Một số sản phẩm men vi sinh probiotic trong thức ăn chăn nuôi trên thế

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình nghiên cứu sản xuất và ứng dụng probiotics trong chăn nuôi (Trang 38 - 74)

giới và ở Việt Nam sản xuất

2.11.1 Sản phẩm trn thế giới

* Hỗn hợp đậm PROBYN đặc bao gồm vi khuẩn có lợi dưới dạng đông khô.

Dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm - Thành phần:

Men ủ vi sinh ( lactic acid bacteria ) 2 × 1011 CFU/Kg

Bacillu subtilis, lactobacillusacidophilus,

Lactobacillus planterum và Aspergillus niger ở đạng đông khô

Hỗn hợp enzyme 34.500 IU/Kg ( amylase, beta – glucanase, hemicellulase, protease )

- Công dụng:

Lactic acid bacteria và hỗn hợp enzyme giúp cho việc tiêu hóa thức ăn đạt hiệu quả hơn

Giảm mùi hôi, hơi gas ammonia và cải thiện môi trường xung quanh trại nuôi - Liều dung: Hòa vào nước uống cho heo và gia cầm 25(g)/100 lít nước.Trộn vào thức ăn

+ Gà con heo con, gà giống, heo giống 500 (g)/1 ton thức ăn + Gà thịt, gà đẻ, và heo thịt 250 (g)/ 1 ton thức ăn

* Men vi sinh dạng bột: * Thành phần: Bacillus subtilis: 109/1ml Lactobacillus acidophilus: 109/1ml Saccharomyces boulardii: 108 – 109/1ml - Công dụng:

Công dụng Men thảo dược là sự kết hợp hoàn hảo giữa thảo dược và các Enzym. Giúp tăng cường sức khoẻ, tăng sinh trưởng, con vật lớn nhanh, không bị ỉa chảy. Dùng thường xuyên men thảo dược giúp gia súc, gia cầm tăng sức đề kháng và cải thiện môi trường chăn nuôi

* BIO I: Chế phẩm dùng trong chăn nuôi

2.11.2. Sản phẩm sản xuất ở Việt Nam * Men ủ vi sinh NN1:

Trong thời gian gần đây, Khoa Chăn nuôi (trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) đã nghiên cứu và sản xuất thành công loại men vi sinh NN1 được sử dụng rất hiệu quả trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

TS. Nguyễn Khắc Tuấn, tác giả của chế phẩm vi sinh này cho biết: Chế phẩm men vi sinh NN1 có chứa nhều vi sinh vật hữu ích, khi phối trộn với thức ăn có tác dụng giúp nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, nâng cao tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ bị bệnh, giảm tỷ lệ chết, tỷ lệ còi cọc do mắc bệnh, giảm được lượng thức ăn, giảm chi phí thuốc và công lao động. Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm sinh học men tiêu hoá làm giảm được ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do khi gia súc ăn các loại thức ăn có phối trộn men này thì phân thải ra không mùi hôi thối.

Theo hướng dẫn của Cty Hải Nguyên (trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội), để sử dụng loại men vi sinh NN1 trong chăn nuôi lợn và gia cầm một cách có hiệu quả bà con cần chú ý một số điểm sau đây:

- Cách ủ: Trộn đều 1kg men ủ vi sinh NN1 với 20kg nguyên liệu, sau đó trộn đều với 130kg nguyên liệu còn lại. Cho nước đúng theo công thức trộn đều và xoa cho tơi. Để hở khoảng 3-4 tiếng, sau đó cho vào bao hoặc thùng sạch, buộc hoặc đậy kín. Mùa hè sau 24 tiếng, mùa đông 36 tiếng thì có thể cho lợn ăn được.

