Đổi mới cách thức tổ chức dạy học 2buổi/ngày

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học 2 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 120)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Đổi mới cách thức tổ chức dạy học 2buổi/ngày

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Cách thức tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trong một nhà trường là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học 2 buổi/ngày. Bên cạnh sự cải tiến việc thực hiện nội dung và chương trình trong nhà trường thì phải đổi mới hình thức tổ chức học tập, sao cho có nhiều cách chuyển tải nội dung bài học mà các em luôn thấy hứng thú, luôn thấy mới lạ, yêu thích và mong được tiếp cận môn học.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức nhiều hình thức hoạt động học tập trong lớp, ngoài lớp và các hoạt động tập thể của nhà trường nhưng vẫn đảm bảo nội dung và yêu cầu môn học.

3.2.3.3. Cách tiến hành

* Học các môn văn hóa

- Tổ chức trong lớp học: Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, đúng chương trình, đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, quy trình môn học. Các tiết học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

diễn ra nhẹ nhàng mà vẫn đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức nhiều hoạt động học tập để mọi học sinh đều được tham gia vào các hoạt động học tập. Thầy cô giáo phải quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, cố gắng khơi dậy mặt tích cực ở mỗi em, làm sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong mỗi tiết học,…Ngoài ra, các trường nên dành một số tiết học buổi chiều, các tiết tự học để rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh vì thời gian rèn đọc trong các giờ tập đọc chưa được nhiều. Bên cạnh đó, việc rèn chữ cho học sinh cũng cần được các trường quan tâm trong buổi học thứ hai này, vì “nét chữ, nết người”. Rèn chữ viết, rèn chữ đẹp không những giúp các em thực hiện tốt phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp mà còn giúp rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc sau này.

- Tổ chức các tiết học ngoài trời, tham quan, dã ngoại: Những tiết học Đạo đức, Tiếng Việt, Tự nhiên-Xã hội, cần tổ chức cho các em được tiếp cận với thiên nhiên, khám phá thế giới tự nhiên, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và tự nhiên hơn. Qua các buổi đi thực tế các em có thể thấy được các cơ quan hành chính ở địa phương như trụ sở UBND xã, thấy các bác, các cô đang làm việc, phân biệt được nông thôn và thành thị,…điều đó khác hẳn với lí thuyết mà các em hình dung ở sách giáo khoa. (Môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội). Hoặc cho các em tham quan di tích lịch sử chùa Phật Tích, đền Đô, chùa Giạm, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, Lăng Kinh Dương Vương,…để các em thêm tự hào về quê hương mình và có ý thức bảo vệ, giữ gìn các khu di tích lịch sử. (Môn Tiếng Việt và Lịch sử - Địa lí).

* Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Đối với trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày thì hoạt động ngoài giờ lên lớp là một phần rất quan trọng trong kế hoạch giáo dục, bởi nó tạo điều kiện, môi trường thống nhất giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục để tiềm năng của mỗi học sinh có cơ hội bộc lộ, nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực của mình. Đối với các trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày cần tăng cường tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một phần củng cố kiến thức đã được lĩnh hội qua môn học, hình thành thái độ, tình cảm và thực hành các kĩ năng phát triển các năng lực hoạt động của học sinh để đảm bảo nội dung hoạt động ngoài giờ theo quy định của Bộ GD-ĐT, đồng thời bổ sung thêm một số nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Nội dung hoạt động giáo dục NGLL được chia làm 2 phần: Phần bắt buộc và phần tự chọn.

- Phần bắt buộc: là những nội dung mà các trường và mọi học sinh phải tham gia, những nội dung này góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, là tiêu chuẩn thi đua của tập thể lớp. Nội dung chương trình phải được xây dựng theo các hoạt động chủ yếu là chủ điểm giáo dục. Mỗi chủ điểm thường gắn với các ngày kỉ niệm lịch sử trong tháng, với những nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm giáo dục trong năm học. Chương trình được thực hiện qua các hoạt động Đoàn Đội giao cho mỗi khối lớp được thực hiện trong suốt cả năm học, nhằm khép kín không gian, thời gian rèn luyện của học sinh, tạo ra quá trình giáo dục trẻ một cách liên tục. Ví dụ như: Rèn luyện theo gương anh bộ đội Cụ Hồ, Uống nước nhớ nguồn, …

- Phần tự chọn: Các hoạt động NGLL được diễn ra ở các môn học tự chọn, các môn năng khiếu cũng như các hoạt động tập thể trong nội dung kế hoạch của nhà trường. trong quá trình hoạt động tất cả học sinh sẽ được tham gia, các em sẽ bộc lộ hết khả năng và cá tính của mình, ít có trường hợp ngồi lì hoặc không tập trung như chúng ta dễ thấy ở trong các tiết học trong lớp, nhất là với các em học yếu kém. Chính vì vậy mà các hoạt động tập thể có vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu trong các nhà trường hiện nay và thật sự cần thiết hơn đối với các trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày vì thời gian các em ở trường nhiều gấp đôi. Do đó, chúng ta cần tăng cường các hình thức hoạt động học tập cho học sinh:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tổ chức giao lưu, ngoại khóa, các câu lạc bộ (học các môn năng khiếu) như: Câu lạc bộ “Quan họ”, hội họa, cờ vua, đá cầu,… Nhà trường có thể tổ chức các buổi ngoại khóa, giao lưu trong phạm vi lớp, khối, trường hoặc cụm trường,… Nội dung của các buổi sinh hoạt này có thể là kiến thức, kĩ năng học tập như: Thi giải toán nhanh, thi viết chữ đẹp, giao lưu “Tìm hiểu thế giới tự nhiên”, hoặc có thể tổ chức cho học sinh theo hình thức “Rung chuông vàng” mà nội dung là các câu hỏi liên quan đến nhiều môn học: toán, tiếng Việt, tiếng Anh, TN-XH, khoa học, lịch sử - Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật,… Sau các cuộc thi, giao lưu này, ngoài việc tạo sân chơi cho học sinh, còn mang lại cho các em những kiến thức bổ ích và kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo trong học tập và tích lũy, mở mang hiểu biết cuộc sống.

Như vậy trong trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày, giáo viên cần tổ chức các hình thức dạy học phong phú để học sinh tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động giáo dục, làm cho các em gắn bó hơn với trường với lớp, với thầy cô, bạn bè và các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể ngay từ đầu năm học.

- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Tổng phụ trách Đội cần năng nổ, nhiệt tình và có trách nhiệm cao với công việc.

- Sự quan tâm, phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể ở địa phương.

3.2.4. Tích cực đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào QTDH 2 buổi/ngày ở các trường TH

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong GD có thể coi PPDH là phạm trù tương đương, cùng bậc với trình độ văn minh của DH (DH với tư cách là quá trình sản xuất tinh thần). Như vậy trong DH đi liền với nội dung DH là phải kể tới PPDH và chính PPDH mới là cái để xác định trình độ văn minh DH của một đất nước, một thời đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nói về biện pháp đổi mới PPDH, chiến lược phát triển GD, ĐT giai đoạn 2010-2020 đã nêu: Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và QL của GV.

Vì vậy, trước hết phải hiểu PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, làm cho HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội nội dung bài học và nghiên cứu tìm tòi phát hiện ra nội dung mới, nhằm biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và QL của GV.

CNTT có vai trò quan trọng trong DH, nó có tác dụng nâng cao tính trực quan, làm cho bài học phong phú, kích thích sự hứng thú và say mê của HS, tiết kiệm thời gian... Nếu sử dụng tốt CNTT sẽ nâng cao hiệu quả của QTDH.

Mục tiêu của biện pháp là làm cho tất cả CBQL, GV nắm vững về phương pháp, chuyển từ PPDH mang tính thông báo, truyền tin sang phương pháp tổ chức điều khiển để người học tự tìm tòi, phát hiện tri thức mới, chiếm lĩnh nội dung bài học bằng những thao tác của họ, như vậy mới phát huy được tính tích cực của HS, mới đặt HS vào trung tâm của quá trình nhận thức. Nhiệm vụ của GV là tổ chức quá trình nhận thức, GV phải tác động đúng quy luật của quá trình nhận thức, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ những cái đã biết GV hướng dẫn đi tìm cái chưa biết bằng nêu vấn đề, hướng dẫn phương pháp tư duy. GV khi dạy theo đổi mới phương pháp nên nói ít, tăng cường sử dụng ĐDDH, ứng dụng CNTT và thực hành thí nghiệm để hình thành kiến thức, tận dụng tình huống sư phạm để liên hệ thực tế, bổ sung vốn sống, vốn hiểu biết cho HS, làm sao để giờ học phải nhẹ nhàng, sinh động, hiệu quả, khắc phục sự thụ động, ức chế của HS, tránh cho HS cảm giác ngại thầy, ngại học và không tin vào bản thân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Với quan điểm: “HS làm trung tâm”, lãnh đạo và QL đổi mới PPDH cần tập trung vào đổi mới cách dạy của GV và cách học của HS, làm cho HS được suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn, được bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn.

Trước hết phải khẳng định là không có PPDH nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó trong quá trình DH cần lựa chọn phối hợp sử dụng một cách linh hoạt các PPDH mới nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả DH, GD. Lý luận DH cũng đã khẳng định: PPDH luôn gắn liền với các hình thức tổ chức DH, mỗi PPDH sẽ thích ứng cao với những hình thức tổ chức DH nhất định. Vì vậy trong QTDH cần phải phối hợp một cách linh hoạt và đồng bộ các hình thức tổ chức DH.

* Định hướng đổi mới PPDH:

- Đáp ứng nhu cầu, lợi ích của người học, phát triển khả năng tự học. - Đổi mới không phải là xóa bỏ, mà vẫn sử dụng hệ thống PPDH có chọn lọc. Kết hợp PPDH truyền thống với PPDH tích cực đúng mức, đúng lúc.

- Coi trọng tổ chức hoạt động học tập, tạo điều kiện cho HS tham gia hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tự lực, chủ động, sáng tạo của HS.

- Lựa chọn PPDH phù hợp với hình thức tổ chức DH.

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH để nâng cao hiệu quả DH.

- Vai trò của GV là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ. * Để đổi mới PPDH cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Tác động chuyển hoá về nhận thức về đổi mới PPDH cho CBQL và GV: + Về sự cần thiết phải đổi mới PPDH.

+ Về cơ sở khoa học của PPDH. + Loại bỏ các chướng ngại về tâm lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đây là một quá trình vận động đầy khó khăn, phức tạp. Có những cơ hội thuận lợi nhưng cũng có nhiều thách thức cần phải vượt qua. Vì thế cần phải thực hiện theo một quy trình khoa học, cụ thể, chắc chắn mới đem lại được kết quả mong muốn.

- Đổi mới nhận thức của CBQL và GV. Khẳng định trách nhiệm và quyết tâm của các cấp thuộc ngành GD, ĐT trong đổi mới cách dạy và cách học ở TH, xác định đổi mới PPDH là quá trình lâu dài, phải rất kiên trì, làm từng bước (theo điều kiện cụ thể của từng địa phương) phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của GV và HS; tránh áp đặt, bảo thủ hoặc cực đoan.

- Đổi mới nội dung DH: Lựa chọn các nội dung DH cơ bản, hiện đại, thiết thực, tinh giản, tích hợp nhiều lĩnh vực nội dung trong từng bài, từng chủ đề, tăng các hoạt động thực hành, vận dụng theo điều kiện của từng địa phương phù hợp với thực tế của HS.

- Đổi mới hình thức tổ chức DH: Phối hợp hợp lý DH cá nhân, DH theo nhóm nhỏ, DH cả lớp, DH ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, ở bảo tàng, ở vườn trường…), DH có sử dụng trò chơi học tập (đặc biệt ở lớp 1,2,3)…

- Đổi mới môi trường GD: Trước hết là môi trường lớp học (phòng học), xây dựng mỗi phòng học là một môi trường GD (sử dụng các bức tường và không gian lớp học để tổ chức các HĐGD gắn với các tư liệu, TBDH…)

- Đổi mới CSVC và TBDH.

+ Khuyến khích sử dụng hợp lý các ĐDDH và đồ dùng học tập; sử dụng phiếu học tập (vở thực hành…), khuyến khích GV biên soạn và sử dụng bài giảng điện tử để nâng cao hiệu quả DH.

+ Động viên và tạo điều kiện cho GV và cha mẹ HS tự làm một số ĐDDH và đồ dùng học tập.

+ Tăng dần việc sử dụng các băng tiếng, đĩa CD, đĩa VCD… trong DH. + Từng bước tổ chức các phòng chuyên dụng phục vụ cho các hoạt động GD và DH tự chọn ở TH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS và đổi mới ĐT bồi dưỡng GV. * Để ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH có kết quả, cần thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT cho GV (sử dụng máy tính, máy ảnh, máy chiếu), tập trung vào các kỹ năng cơ bản:

+ Kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy vi tính (soạn thảo, chỉnh sửa...)

+ Kỹ năng sử dụng phần mềm PowerPoint để soạn giáo án và trình chiếu. + Kỹ năng khai thác tài liệu trên mạng để xây dựng giáo án điện tử

+ Kỹ năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ để xây dựng giáo án điện tử và thực hiện mô phỏng, thí nghiệm ảo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Triển khai ứng dụng CNTT trong QTDH ở các trường TH (điều kiện thực hiện, cách thức và phương pháp thực hiện, cách đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng)

- Tăng cường kiểm tra và QL việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, tập trung vào các vấn đề sau:

+ Kiểm tra kỹ năng sử dụng CNTT áp dụng vào soạn giảng, trình chiếu, trên cơ sở đó tiếp tục bồi dưỡng năng lực GV.

+ Xây dựng quy định về ứng dụng CNTT trong DH ở TH (cách thức sử dụng, yêu cầu sử dụng, lựa chọn tài nguyên, phương pháp thực hiện và hình thức ứng dụng).

+ Chỉ đạo các đơn vị QL hiệu quả các quy trình triển khai, thực hiện ứng dụng CNTT.

3.2.4.3. Cách tiến hành

* Việc chỉ đạo đổi mới PPDH và tăng cường ứng dụng CNTT trong DH cần được tiến hành theo một quy trình vừa mang tính khoa học vừa có ý nghĩa

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học 2 buổi ngày ở các trường tiểu học huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)