8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Do vậy, các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất, thường xuyên; sáng tạo, linh hoạt trong từng thời điểm cụ thể với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, GV nhà trường.
Như vậy, việc quản lí dạy học 2 buổi/ngày có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên việc quản lí dạy học 2 buổi/ngày đòi hỏi giáo viên cũng như cán bộ quản lý trường tiểu học phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mình để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm của từng trường, đáp ứng nhu cầu của các em học sinh và các bậc phụ huynh.
3.4. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp QL HĐDH 2 buổi/ ngày ở các trƣờng TH huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
3.4.1. Phương pháp khảo nghiệm
Từ việc đề xuất các biện pháp QL HĐDH 2 buổi/ngày ở các trường TH của huyện Tiên Du, chúng tôi đã thực hiện:
- Thăm dò ý kiến bằng phiếu của 64 tổ trưởng chuyên môn, 34 đồng chí CBQL của 16 trường TH trong toàn huyện, trưng cầu ý kiến của 11 đồng chí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(gồm lãnh đạo, chuyên viên PGD&ĐT huyện Tiên Du) về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp của hiệu trưởng đối với QL HĐDH 2 buổi/ngày ở các trường TH, tổng số 109 phiếu với 6 biện pháp trên với các mức độ:
+ Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết + Rất khả thi, khả thi, không khả thi
- Qua phỏng vấn chuyên gia: Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách TH SGD&ĐT, các thày cô giáo có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh.
3.4.2. Kết quả thăm dò
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp QL HĐDH 2buổi/ngày ở các trƣờng TH huyện Tiên Du
STT Tên biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi
1 Kế hoạch hoá công tác quản lý
HĐDH 2 buổi/ngày. 80/109 73.4 29/109 26.6 0 92/109 84.4 17/109 15.6 0 2
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực CM và NVSP cho GV, đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. 93/109 85.3 16/109 14.7 0 82/109 75.2 27/109 24.8 0 3 Đổi mới cách thức tổ chức tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. 95/109 87.2 14/109 12.8 0 90/109 82.6 19/109 17.4 0 4
Tích cực đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào QTDH 2buổi/ngày ở các trường TH 60/109 55.0 49/109 45 0 75/109 68.8 34/109 31.2 0
5 Tăng cường các điều kiện và sử
dụng hiệu quả CSVC, thiết bị,
93/109 85.3 16/109 14.7 0 98/109 89.9 11/109 10.1 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn STT Tên biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi
phương tiện dạy học.
6 Tích cực kiểm tra đánh giá việc
thực hiện dạy học 2 buổi/ngày
85/109 77.9 24/109 22.1 0 89/109 81.7 20/109 18.3 0
Qua kết quả khảo sát trình bày trong bảng 3.1 cho thấy 100% số ý kiến của CBQL từ PGD&ĐT đến các trường TH đều khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này thì hiệu quả QL HĐDH 2buổi/ngày ở các trường TH huyện Tiên Du được nâng cao.
Về tính cần thiết của các biện pháp: Các khách thể được hỏi cho rằng các biện pháp 3,2,5,6,1 là có tính cần thiết cao; xếp cuối cùng là biện pháp 4 chỉ đạt được đánh giá rất cần thiết là 55%.
Về tính khả thi của biện pháp: Các biện pháp 5,1,3,6,2 được đánh giá cao (từ 75.2% đến 89.9%). Biện pháp 4, tính khả thi chỉ được đánh giá là 68.8%.
Các biện pháp được đề xuất trong đề tài là kết quả nghiên cứu và thăm dò ý kiến của các chuyên gia, CBQL GD từ cấp Sở đến cấp trường; là kết quả nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn công tác QL, chỉ đạo của hiệu trưởng đối với các trường TH trên địa bàn huyện Tiên Du trong những năm học vừa qua. Bởi vậy những biện pháp mà chúng tôi đã nêu đều có tính thực tế cao và chắc chắn khả thi. Để nâng cao hiệu quả QL HĐDH 2buổi/ngày của ở các trường TH cần phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ và có hệ thống trong công tác QL, tuỳ từng điều kiện thực tế mà quan tâm nhấn mạnh đến biện pháp này hay biện pháp khác một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu QL.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp QL HĐDH 2buổi/ngày ở các trường TH huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.1. Về lý luận
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận QL, QLGD, QL trường TH, HDDH, QL HĐDH 2buổi/ngày, hệ thống các quan điểm làm sáng tỏ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển GDTH cũng như chiến lược phát triển GD của nước ta nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng từ nay đến năm 2020 và thực tế QL HĐDH 2buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đầu tư cho chiến lược con người là đầu tư cho sự phát triển. GD là con đường cơ bản để thực hiện:“chiến lược con người”. Với sứ mệnh đó đã thực sự đặt ra cho GD những thời cơ cũng như những thách thức mới, do vậy việc tăng cường, đổi mới công tác QLGD, QL nhà trường, QL HĐDH 2buổi/ngày là những nội dung cấp thiết. Qua việc nghiên cứu lý luận nói trên đã thực sự định hướng và tạo nên cơ sở để tác giả nghiên cứu thực trạng từ đó có cơ sở để đề xuất một số biện pháp QL HĐDH 2buổi/ngày hiệu trưởng các trường TH huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hệ thống biện pháp này cũng là cơ sở để hiệu trưởng đề ra các biện pháp QL của hiệu trưởng đối với việc QL HĐDH 2buổi/ngày ở trường TH huyện Tiên Du nói riêng và các trường TH nói chung.
1.2. Về thực tiễn
Thông qua các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã đánh giá một cách khái quát tình hình KT-XH, thực trạng về chất lượng DH, thực trạng đội ngũ GV, CBQL, điều kiện, phương tiện phục vụ cho HĐDH ở các trường TH. Qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kết quả điều tra, có thể khẳng định các biện pháp QL HĐDH 2buổi/ngày đối với các trường TH của hiệu trưởng đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn những tồn tại dẫn đến chất lượng GD toàn diện chưa cao.
Từ những cơ sơ lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp QL HĐDH 2buổi/ngày ở các trường TH huyện Tiên Du:
Biện pháp 1: Kế hoạch hoá công tác QL HĐDH 2buổi/ngày.
Biện pháp 2: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV, đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày.
Biện pháp 3: Đổi mới cách thức tổ chức tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Biện pháp 4: Tích cực đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT trong QTDH 2buổi/ngày ở trường TH.
Biện pháp5: Tăng cường các điều kiện và sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị, phương tiện DH.
Biện pháp 6: Tích cực kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.
Những biện pháp được đề xuất trong luận văn là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc. Những kết quả điều tra, khảo sát trưng cầu ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, của các cán bộ, chuyên viên SGD&ĐT Bắc Ninh và PGD&ĐT huyện Tiên Du, của các CBQL và GV các trường TH trên địa bàn huyện Tiên Du. Mặc dù, các biện pháp đã đề xuất không hoàn toàn mới mẻ, song đó là kết quả nghiên cứu nghiêm túc cùng với các phương pháp nghiên cứu của tác giả nhằm nâng cao chất lượng HĐDH, nâng cao chất lượng GD toàn diện ở huyện Tiên Du. Kết quả thăm dò đã xác nhận tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp pháp này. Đồng thời cũng cho thấy nội dung của luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. Khuyến nghị
Để thực hiện áp dụng các biện pháp QL HDDH 2 buổi/ngày đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng GD, chúng tôi xin trình bày những kiến nghị như sau:
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
- Tích cực tham mưu và thực hiện đồng bộ việc phân cấp QL về GD theo hướng tăng quyền chủ động trong việc đề bạt, bổ nhiệm CBQL trường học cho PGD&ĐT, SGD&ĐT; phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện hiệu quả chế độ chính sách, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm có sự QL của nhà nước.
- Tham mưu với Chính phủ tăng tỷ lệ ngân sách cho GD&ĐT nói chung và GDTH nói riêng, để tăng cường CSVC, TBDH và nhất là tăng kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tăng thu nhập cho GV để tạo động lực làm việc cho CBQL, GV.
- Thay đổi mô hình dạy học 2 buổi/ngày, chú trọng nội dung DH môn GD thể chất như bơi, bóng đá... và môn học năng khiếu cho HS phát triển toàn diện.
- Đào tạo GV chuyên sâu DH buổi thứ hai của lớp 2 buổi/ngày.