- Cách cho ăn: Khi cho lợn ăn nên phối trộn thêm với các loại thức ăn đậm đặc khác. Với lợn con, lợn còn nhỏ nên phối trộn theo tỷ lệ: 1kg cám đậm đặc + 5 kg

ủ men; với lợn có trọng lượng từ trên 60kg cho tới 100kg thì phối 1kg cám đậm đặc +7kg cám đã ủ men. Với các loại gia cầm như gà, vịt, ngan… thì nên phối trộn tỷ lệ 1/5 (1kg cám đậm đặc + 5kg cám đã ủ men). Cần chú ý bổ sung thêm nước vào thức ăn nếu trong chuồng không có hẹ thống nước uống. Ngoài ra, cũng tuỳ theo sở thích của con vật mà có thể cho ăn ở dạng khô, dạng ướt hoặc dạng lỏng. Với lợn con mới tách mẹ nên cho ăn dần dần từ thấp lên cao đến khi nào lợn ăn quen mới chjo ăn toàn bộ thức ăn ủ men.

Đối với lợn nái chửa nên cho ăn bình thườngnhưng lưu ý giảm lượng thức ăn trước và sau đẻ 3 ngày sau đó lại tiếp tục cho ăn như bình thường. Một số lợn lúc đầu ăn rất mạnh thức ăn ủ men nhưng sau đó ăn ít đi thì bà con không đáng lo ngại. Tuy lợn ăn lượng thức ăn ủ men ít nhưng vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng do tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn lên men tăng lên.

Theo các nhà khoa học trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, sử dụng thức ăn ủ men giúp lợn tăng trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Sử dụng thức ăn ủ men cũng sẽ giảm được chi phí thức ăn, cụ thể giảm khoảng 20%, con vật khoẻ, sức đề kháng tốt nên giảm được tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường ruột. Khi sử dụng thức ăn ủ men chuồng trại luôn sạch sẽ, ít mùi hôi.

Nguyễn Khuê - Báo Nông nghiệp Việt Nam, sô 25 ngày 4/2/2010

* G7 –Amazyme (dạng bột)

- Thành phần: trong 1kg sản phẩm

Bacillus subtilis ……….2-3.109 CFU

Lactobacillus acidophilus ………2-3.109 CFU

Sacharomyces cereviseae ……108 – 109 CFU

- Côngdụng:

Giúp ngăn ngừa tích cực rối loạn tiêu hoá, ỉa phân sống và ỉa chảy Gia tăng sức đề kháng với các vi khuẩn gây bệnh

Giúp phục hồi khả năng tiêu hoá của gia súc sau khi dùng kháng sinh Gia tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng rối loạn tiêu hoá

Giảm thiểu mùi hôi và khí độc trong chuồng nuôi Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia súc gia cầm

* ProBio-S và Bio-E

Được trưng bày tại Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam. Những sản phẩm này được sản xuất trên quy mô nhỏ tại Viện Sinh học Nhiệt đới

Bio-E là chế phẩm dạng bột khô, được tạo ra bằng cách cấy chủng nấm mốc hữu ích A.Niger lên bã khoai mì với tỷ lệ 2g mốc/kg bã. Chủng nấm mốc này do chính các chuyên gia thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới tạo ra trước đó. Tiếp đến, bã được ủ trong các khay nhôm 20 tiếng, sau đó được phơi khô, sấy và đóng bao. Theo kỹ sư Phượng, quá trình lên men nói trên tạo ra ba loại enzym (glucoamylase, cellulase và á amylase) trong sản phẩm, có vai trò kích thích tiêu hoá. Cụ thể là khi được trộn với các thức ăn chính thì enzyme này sẽ làm cho thức ăn chuyển hoá tốt hơn, dễ tiêu, giảm tiêu tốn thức ăn, do vậy làm vật nuôi tăng trọng nhanh. Ngoài ra, thành phần đạm trong chế phẩm đạt 9-10%, so với 0,2% trong bã khoai mì ban đầu. Giá thành của Bio-E là 10.000-12.000 đồng/kg.

