8. Cấu trúc của luận văn
1.3.6. Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học với việc học 2buổi/ngày
Trong quá trình phát triển tâm lý con người về phương diện cá thể, học sinh TH thuộc thời kì đầu tiên trong giai đoạn tuổi đi học, thường được gọi là tuổi nhi đồng (từ 6 đến 14 tuổi). Đây là lứa tuổi đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời HS với sự xuất hiện lần đầu tiên hoạt động học tập theo phương pháp của nhà trường. Hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của lứa tuổi TH.
Những đặc điểm nhân cách của HSTH là tính hồn nhiên, tính chỉnh thể, tính chất đang phát triển và có khả năng tiềm tàng trong quá trình phát triển.
Những yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển của HSTH đó là nhà trường, gia đình và hoạt động giao tiếp trong điều kiện lịch sử - XH nhất định.
Qua nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học và qua thực tiễn cho thấy: Trẻ em ở lứa tuổi TH không chỉ có nhu cầu học 9 môn học bắt buộc mà các em còn rất ham tìm hiểu về môi trường xung quanh, về các hiện tượng tự nhiên, sức khoẻ cũng như nhu cầu học các môn thể thao…Nhiều HS còn thích học ngoại ngữ, tin học, nhiều em có điều kiện phát triển năng khiếu âm nhạc, hội hoạ… Chính vì vậy, chỉ có học lớp 2 buổi/ngày ở trường TH mới đủ thời gian tổ chức cho HS được học tập phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đòi hỏi các HT nhà trường phải có biện pháp quản lý tốt lớp 2 buổi/ngày ở TH để nâng cao chất lượng dạy học.
Tóm lại, việc học tập 2 buổi/ngày không chỉ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của các em học sinh tiểu học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn