8. Cấu trúc của luận văn
1.2.6. Quản lý hoạt động dạy học 2buổi/ngày
Quản lý HĐDH 2 buổi/ngày cũng gần giống quản lý HĐDH 1 buổi/ngày, nhưng phạm vi quản lý rộng hơn vì thời gian học sinh ở trường tăng lên gấp đôi. Về lĩnh vực chuyên môn thì các môn học cũng tăng lên vì học sinh ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường cả ngày nên việc quản lý chuyên môn phải lưu ý về cách sắp xếp chương trình, thời khóa biểu, thời gian biểu cho hợp lý. Quản lý tốt việc nâng cao chất lượng dạy và học cho giáo viên và học sinh, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, quản lý và đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học hiện đại. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoài trời, các câu lạc bộ năng khiếu…nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường. Quản lý việc thu, chi, kinh phí cho công tác nuôi, dạy, cách tổ chức, thực hiện công tác bán trú, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, sức khỏe cho học sinh. Ngoài ra cần chú trọng quản lý cơ sở vật chất trường lớp, các phòng chức năng, sân chơi, cảnh quan nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh làm việc và học tập 2 buổi/ngày ở trường.
1.3. Cơ sở lí luận của việc quản lí hoạt động dạy học 2 buổi/ngày
1.3.1. Vị trí của trường tiểu học
Điều 26, mục 2, chương 2, Luật Giáo dục 2005 đã khẳng định: “Giáo dục Tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào lớp 1 là 6 tuổi.”
Điều 2, chương 1, Điều lệ trường Tiểu học đã quy định: “Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.”
Tiểu học là cấp học đầu tiên của bậc học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học dành cho 100% trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi . Cấp TH tạo ra cơ sở ban đầu bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên cấp trên, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách. Đặc điểm này đòi hỏi sự chuẩn xác với tính khoa học cao, tính nhân văn ở một nền giáo dục nhà trường, ở mỗi giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Vì vậy có thể khẳng định rằng: Muốn có một hệ thống giáo dục quốc dân lành mạnh, chất lượng cần có một cấp học TH vững chắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.2. Mục tiêu của trường tiểu học
Điều 27, mục 2, chương 2 của Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ về mục tiêu giáo dục tiểu học là: “Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.”
Trong giai đoạn hiện nay, GDTH cần đạt một số mục tiêu cụ thể : Nâng cao chất lượng PCGD và PCGD tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc TH bằng các biện pháp:
- Thực hiện dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới, dạy đủ các môn học bắt buộc và tự chọn, dạy học bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng môn học có gắn với đặc thù vùng miền, tăng cường giáo dục thể chất và kĩ năng sống nhằm phát triển toàn diện cho HS đáp ứng nhu cầu phát triển XH.
- Tổ chức, quản lý tốt và nâng cao chất lượng HS học 2 buổi/ngày
- Xây dựng và đánh giá trường TH theo chuẩn quốc gia tiến đến ở mức độ 2, xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục HS về các mặt: đức, trí, thể, mỹ, môi trường và các kỹ năng cơ bản.
Với mục tiêu trên, nội dung GDTH thể hiện ở điều 28, Luật Giáo dục 2005: “Phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa,âm nhạc, mỹ thuật”.
Để đạt được mục tiêu GDTH, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nhấn mạnh về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và chỉ ra những định hướng “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành một nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện về thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.” [14, tr.12]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dạy cho học sinh tích cực tự học, rèn kĩ năng sống, bảo vệ môi trường là yêu cầu chức năng, nhiệm vụ mới của giáo viên trong thời kì hiện nay, đó chính là quan điểm phát huy nội lực của HS, kết hợp sự giúp đỡ bên ngoài, đặc biệt là sự hướng dẫn định hướng của thầy cô giáo. Trong quản lý và giảng dạy, giáo viên cần chú ý xây dựng kỉ cương, nề nếp DH, thực hiện chức năng hành chính đưa các hoạt động vào kỉ cương bằng hệ thống nội quy, quy định chặt chẽ. Xây dựng ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự cộng tác và giúp đỡ học hỏi lẫn nhau trong quá trình DH, tạo ra trạng thái tinh thần lành mạnh, bầu không khí sư phạm thân ái, đoàn kết làm nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu GD, nâng cao chất lượng DH. Đồng thời có những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời và định mức với những cống hiến và thành tích của cán bộ giáo viên, học sinh, tạo điều kiện để cho cán bộ, giáo viên lao động cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần.
1.3.3. Nhiệm vụ của trường tiểu học
Điều 3, chương 1, Điều lệ trường TH ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT - BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT đã quy định nhiệm vụ của trường TH như sau:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
6. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
1.3.4. Vai trò của dạy học 2 buổi/ngày đối với giáo dục HSTH
Dạy học lớp 2 buổi/ngày được hiểu là hình thức tổ chức cho HS được giáo dục và học tập trong nhà trường cả buổi sáng và buổi chiều, tạo điều kiện giáo dục toàn diện, bảo đảm sự hài hoà cân đối giữa học tập có chất lượng ngay trên lớp với các hoạt động vui chơi lành mạnh. Dạy học 2 buổi/ngày không phải là dạy thêm mà giãn thời gian học tập ở buổi thứ nhất để bớt căng thẳng cho HS và bổ sung các môn học nhằm phát triển về trí tuệ, thể chất, năng khiếu cho HS.
