Vai trò của dạy học 2buổi/ngày đối với giáo dục HSTH

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học 2 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Vai trò của dạy học 2buổi/ngày đối với giáo dục HSTH

Dạy học lớp 2 buổi/ngày được hiểu là hình thức tổ chức cho HS được giáo dục và học tập trong nhà trường cả buổi sáng và buổi chiều, tạo điều kiện giáo dục toàn diện, bảo đảm sự hài hoà cân đối giữa học tập có chất lượng ngay trên lớp với các hoạt động vui chơi lành mạnh. Dạy học 2 buổi/ngày không phải là dạy thêm mà giãn thời gian học tập ở buổi thứ nhất để bớt căng thẳng cho HS và bổ sung các môn học nhằm phát triển về trí tuệ, thể chất, năng khiếu cho HS.

Khi tổ chức học lớp 2 buổi/ngày, có bộ phận HS ăn, nghỉ trưa tại trường (HS bán trú) và một bộ phận HS không ở lại trường vào buổi trưa (không bán trú). Trong tổ chức dạy học lớp 2 buổi/ ngày sẽ bao gồm cả việc tổ chức quản lý HS bán trú.

Việc tổ chức học lớp 2 buổi/ngày kể cả bán trú hay không bán trú, đều mang lại lợi ích xã hội, thoả mãn nhu cầu của một bộ phận CMHS muốn gửi con ở trường cả ngày để yên tâm công tác. Đồng thời dạy học 2 buổi/ngày còn tạo môi trường sư phạm tích cực. Đó là: tăng không gian giao tiếp giữa HS với HS, giữa GV với GV, phù hợp với mô hình trường học thân thiện, HS tích cực. Tham gia học lớp 2 buổi/ngày, ngoài việc học các môn văn hoá, các em có điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiện tham gia các hoạt động tập thể, ngoại khoá, vui chơi, rèn luyện về âm nhạc, thể dục, mĩ thuật…Các em được học các môn tự chọn như tin học, ngoại ngữ, hiểu biết thêm kiến thức thực tế, rèn kĩ năng sống.

Ngoài ra, việc tổ chức dạy học lớp 2 buổi khắc phục tình trạng quá tải ở TH: Nội dung tổng thể chương trình TH được giữ nguyên, trong khi thời lượng được giãn ra sẽ không gây sức ép cho HS.

Trong giai đoạn phát triển của đất nước ta hiện nay, TH có vai trò quan trọng và là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đa số phụ huynh học sinh đều có nhu cầu gửi con học 2 buổi/ ngày để nhằm nâng cao chất lượng GD, phát triển toàn diện cho HS trong môi trường học tập thân thiện và có chất lượng cao. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà QLGD phải biết vận dụng các biện pháp QLDH phù hợp, linh hoạt sáng tạo sẽ phát huy được nội lực và ngoại lực đạt hiệu quả mục tiêu GD.

1.3.5. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường TH trong việc quản lý giáo dục HS nói chung, quản lý dạy học 2 buổi/ngày nói riêng

Điều 20, chương II, Điều lệ trường Tiểu học đã chỉ rõ: “ Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trư- ờng tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền".

Ngày nay, trong xu thế phát triển của thế kỉ 21, thế kỉ của nền tri thức, người QL giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Sự phát triển XH đặt ra cho hiệu trưởng nhà trường những trọng trách lớn lao trong việc điều hành các quá trình DH và quá trình GD sao cho đạt hiệu quả, đào tạo nhân tài đáp ứng xu thế phát triển.

Vai trò của HT nhà trường là bảo đảm chỉ đạo toàn diện việc vận hành guồng máy QL, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận, huy động toàn lực lượng tham gia GD. HT cần phải biết cách quản lý sáng tạo, đó là nghệ thuật điều hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng :

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;

e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Như vậy HT trường tiểu học phải vừa là nhà giáo, vừa là nhà lãnh đạo, quản lý các hoạt động của nhà trường. Trong vai trò đó, với những qui định cụ thể trong điều lệ nhà trường, HT phải không ngừng học tập, tích lũy kinh nghiệm, tìm tòi và sáng tạo, lựa chọn và mạnh dạn trong việc áp dụng các biện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pháp quản lý phù hợp với qui định của Nhà nước và điều kiện nhà trường. Đặc biệt HT phải có khả năng tập hợp, lôi cuốn, dẫn dắt đội ngũ; phân bổ nguồn lực để thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học giáo dục trong nhà trường mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do đó tìm kiếm biện pháp quản lý dạy học 2 buổi/ ngày là trách nhiệm của HT trường tiểu học.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học 2 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)