Giải pháp làm giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu hân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang (Trang 69 - 74)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

5.4.2. Giải pháp làm giảm thiểu rủi ro

Tập trung vào công tác phòng ngừa rủi ro trong cho vay cần thẫm định kĩ dự án, phương án, các chỉ tiêu tài chính, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng, phân tích chặt chẽ các nguồn thông tin và khả năng trả nợ, không quá chú trọng

đến tài sản mà thẩm định qua loa các yếu tố khác để phải xử lý tài sản rất chậm để ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của chi nhánh.

Phân tán rủi ro: Thực hiện phương pháp chia sẽ rủi ro giữa các nhà đầu tư, giữa các khách hàng như cho vay với nhiều khách hàng, cho vay đồng tài trợ.

Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ liên quan đến việc xây dựng chính sách tín dụng nhằm xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng.

Thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng MHB. Triển khai ngay mô hình quản lý tín dụng tại chi nhánh về việc chỉnh sữa mô hình bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh theo hướng thành lập thêm phòng quản lý rủi ro và phòng hỗ trợ kinh doanh.

Đối với các khoản quá hạn, nợ xấu cần phân tích rõ nguyên nhân tình hình trực tiếp từng khoản vay, có biện pháp xử lý thích hợp cho từng trường hợp cụ thể. Khởi kiện, bán đấu giá, tìm người mua tài sản,…kể cả việc sử dụng dự phòng để xử lý và xem xét đến các trường hợp được miễn giảm.

Thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của ngành, giá cả trên thị trường, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.

Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẫm định thường xuyên tham gia các khóa học nâng cao trình độ, khả năng thẩm định để giúp cán bộ thẩm định nâng cao chất lượng nghiệp vụ hơn để cho việc thẫm định đạt hiệu quả cao hơn.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1.Kết luận

phục vụ của các nhân viên trong ngân hàng để phấn đấu vươn lên chẳng hạn trong ba năm (2005-2007) ngân hàng đã thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ tầng lớp dân cư giúp nguồn vốn huy động ngày càng tăng trưởng ổn định, không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, đang từng bước thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng như thiết lập tổ tư vấn và bộ phận quản lý rủi ro chuyên môn hóa cao nhằm đánh giá độc lập các rủi ro tín dụng phát sinh làm từng bước giảm thiểu khoản nợ quá hạn,… Mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn song Ngân hàng đã góp phần đáng kể trong công tác xây dựng và phát triển đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng những khó khăn này không làm trùng bước các cán bộ Ngân hàng để đạt được những kết quả thắng lợi trong các năm qua. Hy vọng trong thời gian tới với sự chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Ngân hàng phát huy vai trò chủ lực của mình đối với nền kinh tế tỉnh nhà.

Như vậy ta thấy việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đóng một vai trò rất quan trọng không những đối với các ngân hàng mà còn quan trọng trong bất kì công việc kinh doanh nào vì qua phân tích giúp ta thấy được hiểu quả kinh doanh để có thể tiếp tục nâng cao tiến trình kinh doanh của mình, đó là bước đầu cần thiết trong việc hoạch định hiệu suất khả thi trong tương lai. Ngoài ra để quản lý tốt hoạt động kinh doanh, Ban lãnh đạo ngân hàng không những phải biết tổ chức quá trình hoạt động, nghiên cứu thị trường, hoạch toán kế toán…, mà phải thường xuyên phân tích hoạt động ngân hàng để phát hiện kịp thời mặt mạnh, chỗ yếu của đơn vị mình, trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp trong sử dụng lao động đồng vốn, góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.Vì vậy việc phân tích hiệu quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng cũng như các nhà quản trị.

6.2.Kiến nghị

Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang có thể hội nhập và cạnh tranh tốt với các ngân hàng thương mại khác khi tham gia vào thị trường thế giới. Em xin kiến nghị mang tính chất tham khảo, hy vọng góp một phần nhỏ để hoạt động Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn.