Còn ProBio-S lại là chế phẩm dạng lỏng, được sản xuất bằng cách cho bã tươi vào những bao tải lớn rồi cấy chế phẩm EM-S chứa nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như Bacillus ssp., Lactobacillus ssp., Saccharomyces ssp. với tỷ lệ 1lít EM-S/25kg

tăng mạnh. Với những chủng vi sinh vật hữu dụng nói trên, chế phẩm ProBio-S giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột của vật nuôi cũng như giảm lượng vi sinh vật có hại. Nhờ thế mà vật nuôi tiêu hoá tốt hơn, giảm tỷ lệ bệnh đường ruột, tăng trọng nhanh hơn. Giá thành của ProBio-S là 5.000-6.000 đồng/kg.

2.12. Mức tiêu thụ sản phẩm probiotic trên thị trường.

Hiện việt nam ta vẫn đang phải nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ các nước khác nên giá thành của sản phẩm luôn tăng cao.

Chỉ trong ba tháng đầu năm nay, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng giá buốn lần, tăng 3.4 – 7.4%. còn giá các sản phẩm heo, gà, cá…hầu như lại không tăng.

Hiện các sản phẩm probiotics đang được nước ta nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm. Vậy nên trên thị trường hiện giờ vẫn chưa có mà đa phần là nhập từ các nước khác.

Các sản phẩm nhập vào thì hầu như chỉ những trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, chăn nuôi số lượng nhiều mới biết đến và mức dùng vẫn chưa cao vì là sản phẩm mới. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẽ thì hầu như không dùng tới những sản phẩm công nghệ cao như vậy.

Mức tiêu thụ của những sản phẩm cao có trên thị trường vẩn chưa được biết đến mạnh mẽ, mức tiêu thụ đang còn hạn chế.

2.13. Kết quả thử nghiệm một số sản phẩm probiotics trên heo và gia cầm trn thế giới

Gần đây, nhiều báo cáo nghiên cứu chứng minh hiệu quả rõ ràng của probiotic trên heo bao gồm

+ Lactobacillus và Bifidobacteria làm tăng trọng lượng và giảm tỉ lệ chết non.

+ Lactobacillus casei cải thiện tăng trưởng của heo con và giảm bệnh tiêu chảy, tác dụng của nó hiệu quả hơn so với việc dùng kháng sinh liều thấp.

+ Enteracide, probiotic chứa Lactobacillus acidophilus và Streptococcus

của hệ thống tiêu hóa. Sự thêm Streptococcus faecium vào khẩu phần ăn cho heo con làm tăng trọng lượng và tăng hiệu quả thức ăn

+ Hỗn hợp Lactobacillus spp. và Streptococcus spp. tăng sự sinh trưởng và chức năng miễm dịch ở heo con

+ Bột tế bào vi khuẩn tiêu hóa từ Brevibacterium lactofermentum giảm sự tác động và sự nguy hiểm của bệnh tiệu chảy ở heo con

+ Heo con ăn Bacillus coagulans có tỉ lệ chết giảm và cải thiện việc tăng trọng lượng, sự chuyển hóa thức ăn tốt hơn heo con không có ăn bổ sung cũng như so với heo dùng kháng sinh liều thấp.

+ Cenbiot, một probiotic chứa Bacillus cereus cải thiện sự tăng trọng và chuyển hóa thức ăn ở heo con cai sữa sớm và làm giảm sự ảnh hưởng của bệnh tiêu chảy

+ Bacillus licheniformis cải thiện trọng lượng, chuyển hóa thức ăn và giảm bệnh Tiêu chảy, tỉ lệ chết non

+ Biomate 2B plus (Bacillus licheniformis và Bacillus subtilis) tăng hiệu quả thức ăn và tăng trưởng của heo con hơn dùng kháng sinh

+ Heo con ăn probiotic Bacillus toyoi hoặc hỗn hợp Saccharomyces

cerevisae, Lactobacillus acidophilus và Streptococcus faecium làm tăng trọng lượng

đáng kể so với việc dùng kháng sinh

+ Saccharomyces boulardii và Bacillus cereus var. toyoi nâng cao việc vận chuyển dinh dưỡng ở không tràng của heo

+ Heo con ăn thức ăn bổ sung nấm men (Saccharomyces cerevisae) có khuynh hướng tiêu thụ nhiều thức ăn và tăng trọng hơn

+ Enterococcus faecium 18C23 ngăn chặn sự bám dính của E.coli tạo độc tố đường ruột vào lớp màng nhầy ruột non của heo.

Những nghiên cứu trên gia cầm tại tại các trường đại học của Maryland và phía Bắc bang Carolina, sử dụng một sản phẩm có tên là Primalac cho thấy là probiotic định cư ở ruột với những vi khuẩn có lợi và loại trừ bệnh gây ra bởi các sinh vật như E.coli, Salmonella và Clostridium ở những vị trí lông nhung của ruột

bằng cách tăng độ cao của lông nhung và tăng độ sâu của các khe nằm giữa lông nhung, theo cách đó sẽ gia tăng được diện tích bề mặt hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vật sẽ gia tăng hiệu quả hấp thụ thức ăn. Nghiên cứu cũng cho thấy Primalac giúp động vật chống lại sự lây nhiễm trùng cầu (Eimeria acervulina),

Chúng phá hủy những đàn gà giống.

+ Những nhà khoa học từ viện nghiên cứu thực phẩm ở Norwich, nước Anh báo cáo là những probiotic đặc biệt có thể tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn sống ở ruột gia cầm, do đó giúp loại bỏ mối đe dọa sự ngộ độc thực phẩm vi khuẩn từ chuỗi thức ăn.

2.14. Kết quả sử dụng probiotics ở một số trang trại chăn nuôi

Ông Nguyễn Đức Thịnh, một chủ trang trại chăn nuôi lợn thịt xuất khẩu ở xã Đông Hà, Đông Hưng, Thái Bình, cho biết: Sau khi sử dụng men ủ vi sinh NN1

Lợn ăn thức ăn này lớn nhanh, tăng trọng cao hơn các loại cám công nghiệp khác (trung bình đạt 26kg/con/tháng so với 18-20kg/con/tháng với các loại cám khác); da bóng đẹp, tỷ lệ nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao (trung bình 76% so với 70- 72% với các loại cám khác); chi phí thức ăn giảm từ 1-2kg/kg tăng trọng so với các loại thức ăn khác; lợn khoẻ mạnh, ít bị bệnh nên giảm được chi phí phòng chữa bệnh đáng kể.

Nguyễn Khuê - Báo Nông nghiệp Việt Nam, sô 25 ngày 4/2/2010

Bà Nguyễn Thị Hương chủ trang trại chăn nuôi tại đắc lắc cho biết. sau khi sử dụng men ủ vi sinh dạng bột có thành phần:

lactobacilluss acidophilus 109/1ml

bacillus subtilis 109/1ml

Saccharomyces boulardii 108 – 109/1ml

Lợn ăn thức ăn này lớn nhanh, tăng trọng cao hơn các loại cám công nghiệp khác (trung bình đạt 27kg/con/tháng so với 20-25kg/con/tháng với các loại cám khác); da bóng đẹp, tỷ lệ nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao (trung bình 78% so với 72- 75% với các loại cám khác); chi phí thức ăn giảm từ 2-3kg/kg tăng trọng so với các loại thức ăn khác; lợn khoẻ mạnh, ít bị bệnh nên giảm được chi phí phòng chữa bệnh đáng kể.

