Một số loài bacillus sử dụng làm probiotic

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình nghiên cứu sản xuất và ứng dụng probiotics trong chăn nuôi (Trang 28 - 30)

* Bacillus subtilis:

Bacillus subtilis được phát hiện và đặt tên vào năm 1872, nó phân bố phổ biến

trong đất, đặc biệt trong cỏ khô nên còn có tên gọi khác là trực khuẩn cỏ khô. Là những vi khuẩn hình que, ngắn, nhỏ, kích thước (3- 5) × 0.6µm, nhiều khi tế bào nối với nhau thành chuỗi dài ngắn khác nhau hoặc tế bào đứng riêng rẽ. Khuẩn lạc khô, không màu hoặc màu xám nhạt, hơi nhăn hoặc tạo ra lớp màng mịn lan trên bề mặt thạch, có mép nhăn bám chặt vào môi trương thạch.

Nhiệt độ thích hợp cho B. subtilis sinh trưởng là 30- 50oC, thường nuôi cấy ở 370C. Bào tử hình bầu dục, kích thước 0.6-0.9µm, phân bố lệch tâm, gần tâm nhưng không chính tâm. Bào tử có thể sống vài năm đến vài chục năm. Đã có những chứng cứ về việc duy trì sức sống của bào tử B.subtilis trong 200-300 năm.

Vi khuẩn B.subtilis có màng nhày (giác mạc) giúp vi khuẩn có khả năng chịu đựng được điều kiện thời tiết khắc nhiệt, vì màng nhày có thể dự trữ thức ăn và bảo vệ vi khuẩn tránh tổn thương khi khô hạn. Màng nhày có thể quan sát được khi

nhuộm tiêu bản, qua kính hiển vi thấy màng nhày không mà, trong suốt còn tế bo vi khuẩn bắt màu nâu đỏ trn nền tiu bản xanh hoặc đen.

Hình 2.9. Tế bào Bacillus subtilis

B.subtilis có khả năng sinh một số enzym như amylase, protease kiềm có giá

trị cao, đặc biệt có khả năng sinh tổng hợp riboflavin (tiền vitamin B2). Vì vậy

B.subtillis được ứng dụng khá nhiều trong các ngành công nghiệp. * Bacillus licheniformis

Bacillus licheniformis là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đất, được tìm thấy trên lông chim, đặc biệt là ngực và lông, và hầu hết là các loài chim ở mặt đất và các loài như vịt. Là một vi khuẩn gram dương, nhiệt độ tăng trưởng tối ưu là khoảng 500C, mặc dù có thể tồn tại ở nhiệt độ cao hơn. Nhiệt độ tối ưu tiết enzyme là 370C. Tồn tại ở dạng bào tử để chống lại sự khắc nghiệt xung quanh, ở trạng thái thực vật khi có điều kiện tốt.

Hình 2.10. Tế bào Bacillus licheniformis

* Bacillus amyloliquefaciens

Bacillus amyloliquefaciens được phát hiện bởi nhà khoa học Nhật Bản tên là Fukumoto. Bacillus amyloliquefaciens sản xuất ra enzyme amylase và lipase. Giữ thập niên 1940 và 1980 Bacteriologists tranh cải về việc B. amyloliquefaciens là loài riêng biệt hay là một phân loài của B. subtilis. Đến năm 1987 một nhóm nhà khoa học gồm Fergus G. Priest của Heriot – Watt University thành lập nó như là một loài

Hình 2.11. Tế bào Bacillusamyloliquefaciens *Bacillus megaterium

Bacillus megaterium là vi khuẩn gram dương, hình que là một trong những

eubacteria lớn nhất được tìm thấy trong đất. Có thể tồn tại ở điều kiện khắc nghiệt do bào tử tạo ra

Bacillus megaterium dùng sản xuất penicillin, các enzyme sửa đổi

corticosteroid và một số acid amin dehydrogenas.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình nghiên cứu sản xuất và ứng dụng probiotics trong chăn nuôi (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w