Một số đề tài nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình nghiên cứu sản xuất và ứng dụng probiotics trong chăn nuôi (Trang 34 - 74)

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh, probiotic bổ sung vào thức ăn chăn nuôi đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới do những hiệu qủa to lớn của nó trong việc tăng năng xuất vật nuôi, nâng cao hiệu qủa sử dụng thức ăn, hạ giá thành sản xuất và bảo đảm vệ sinh an toàn sản phẩm. Những lòai vi khuẩn, nấm

men như: Lactobacillus acidophillus, Lactobacillus platarum, Bacillus subtilis,

Bacillus megaterium, Treptococcus faecium, Saccharomyce boulardii, Sacchromyces serevisiae. Đã được phân lập, nuôi cấy và bào chế dưới dạng chế phẩm vi sinh,

probiotic, prebiotic bổ sung vào thức ăn nhằm cải thiện khả năng năng tiêu hóa, hấp thu; nâng cao sức đề kháng và thay thế sử dụng kháng sinh, hóa dược trong thức ăn chăn nuôi (Simon, 2001).

Nghiên cứu của Luc Shiming (1980) cho thấy chế phẩm Lactobacillus được phân lập từ gà con khỏe mạnh có tác dụng phòng và trị bệnh pullorum (tiêu chảy cấp tính và ác tính hàng loạt ở gà).

Reverdin (1996) cho rằng Saccharomyces cerevisiae có tác dụng làm nâng cao chất béo trong sữa dê. Nghiên cứu khác cho thấy sử dụng chế phẩm probiotic trên gà đẻ làm tăng sản lượng trứng 5% (Mohal et al., 1995)

Cải thiện số ngày đẻ trứng, hệ số chuyển biến thức ăn, trọng lượng trứng và chất lượng lòng đỏ (Tortuero và Fernandez, 1995).

Nghiên cứu của Tortuero (1989) cho thấy bổ sung hỗn hợp L.acidophilus và

S. faecium cho gà thịt giai đọan 5-8 tuần đã cải thiện 2% tăng trọng và hiệu quả sử

dụng thức ăn.

Nghiên cứu của Kyriakis (1999) sử dụng Bacillus licheniformis với liều 107 bào tử/g, có tác dụng làm giảm tỷ lệ tiêu chảy, cải thiện tăng trọng và tiêu tốn thức ăn cho heo.

Nghiên cứu Lema (2001) sử dụng các loài Lactobacillus acidophilus;

Streptocccus faecium ; phối hợp giữa Lactobacillus acidophilus với Streptocccus

faecium, Lactobacillus casei, L. fermentum và L. plantarum trộn trong thức ăn cho

Kết quả cho thấy hỗn hợp Lactobacillus cidophilus với Streptocccus faecium,

Lactobacillus casei, L.fermentum và L. plantarum đã làm giảm sự bài thải E.coli

trong phân.

2.9.2. Tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu trong nước

2.9.2.1.Đề tài nghiên cứu phân lập đặc điểm vi khuẩn lactic ứng dụng làm chếphẩm vi sinh. Khoa sinh học Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên ĐHQGHN phẩm vi sinh. Khoa sinh học Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên ĐHQGHN

Đề tài phân lập những vi khuẩn lactic trong nem chua tại Hà Nội

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu vsv thông dụng trong việc phân lập và xác định các đặc điểm sinh học của vi khuẩn lactic.

- Đặc điểm, hình dạng của 10 chủng vk lactic tuyển chọn ( trình bày tại bảng 1, phụ lục)

Tuyển chọn vsv có tiềm năng probiotics theo các tiêu chuẩn.

- Định lượng axit lactic (theo phương pháp đo độ 0T, trình bày tại bảng 2, hình 1, phụ lục)

- Hoạt tính kháng khuẩn của các chủng vi sinh vật probiotic (bằng phương pháp khuếch tn trn giếng thạch, trình by tại bảng 3, hình 2 trong phụ lục)

- Hoạt tính enzyme phân giải protein (bằng phương pháp khuếch tn trn giếng thạch, kết quả trình by tại bảng 4, hình 3, phụ lục)

2.9.2.2. Đề tài phân lập tuyển chọn vi khuẩn lên men lactic làm chế phẩm probiotic Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ.tpHCM

Đề tài phân lập, tuyển chọn những vi khuẩn lên men lactic từ: sữa chua, dưa cà muối và các chế phẩm probiotic thương mại

- Phân lập, định danh vi khuẩn lactic (theo phương pháp cổ điển Bergey,s Manual, 1957). Sơ đồ phân lập, định danh (trình bày hình 7 trong phụ lục)

- Một số hình thái khuẩn lạc dưới kính hiển vi ×100 và ×1000 đề tài đã phân lập được. (Trình bày tại bảng 5, phụ lục)

Tuyển chọn vsv có tiềm năng probiotic theo tiu chuẩn

- Kháng vsv chỉ thị E. coli, Salmonella spp., Pseudomonas spp. (phương pháp khuếch tán trên bề mặt thạch, qua giếng thạch và khả năng đối kháng bằng phương pháp Tubidimetric assay (đo độ đục)). Trình bày tại hình 4, hình 5, phụ lục

- Khng acid v muối mật.

Quy trình Sản xuất chế phẩm probiotic, (hình 6, phụ lục)

2.9.2.3. Đề tài nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh, probiotic sử dụng trongthức ăn chăn nuôi. Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam. 121 Nguyễn Bỉnh thức ăn chăn nuôi. Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam. 121 Nguyễn Bỉnh Khieâm, Q1,TPHCM

Đề tài phân lập, tuyển chọn các giống Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces, có tiềm năng probiotic từ 2 nguồn:

- Phân lập từ các chế phẩm probiotic thương mại của các công ty trong và ngoài nước

Phân lập từ các thực phẩm lên men như: sữa chua, dưa cà muối, men chua....

- Phân lập theo các phương pháp nghiên cứu vsv thông dụng trong việc phân lập và xác định các đặc điểm sinh học của vsv

 Tuyển chọn các vi sinh vật tiềm năng probiotics trong chăn nuôi theo các tiêu chí như:

- Khả năng sinh axit lactic - Khả năng kháng vsv chỉ thị

- Khả năng sinh enzyme phân giải, (hỗ trợ tiêu hóa) - khả năng sống sót trong dịch dạ dày và muối mật - Khả năng lên men

Quy trình Sản xuất chế phẩm probiotic, (trình by tại hình 3.8) Phối chế sản phẩm probiotic.

Đã sản xuất được 20 lít chế phẩm dạng lỏng, 5 kg sản phẩm dạng bột Thành phần sản phẩm:

Dạng lỏng:

Lactobacillus Plantarum, L. Brevis : 109CFU/ml

Bacillus Amyloliquefaciens, B. Megaterium :108CFU/ml

Saccharomyces cerevisae, S. boulardii : 109CFU/ml

Enzyme Amylase : 9 UI/ml

Dạng bột:

Lactobacillus Plantarum, L. brevis : 8.5 x 108cfu/g

Bacillus amyloliquefaciens, B. megaterium :8.2 x 107CFU/g

Ứng dụng chế phẩm: Dùng để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm lượng kháng sinh tồn dư, chống lại các bệnh về đường ruột cho vật nuôi

2.9.3. Một số đề tài nghiên cứu trong nước đã được công bố

1 Lê thị Châu Vi khuẩn lactics củ xanh thức

ăn cho bò sữa

Tạp chí khoa học và công nghệ 4. 1992

2 Lê thị Châu Sacharomyces ssp. Thức ăn cho bị Tạp chí khoa học

số 5. 1993

3 Lê Thị Phượng Bổ sung paciflor

and pacicoli Ngừa tiêu chảyở heo nái LVTNCNTY,ĐHNL.khoa TPHCM

4 Lưu thọ Uyên Bacillus.spp Chế phẩm EM

chống tiu chảy cho heo

ĐH Nông Ngiệp 1 Hà Nội

5 Nguyễn Duy Hoan,

Trần Thị Kim Oanh Sacharomyces ssp. Aspergillus ssp. Lactobacillu ssp. Chế phẩm EM trong chăn nuôi gà thả vườn Tạp chí chăn nuôi 6 Đỗ trung Cư, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên Sacharomyces ssp. Aspergillus spp. Lactobacillus ssp. Streptococcus ssp Chế phẩm sinh học Biosubtyl trị tiêu chảy ở heo con v sau cai sữa

Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y Việt Nam 9 trang 58-62 7 Phan Ngọc kính Sacharomyces spp. Aspergillus spp. Lactobacillus spp. Chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn Tạp chí chăn nuôi 4 trang 5-7 8 Tạ Thị Vinh, Đặng Thị Hòe Bacillus Licheniformis và Bacillus Subtilis Chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy cho lợn Tạp chí khoa học thú y 9 trang 54- 56 9 Khắc hiếu, Trương

Quang, Văn Kỳ Saccharomycescerevisae, Lactobacillus acidophilus Streptococcus faecium Chế phẩm EM1. Tác dụng kháng khuẩn Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y 9 trang 50-53

2.10. Những mặt tích cực và hạn chế của sản phẩm trong nước

Các nghiên cứu trong nước đã đóng góp tích cực vào việc cải thiện tình hình chăn nuôi. Tìm ra những chế phẩm mới có công dụng trong chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản. đó là các công trình nghiên cứu như: Men vi sinh NN1 ứng dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. BIO I, BIO II, ứng dụng trong thủy sản…Tuy nhiên, các chế phẩm probiotics trong nứơc chủ yếu sử dụng vsv được phân lập từ chế phẩm thương mại nước ngòai, họat tính không ổn định. Nghiên cưu phân lập tuyển chọn vsv probiotics thuần túy Việt Nam thường dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, chưa có quy trình phù hợp có thể áp dụng đại trà ra ngòai sản xuất; những thử nghiệm trên gia súc khá đơn giản, số lượng gia súc ít, không đủ số lần lặp lại, chỉ tiêu theo dõi chưa phong phú do đó kết luận về tính hiệu qủa của sản phẩm có tính thuyết phục chưa cao. Các nhà nghiên cứu không chia sẻ kiến thức khoa học mà họ luôn giữ bí mật công nghệ riêng của mình. Do đó ưu thế của tính kế thừa bị hạn chế.

2.11. Một số sản phẩm men vi sinh probiotic trong thức ăn chăn nuôi trên thếgiới và ở Việt Nam sản xuất giới và ở Việt Nam sản xuất

2.11.1 Sản phẩm trn thế giới

* Hỗn hợp đậm PROBYN đặc bao gồm vi khuẩn có lợi dưới dạng đông khô.

Dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm - Thành phần:

Men ủ vi sinh ( lactic acid bacteria ) 2 × 1011 CFU/Kg

Bacillu subtilis, lactobacillusacidophilus,

Lactobacillus planterum và Aspergillus niger ở đạng đông khô

Hỗn hợp enzyme 34.500 IU/Kg ( amylase, beta – glucanase, hemicellulase, protease )

- Công dụng:

Lactic acid bacteria và hỗn hợp enzyme giúp cho việc tiêu hóa thức ăn đạt hiệu quả hơn

Giảm mùi hôi, hơi gas ammonia và cải thiện môi trường xung quanh trại nuôi - Liều dung: Hòa vào nước uống cho heo và gia cầm 25(g)/100 lít nước.Trộn vào thức ăn

+ Gà con heo con, gà giống, heo giống 500 (g)/1 ton thức ăn + Gà thịt, gà đẻ, và heo thịt 250 (g)/ 1 ton thức ăn

* Men vi sinh dạng bột: * Thành phần: Bacillus subtilis: 109/1ml Lactobacillus acidophilus: 109/1ml Saccharomyces boulardii: 108 – 109/1ml - Công dụng:

Công dụng Men thảo dược là sự kết hợp hoàn hảo giữa thảo dược và các Enzym. Giúp tăng cường sức khoẻ, tăng sinh trưởng, con vật lớn nhanh, không bị ỉa chảy. Dùng thường xuyên men thảo dược giúp gia súc, gia cầm tăng sức đề kháng và cải thiện môi trường chăn nuôi

* BIO I: Chế phẩm dùng trong chăn nuôi

2.11.2. Sản phẩm sản xuất ở Việt Nam * Men ủ vi sinh NN1:

Trong thời gian gần đây, Khoa Chăn nuôi (trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) đã nghiên cứu và sản xuất thành công loại men vi sinh NN1 được sử dụng rất hiệu quả trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

TS. Nguyễn Khắc Tuấn, tác giả của chế phẩm vi sinh này cho biết: Chế phẩm men vi sinh NN1 có chứa nhều vi sinh vật hữu ích, khi phối trộn với thức ăn có tác dụng giúp nâng cao khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, nâng cao tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ bị bệnh, giảm tỷ lệ chết, tỷ lệ còi cọc do mắc bệnh, giảm được lượng thức ăn, giảm chi phí thuốc và công lao động. Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm sinh học men tiêu hoá làm giảm được ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do khi gia súc ăn các loại thức ăn có phối trộn men này thì phân thải ra không mùi hôi thối.

Theo hướng dẫn của Cty Hải Nguyên (trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội), để sử dụng loại men vi sinh NN1 trong chăn nuôi lợn và gia cầm một cách có hiệu quả bà con cần chú ý một số điểm sau đây:

- Cách ủ: Trộn đều 1kg men ủ vi sinh NN1 với 20kg nguyên liệu, sau đó trộn đều với 130kg nguyên liệu còn lại. Cho nước đúng theo công thức trộn đều và xoa cho tơi. Để hở khoảng 3-4 tiếng, sau đó cho vào bao hoặc thùng sạch, buộc hoặc đậy kín. Mùa hè sau 24 tiếng, mùa đông 36 tiếng thì có thể cho lợn ăn được.

- Cách cho ăn: Khi cho lợn ăn nên phối trộn thêm với các loại thức ăn đậm đặc khác. Với lợn con, lợn còn nhỏ nên phối trộn theo tỷ lệ: 1kg cám đậm đặc + 5 kg

ủ men; với lợn có trọng lượng từ trên 60kg cho tới 100kg thì phối 1kg cám đậm đặc +7kg cám đã ủ men. Với các loại gia cầm như gà, vịt, ngan… thì nên phối trộn tỷ lệ 1/5 (1kg cám đậm đặc + 5kg cám đã ủ men). Cần chú ý bổ sung thêm nước vào thức ăn nếu trong chuồng không có hẹ thống nước uống. Ngoài ra, cũng tuỳ theo sở thích của con vật mà có thể cho ăn ở dạng khô, dạng ướt hoặc dạng lỏng. Với lợn con mới tách mẹ nên cho ăn dần dần từ thấp lên cao đến khi nào lợn ăn quen mới chjo ăn toàn bộ thức ăn ủ men.

Đối với lợn nái chửa nên cho ăn bình thườngnhưng lưu ý giảm lượng thức ăn trước và sau đẻ 3 ngày sau đó lại tiếp tục cho ăn như bình thường. Một số lợn lúc đầu ăn rất mạnh thức ăn ủ men nhưng sau đó ăn ít đi thì bà con không đáng lo ngại. Tuy lợn ăn lượng thức ăn ủ men ít nhưng vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng do tỷ lệ tiêu hoá hấp thu thức ăn lên men tăng lên.