Hiện nay về cơ bản, lãi suất đã được tự do hoá, tuy nhiên, khả năng can thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp, thông qua nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là rất hạn chế. Do đó, khi lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao như thời gian gần đây sẽ gây khó khăn trong công tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn của hệ thống NHTM. Vì vậy, NHNN cần có các giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến quyền sử dụng và quyền sỡ hữu bất động sản, động sản đăng ký giao dịch để hỗ trợ phối hợp tốt trong quá trình giải ngân thu nợ.

Nên có chính sách đầu tư hợp lý cả về cơ cấu đầu tư lẫn chính sách giá thuê đất,...để thu hút hấp đẫn các nhà đầu tư vào khu công nghiệp mới đặc biệt là đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến thức ăn gia súc, chế biến thủy sản xuất khẩu,...có hiệu quả và giải quyết việc làm cho số đông người lao động là học sinh, sinh viên mới ra trường.

Có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tạo điều kiện cho ngân hàng tìm hiểu, tiếp cận và tiếp xúc với người dân địa phương nhằm giới thiệu và hướng dẫn người dân về hoạt động của Ngân hàng.

Sẵn sàng giải đáp cho người dân những thắc mắc khi họ có nhu cầu giao dịch với khách hàng. Nếu không hiểu rõ địa phương có thể hướng dẫn người dân trực tiếp đến Ngân hàng.

6.2.3 Đối với ngân hàng MHB Chi nhánh

- Vận dụng tối đa các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực ngân hàng để tạo ra nhiều loại hình dịch vụ mới cung cấp kịp thời và chính xác cho khách hàng biết về tỷ giá, lãi suất, sử dụng tài khoản cũng như những biến động của nền kinh tế để có giải pháp kịp thời cho các nghiệp vụ kinh doanh.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc, mở rộng mặt bằng để tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

-Tăng cường và mở rộng các biện pháp tuyên truyền và quảng cáo trên các báo đài, tổ chức các cuộc hội nghị đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp trong tỉnh để giới thiệu, quy chế cho vay và sản phẩm dịch vụ mới.

- Phát huy vai trò tư vấn của Ngân hàng đối với khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, hạn chế nợ quá hạn

- Trước, trong và sau khi trình cho vay ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo nợ vay đánh giá mức độ hao mòn để có biện pháp xử lý kịp thời khi tài sản mất giá hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Tranh thủ dành địa phần phát thẻ ATM cho các trường đại học, trung học chuyên nghiệp.

- Khuyến khích cán bộ công nhân viên trong tỉnh mở tài khoản tại các ngân hàng và thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên qua ngân hàng.

+ Xây dựng quy trình quản lý rủi ro theo các mô hình cụ thể, đưa ra những phương án xử lý tình huống khẩn cấp và tổ chức diễn tập để chủ động hơn trong việc quản lý rủi ro. Nghiên cứu việc sử dụng các công cụ phòng vệ rủi ro, xây dựng các hạn mức rủi ro cho từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc và có cơ chế đánh giá, giám sát chặt chẽ, khách quan, nhất quán và toàn diện.

+Tăng cường hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ trong từng quy trình nghiệp vụ nhằm giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro.

+Tổ chức thu thập thông tin, xây dựng hệ thống thông tin bên trong và bên ngoài đầy đủ phục vụ cho công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lâm Thị Cẩm Thi (2004) “ Phân tích tình hình cho vay mua sửa chữa nhà tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang” , luận văn ĐHAG.

Lê Văn Tề (1999) .Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thành Phố. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Hà Nội Nguyễn Quang Thu (2005).Quản trị tài chính căn bản, NXB thống kê.

Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2004).Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại,Tủ sách đại học Cần thơ.

Nguyễn Văn Hoàng (2004) “ Phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Long”, luận văn ĐHCT.

Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Bản tin ngân hàng MHB (2007) http://www.mhb.com.vn/vi/?p=news/news_detail.asp&nid=1405 http://www.mhb.com.vn/vi/?p=gioithieu.asp http://www.mhb.com.vn/vi/?p=news/news_detail.asp&nid=556 http://www.nganhangmhb.vn/vi/default-open.asp?p=news/news_detail.asp&nid=643 http://www.nganhangmhb.vn/vi/default-open.asp?p=news/news_detail.asp&nid=972 http://www.mhbbank.vn/vi/default-open.asp?p=news/news

Một phần của tài liệu hân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w