Trại heo của ông cao văn thê ở ấp hòa mỹ, xã bình ninh, huyện chợ gạo tỉnh tiền giang

Trại heo rộng 2 mẫu, hiện đàn nái khoảng 400 con. Ông cho biết từ khi có men vi sinh probiotics dạng bột,ông sử dụng cho đàn nái và thấy giảm tỉ lệ heo chết đạt năng xuất cao hơn. Đàn heo năng xuất trung bình đạt 10 con/lứa, đạt 2,2 lứa/ năm

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM 3.1. Múc đíchthực nghiệm:

Làm quen với phương pháp nghiên cứu liến quan đến sản xuất chế phẩm probiotics trong chăn nuôi

3.2. Nơi thực hiện:

Phòng thí nghiệm, dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1,TPHCM

3.3. Vật liệu

 02 chủng nấm mốc thuộc giống Aspergillus (Aspergillus niger và Aspergillus

orazye),

 02 chủng vi khuẩn thuộc giống Bacillus (Bacillus amyloliquefaciens B10.4, B.

megaterium B11.2)

 02 chủng vi khuẩn thuộc giống Lactobacillus (Lactobacillus plantarum LDC,

L. brevis LDR)

 02 chủng nấm men thuộc giống Saccharomyces (Saccharomyces cerevisae, S.

boulardii)

3.4. Môi trường lên men:

- Môi trường I; môi trường cho Lactobacillus ssp

Dịch cà chua 10%

Nước dừa già 10%

Cao thịt 1.5%

K2HPO4 0.2%

CH3COONa 0.5%

Citrat amon 0.2%

Saccharose 10%

H2O 1000ml

- Môi trường II; môi trường cho Bacillus.ssp

Môi trường nước giá đậu

Dịch chiết nước giá đậu 20%

Dịch bột đậu nành 5%

Dịch nước cám gạo 10%

Mật rỉ đường 5%

H2O 1000ml

- Môi trường III; môi trường cho Saccharomyces cerevisae, S. boulardii:

Môi trường mật rỉ đường

Mật rỉ đường 5%

CaCO3 0.1 – 0.15%

KNO3 0.1%

H2O 1000ml

3.5. Phương pháp

3.5.1. Tìm thời gian lên men thích hợp

Các chủng vsv gồm: Lactobacillus, Bacillus, Saccharomyces được lên men riêng rẽ trong 3 môi trường lên men đã xác định

Môi trường I; môi trường cho Lactobacillus.ssp Môi trường II; môi trường cho Bacillus.ssp

Môi trường III; môi trường cho Saccharomyces cerevisae, S. boulardii:

Chọn các khoảng thời gian lên men khác nhau cho mỗi giống, (24, 48, 72 và 96 giờ) ở 370C ( cho vi khuẩn) và 300C (cho nấm men), sau đó kiểm tra sinh khối (cfu/g hay cfu/ml). Xác định thời gian lên men thich hợp.

3.5.2. Khảo sát các phương pháp sấy, xác định tỉ lệ sống sót

- Các chỉ tiêu theo dõi: Ẩm độ, mật độ vi sinh vật, họat lực các enzyme; mức độ nhiễm khuẩn của sản phẩm ở những điều kiện sấy khác nhau.

3.5.2.1. Phương pháp sấy phun sương

Với phương pháp sấy phun sương thông số theo dõi: - Lượng chất khô trước khi sấy phải đạt 15%

- Nhiệt độ đầu vào 1450C - Kích thước hạt 0.1-0.5µm - Độ ẩm sau hki sấy 7% - Hệ số thu hồi chất rắn 60% - Năng xuất 2 lít/giờ

3.5.2.2. Sấy đông khô

Thông số sấy:

- Nhiệt đông đá ở -400C - Tốc độ đông đá: 0.80C/phút - Giới hạn chân không: Pa < 6.7 - Độ ẩm sau khi sấy: 7%

- Năng xuất: 2 lít/giờ

3.5.2.3. Sấy bằng nhiệt

Thiết bị, tủ sấy trong phòng thí nghiệm, đựng chế phẩm lên những khay nhỏ 20cm

Nhiệt độ sấy từ: 35 – 400C Thời gian sấy: từ 2-3 ngày

Mỗi khay cho khoảng 500(g) chế phẩm

3.5.2.4. Phơi khô ngoài không khí

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình nghiên cứu sản xuất và ứng dụng probiotics trong chăn nuôi (Trang 38 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w