Theo các nhà khoa học trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, sử dụng thức ăn ủ men giúp lợn tăng trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Sử dụng thức ăn ủ men cũng sẽ giảm được chi phí thức ăn, cụ thể giảm khoảng 20%, con vật khoẻ, sức đề kháng tốt nên giảm được tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường ruột. Khi sử dụng thức ăn ủ men chuồng trại luôn sạch sẽ, ít mùi hôi.

Nguyễn Khuê - Báo Nông nghiệp Việt Nam, sô 25 ngày 4/2/2010

* G7 –Amazyme (dạng bột)

- Thành phần: trong 1kg sản phẩm

Bacillus subtilis ……….2-3.109 CFU

Lactobacillus acidophilus ………2-3.109 CFU

Sacharomyces cereviseae ……108 – 109 CFU

- Côngdụng:

Giúp ngăn ngừa tích cực rối loạn tiêu hoá, ỉa phân sống và ỉa chảy Gia tăng sức đề kháng với các vi khuẩn gây bệnh

Giúp phục hồi khả năng tiêu hoá của gia súc sau khi dùng kháng sinh Gia tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng rối loạn tiêu hoá

Giảm thiểu mùi hôi và khí độc trong chuồng nuôi Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia súc gia cầm

* ProBio-S và Bio-E

Được trưng bày tại Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam. Những sản phẩm này được sản xuất trên quy mô nhỏ tại Viện Sinh học Nhiệt đới

Bio-E là chế phẩm dạng bột khô, được tạo ra bằng cách cấy chủng nấm mốc hữu ích A.Niger lên bã khoai mì với tỷ lệ 2g mốc/kg bã. Chủng nấm mốc này do chính các chuyên gia thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới tạo ra trước đó. Tiếp đến, bã được ủ trong các khay nhôm 20 tiếng, sau đó được phơi khô, sấy và đóng bao. Theo kỹ sư Phượng, quá trình lên men nói trên tạo ra ba loại enzym (glucoamylase, cellulase và á amylase) trong sản phẩm, có vai trò kích thích tiêu hoá. Cụ thể là khi được trộn với các thức ăn chính thì enzyme này sẽ làm cho thức ăn chuyển hoá tốt hơn, dễ tiêu, giảm tiêu tốn thức ăn, do vậy làm vật nuôi tăng trọng nhanh. Ngoài ra, thành phần đạm trong chế phẩm đạt 9-10%, so với 0,2% trong bã khoai mì ban đầu. Giá thành của Bio-E là 10.000-12.000 đồng/kg.

Còn ProBio-S lại là chế phẩm dạng lỏng, được sản xuất bằng cách cho bã tươi vào những bao tải lớn rồi cấy chế phẩm EM-S chứa nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như Bacillus ssp., Lactobacillus ssp., Saccharomyces ssp. với tỷ lệ 1lít EM-S/25kg

tăng mạnh. Với những chủng vi sinh vật hữu dụng nói trên, chế phẩm ProBio-S giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột của vật nuôi cũng như giảm lượng vi sinh vật có hại. Nhờ thế mà vật nuôi tiêu hoá tốt hơn, giảm tỷ lệ bệnh đường ruột, tăng trọng nhanh hơn. Giá thành của ProBio-S là 5.000-6.000 đồng/kg.

2.12. Mức tiêu thụ sản phẩm probiotic trên thị trường.

Hiện việt nam ta vẫn đang phải nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ các nước khác nên giá thành của sản phẩm luôn tăng cao.

Chỉ trong ba tháng đầu năm nay, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng giá buốn lần, tăng 3.4 – 7.4%. còn giá các sản phẩm heo, gà, cá…hầu như lại không tăng.

Hiện các sản phẩm probiotics đang được nước ta nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm. Vậy nên trên thị trường hiện giờ vẫn chưa có mà đa phần là nhập từ các nước khác.

Các sản phẩm nhập vào thì hầu như chỉ những trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, chăn nuôi số lượng nhiều mới biết đến và mức dùng vẫn chưa cao vì là sản

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình nghiên cứu sản xuất và ứng dụng probiotics trong chăn nuôi (Trang 34 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w