8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Mục tiêu của trường tiểu học
Điều 27, mục 2, chương 2 của Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ về mục tiêu giáo dục tiểu học là: “Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.”
Trong giai đoạn hiện nay, GDTH cần đạt một số mục tiêu cụ thể : Nâng cao chất lượng PCGD và PCGD tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc TH bằng các biện pháp:
- Thực hiện dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới, dạy đủ các môn học bắt buộc và tự chọn, dạy học bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng môn học có gắn với đặc thù vùng miền, tăng cường giáo dục thể chất và kĩ năng sống nhằm phát triển toàn diện cho HS đáp ứng nhu cầu phát triển XH.
- Tổ chức, quản lý tốt và nâng cao chất lượng HS học 2 buổi/ngày
- Xây dựng và đánh giá trường TH theo chuẩn quốc gia tiến đến ở mức độ 2, xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục HS về các mặt: đức, trí, thể, mỹ, môi trường và các kỹ năng cơ bản.
Với mục tiêu trên, nội dung GDTH thể hiện ở điều 28, Luật Giáo dục 2005: “Phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa,âm nhạc, mỹ thuật”.
Để đạt được mục tiêu GDTH, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nhấn mạnh về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và chỉ ra những định hướng “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành một nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện về thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.” [14, tr.12]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dạy cho học sinh tích cực tự học, rèn kĩ năng sống, bảo vệ môi trường là yêu cầu chức năng, nhiệm vụ mới của giáo viên trong thời kì hiện nay, đó chính là quan điểm phát huy nội lực của HS, kết hợp sự giúp đỡ bên ngoài, đặc biệt là sự hướng dẫn định hướng của thầy cô giáo. Trong quản lý và giảng dạy, giáo viên cần chú ý xây dựng kỉ cương, nề nếp DH, thực hiện chức năng hành chính đưa các hoạt động vào kỉ cương bằng hệ thống nội quy, quy định chặt chẽ. Xây dựng ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự cộng tác và giúp đỡ học hỏi lẫn nhau trong quá trình DH, tạo ra trạng thái tinh thần lành mạnh, bầu không khí sư phạm thân ái, đoàn kết làm nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu GD, nâng cao chất lượng DH. Đồng thời có những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời và định mức với những cống hiến và thành tích của cán bộ giáo viên, học sinh, tạo điều kiện để cho cán bộ, giáo viên lao động cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần.