Bài toán tính lực khí động xét đến hiệu ứng đàn hồ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ cơ học tính toán số lực khí động cánh 3d xét đến hiệu ứng đàn hồi (Trang 26 - 27)

Luận án ở đây nhấn mạnh phần nghiên cứu chính là tính toán lực khí động trên cơ sở triển khai một phương pháp số và một quy trình thực nghiệm xác định áp lực khí động trên cánh 3D nhằm kiểm chứng độ chính xác của chương trình.

Các nghiên cứu về đàn hồi – khí động hiện nay thường tập trung vào bài toán đàn hồi. Tham biến ngoại lực tác dụng lên cánh thường được áp đặt biết trước, hoặc được xác định bằng một phương pháp tính toán khí động đơn giản (không xét đến các hiệu ứng phi tuyến rất mạnh gây nên bởi ảnh hưởng của hình dạng khí động 3D).

Luận án [66] (USA, 2004) thực hiện phân tích cấu trúc cánh với mô hình cánh rỗng có các dầm sườn, với lực tác động lên cánh là lực tập trung và ngẫu lực. Tác giả giải phương trình dao động bằng phương pháp phần tử hữu hạn, kết hợp với sử dụng phần mềm MSC/NASTRAN (của NASA) để kiểm chứng tính toán với các so sánh chuyển vị mép vào và mép ra của cánh.

Luận án [74] (Italy, 2011) thực hiện phân tích cấu trúc cánh rỗng với lực khí động được xác định theo mô hình mặt nâng (không xét chiều dày cánh) sử dụng các kì dị xoáy. Với vật liệu cánh là composite nhiều lớp, công trình đã thực hiện giải phương trình dao động bằng phương pháp phần tử hữu hạn và so sánh với kết quả thực nghiệm của của các tác giả khác đã công bố.

Luận án [70] (UK, 2011) thực hiện phân tích cấu trúc cánh có vật liệu composite với mép vào có thể thay đổi góc xoay. Tải khí động được áp đặt theo nghiệm 2D hiệu chỉnh đối với cánh có sải hữu hạn theo quy luật ellip. Lực khí động này được phân bố trên đường ¼ của cánh (trục khí động). Công trình nghiên cứu sự phá hủy tĩnh do nhăn (buckling) vật liệu bằng giải phương trình cân bằng kết hợp với phần mềm MSC và PATRAN/NASTRAN.

Trong nước cũng có một số luận án nghiên cứu liên quan đến đàn hồi khí động như công trình [23] và [15].

Luận án [23] (1996) xây dựng mô hình xác định đặc tính khí động của cánh mềm (xà, xương dọc, vải, dây cốt). Lực khí động tác dụng lên cánh được xác định bằng phương pháp

8

xoáy rời rạc tuyến tính (mô hình mặt nâng không xét độ dày cánh). Bài toán đàn hồi thực hiện giải phương trình cân bằng đối với dầm (xà chính) một đầu ngàm và một đầu tự do dưới tác động của lực tập trung (quy tương đương từ lực khí động). Hiệu ứng vặn cánh thông qua dây cốt truyền đến xà chính được đưa vào tính lại lực khí động và biến dạng của xà.

Luận án [15] (2008) thực hiện nghiên cứu hiện tượng flutter đối với mô hình cánh dạng tấm có dầm gia cường. Lực khí động tác dụng lên cánh được xác định bằng phương pháp xoáy rời rạc tuyến tính (mô hình mặt nâng không xét độ dày cánh). Bài toán đàn hồi thực hiện giải phương trình dao động không lực cản. Công trình có thực hiện thí nghiệm xác định chuyển vị tĩnh của cánh.

Khác với các luận án nói trên, luận án ở đây thực hiện tính toán lực khí động trên cánh 3D có xét đến chiều dày cánh. Bài toán đàn hồi thực hiện giải phương trình vi phân cân bằng theo mô hình 3D đối với cánh rỗng có các dầm, sườn bên trong. Tính toán liên kết khí động đàn hồi được thực hiện theo hai mô hình: mô hình 3D (khí động cánh 3D và kết cấu cánh 3D) và mô hình số bán giải tích cổ điển (khí động 2D và kết cấu cánh chỉ xét các dầm). Chương trình tính biến dạng đàn hồi được kiểm chứng bằng so sánh với các kết quả đã công bố. Chương trình tính khí động cánh 3D được kiểm chứng bằng thực nghiệm đo áp suất phân bố trên cánh 3D.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ cơ học tính toán số lực khí động cánh 3d xét đến hiệu ứng đàn hồi (Trang 26 - 27)