các quốc gia Châu Phi có các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là : Cộng Hòa Nam Phi, Ai Cập, Angola, Angieri, Xenegan, Tandania, Nigienia, Ghana, Kenia, Gabong và Bờ Biển Ngà.

Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi năm 2013, thì Bờ Biển Ngà chiếm kim ngạch lớn nhất (228,45 triệu USD), Ghana (182,8 triệu USD), Cameroon (60,86 triệu USD), Angola (48,72 triệu USD), Algeria(39,93 triệu USD), Mozambique (29,78 triệu USD), Madagascar (27,18 triệu USD), Guinea (17,62 triệu USD), Senegal (17,43 triệu USD), Gabon (16,6 triệu USD), Tanzania (16,10 triệu USD), Bê-nanh (15,61 triệu USD), Togo (15,40 triệu USD), Nam Phi (14,39 triệu USD), Kenya (12,97 triệu USD)...

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w