Khi tổ chức học lớp 2 buổi/ngày, có bộ phận HS ăn, nghỉ trưa tại trường (HS bán trú) và một bộ phận HS không ở lại trường vào buổi trưa (không bán trú). Trong tổ chức dạy học lớp 2 buổi/ ngày sẽ bao gồm cả việc tổ chức quản lý HS bán trú.
Việc tổ chức học lớp 2 buổi/ngày kể cả bán trú hay không bán trú, đều mang lại lợi ích xã hội, thoả mãn nhu cầu của một bộ phận CMHS muốn gửi con ở trường cả ngày để yên tâm công tác. Đồng thời dạy học 2 buổi/ngày còn tạo môi trường sư phạm tích cực. Đó là: tăng không gian giao tiếp giữa HS với HS, giữa GV với GV, phù hợp với mô hình trường học thân thiện, HS tích cực. Tham gia học lớp 2 buổi/ngày, ngoài việc học các môn văn hoá, các em có điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kiện tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khoá, vui chơi, rèn luyện về âm nhạc, thể dục, mĩ thuật…Các em được học các môn tự chọn như tin học, ngoại ngữ, hiểu biết thêm kiến thức thực tế, rèn kĩ năng sống.
Ngoài ra, việc tổ chức dạy học lớp 2 buổi khắc phục tình trạng quá tải ở TH: Nội dung tổng thể chương trình TH được giữ nguyên, trong khi thời lượng được giãn ra sẽ không gây sức ép cho HS.
Trong giai đoạn phát triển của đất nước ta hiện nay, TH có vai trò quan trọng và là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đa số phụ huynh học sinh đều có nhu cầu gửi con học 2 buổi/ ngày để nhằm nâng cao chất lượng GD, phát triển toàn diện cho HS trong môi trường học tập thân thiện và có chất lượng cao. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà QLGD phải biết vận dụng các biện pháp QLDH phù hợp, linh hoạt sáng tạo sẽ phát huy được nội lực và ngoại lực đạt hiệu quả mục tiêu GD.
1.3.5. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường TH trong việc quản lý giáo dục HS nói chung, quản lý dạy học 2 buổi/ngày nói riêng
Điều 20, chương II, Điều lệ trường Tiểu học đã chỉ rõ: “ Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trư- ờng tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền".
Ngày nay, trong xu thế phát triển của thế kỉ 21, thế kỉ của nền tri thức, người QL giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Sự phát triển XH đặt ra cho hiệu trưởng nhà trường những trọng trách lớn lao trong việc điều hành các quá trình DH và quá trình GD sao cho đạt hiệu quả, đào tạo nhân tài đáp ứng xu thế phát triển.
Vai trò của HT nhà trường là bảo đảm chỉ đạo toàn diện việc vận hành guồng máy QL, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận, huy động toàn lực lượng tham gia GD. HT cần phải biết cách quản lý sáng tạo, đó là nghệ thuật điều hành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng :
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Như vậy HT trường tiểu học phải vừa là nhà giáo, vừa là nhà lãnh đạo, quản lý các hoạt động của nhà trường. Trong vai trò đó, với những qui định cụ thể trong điều lệ nhà trường, HT phải không ngừng học tập, tích lũy kinh nghiệm, tìm tòi và sáng tạo, lựa chọn và mạnh dạn trong việc áp dụng các biện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
pháp quản lý phù hợp với qui định của Nhà nước và điều kiện nhà trường. Đặc biệt HT phải có khả năng tập hợp, lôi cuốn, dẫn dắt đội ngũ; phân bổ nguồn lực để thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học giáo dục trong nhà trường mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do đó tìm kiếm biện pháp quản lý dạy học 2 buổi/ ngày là trách nhiệm của HT trường tiểu học.
1.3.6. Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học với việc học 2 buổi/ngày
Trong quá trình phát triển tâm lý con người về phương diện cá thể, học sinh TH thuộc thời kì đầu tiên trong giai đoạn tuổi đi học, thường được gọi là tuổi nhi đồng (từ 6 đến 14 tuổi). Đây là lứa tuổi đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời HS với sự xuất hiện lần đầu tiên hoạt động học tập theo phương pháp của nhà trường. Hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của lứa tuổi TH.
Những đặc điểm nhân cách của HSTH là tính hồn nhiên, tính chỉnh thể, tính chất đang phát triển và có khả năng tiềm tàng trong quá trình phát triển.
Những yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển của HSTH đó là nhà trường, gia đình và hoạt động giao tiếp trong điều kiện lịch sử - XH nhất định.
Qua nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học và qua thực tiễn cho thấy: Trẻ em ở lứa tuổi TH không chỉ có nhu cầu học 9 môn học bắt buộc mà các em còn rất ham tìm hiểu về môi trường xung quanh, về các hiện tượng tự nhiên, sức khoẻ cũng như nhu cầu học các môn thể thao…Nhiều HS còn thích học ngoại ngữ, tin học, nhiều em có điều kiện phát triển năng khiếu âm nhạc, hội hoạ… Chính vì vậy, chỉ có học lớp 2 buổi/ngày ở trường TH mới đủ thời gian tổ chức cho HS được học tập phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đòi hỏi các HT nhà trường phải có biện pháp quản lý tốt lớp 2 buổi/ngày ở TH để nâng cao chất lượng dạy học.
Tóm lại, việc học tập 2 buổi/ngày không chỉ phù hợp với đặc điểm lứa