2.2. Đối với Sở GD&ĐT Bắc Ninh
- Đầu tư kinh phí mua sắm đồ dùng trang TBDH một cách đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo chất lượng, tạo điều kiện cho các trường TH đổi mới nội dung, PPDH và GD một cách toàn diện cho HS.
- Tham mưu với UBND tỉnh để tỉnh có chính sách khuyến khích động viên CBQL tham gia học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
2.3. Đối với Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Tiên Du
- Đầu tư CSVC trường TH, tạo điều kiện DH buổi thứ hai theo mô hình mới có đủ sân thể chất, bể bơi, phòng học đa năng.
- Biên chế đủ số lượng GV dạy các môn chuyên trách. - Tuyển chọn GV dạy học có chất lượng tốt hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tăng mức thu tiền dạy buổi thứ hai phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội để đảm bảo lương cho GV dạy buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày đối với trường chưa có đủ 1,5 GV/ lớp.
- Có biện pháp tích cực huy động toàn dân tham gia hỗ trợ hoạt động GD, đặc biệt các doanh nghiệp trong tỉnh.
2.4. Đối với PGD&ĐT huyện Tiên Du
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác QL của PGD&ĐT cũng như ở trường và trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở TH (thành lập trang web, trao đổi và báo cáo qua mạng Internet...).
- Chỉ đạo đồng bộ các biện pháp nâng cao hiệu quả QL, nâng cao chất lượng DH 2 buổi/ngày và chất lượng GD.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đúng thực chất năng lực đội ngũ GV, CBQL ở tất cả các trường, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, kịp thời. Thực hiện chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL đúng quy định.
- Tiếp tục tham mưu với các cấp QLGD về tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách, trang thiết bị, phương tiện DH.
- Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL, GV gắn với quy hoạch phát triển GDTH của huyện. Chỉ đạo các trường phát hiện, giới thiệu cho Phòng những GV có phẩm chất đạo đức, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, năng lực và điều kiện làm công tác QL để Phòng có kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng dự nguồn kế cận. Đặc biệt quan tâm giới thiệu và mạnh dạn đề bạt những CBQL trẻ.
2.5. Đối với các trường tiểu học trong huyện
- Tiếp tục đổi mới nhận thức về yêu cầu nhiệm vụ của GDTH, xây dựng kế hoạch DH gắn liền với mục tiêu KT-XH của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tăng cường QL HĐDH 2buổi/ngày, thanh tra, kiểm tra đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp để QL việc tự học, tự bồi dưỡng và thực hiện bồi dưỡng GV.
- Tăng cường mua sắm CSVC, TBDH, đẩy mạnh hoạt động thư viện, sử dụng đúng quy định và phát huy tối đa hiệu quả của ĐDDH.
- Tiếp tục chỉ đạo xây dựng THTT, HSTC; tạo dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện nằm phát huy tốt đa khả năng, năng lực và sáng tạo đối với GV, HS.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợi để GV tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tích cực đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
- Bồi dưỡng công tác QLGD, vận dụng tư duy đổi mới QL vào nhà trường. - Nghiên cứu nắm vững văn bản pháp luật để quản lý có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 40- CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Hà Nội, 2004.
2. Đặng Quốc Bảo; Quản lý giáo dục một số khái niệm và luận đề; Trường CBQLGD&ĐT, Hà Nội, 1995.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chỉ thị số 29/ 2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2010;
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ trường tiểu học; Hà Nội, 2010.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo; NXB giáo dục; Hà Nội, 2008
6. Bộ giáo dục và Đào tạo; Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; Hà Nội, 2007.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ; Thông tư số 35/2008/TTLT-BGD&ĐT- BNV; Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của SGD&ĐT; Hà nội, 2008.
8. B.P. Êxipôp; Những cơ sở của lý luận dạy học; Viện khoa học giáo dục Việt Nam; 1971.
9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Đại cương về quản lý; Tập bài giảng cho lớp đào tạo thạc sỹ QLGD; Hà Nội, 1996.
10. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 202/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ). 11. Đoàn Minh Duệ-Trần Hữu Cát; Đại cương khoa học quản lý; NXB Nghệ
An, 2008.
12. Nguyễn Bá Dương (năm 1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13. Đảng CSVN; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII; NXB Chính trị Quốc gia; Hà Nội, 1996
14. Đảng CSVN; Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương khoá VIII;