Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu hân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang (Trang 59 - 61)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

4.7.1. Chỉ tiêu về thu nhập

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) % 1,31 2,28 2,90

Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập % 10,16 16,93 22,00

Tổng thu nhập trên tổng tài sản % 12,78 13,44 13,16

Tổng chi phí trên tổng tài sản % 11,48 11,16 10,27

Tổng chi phí trên tổng thu nhập % 89,84 83,07 78,00

Bảng 18: Chỉ tiêu về thu nhập

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): chỉ số này giúp ta xác định được hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản có. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này khá cao và còn tăng liên tục cụ thể năm 2005 đạt 1,31%, năm 2006 đạt 2,28% đến năm 2007 tăng lên đến 2,90% số liệu này đã chứng minh được hiệu quả quản lý tài sản có tại ngân hàng rất tốt, hệ số ROA cao đó là kết quả của chiến lược kinh doanh mạnh mẽ, táo bạo nhưng vững chất. Để đạt được mức lợi nhuận tăng cao thì đòi hỏi ngân hàng phải chấp nhận mức rủi ro nhất định vì lợi nhuận bao giờ cũng song hành cùng rủi ro (mức rủi ro chấp nhận nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,93% (2005), 1,32% (2006), 1,51% năm (2007)) để đạt lợi nhuận cao. Đồng thời ngân hàng cũng lập quỹ dự phòng để đối phó với các rủi ro trong tương lai điều này làm ngân hàng an toàn và ổn định hơn.

Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập: Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy qua ba năm (2005-2007) tỷ số này tăng lên rõ rệt. Năm 2005 là 10,16%. Năm 2006 tăng lên 16,93% (tức tăng 6,76%) so với năm 2005. Sang năm 2007 tỷ số này tiếp tục tăng đạt 22,00% (tức tăng 5,07%) so với năm 2006. Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 10,16 đồng lợi nhuận ở năm 2005, 16,93 đồng lợi nhuận ở năm 2006 và 22,00 đồng lợi nhuận ở năm 2007 qua số liệu ta thấy được lợi nhuận của ngân hàng tăng liên tục qua các năm nguyên nhân do ngân hàng đã tích cực trong việc giảm chi phí ( một đồng tiết kiệm lợi nhuận nhân đôi) như giảm tiết kiệm điện, giảm liên lạc không cần thiết kết hợp với tiết kiệm chi nhánh cũng đã có

hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống,…để tăng lợi nhuận. Với tỷ suất sinh lời qua các năm ở Ngân hàng như thế là khá cao và cần duy trì phát huy hơn.

Tổng thu nhập trên tổng tài sản: Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản tại ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Nhìn chung, hệ số sử dụng tài sản của chi nhánh qua ba năm (2005-2007) luôn tăng (từ 12,78% đến 13,44%) với mức tăng trưởng như vậy là khá cao với xu hướng phát triển như thế đã cho thấy Ngân hàng có nhiều cố gắng trong việc gia tăng nguồn vốn hoạt động và có sự điều động linh hoạt các khoản mục sinh lời ngày càng hợp lý để tạo ra thu nhập ngày càng nhiều hơn. Cụ thể năm 2005 là 12,78%, năm 2006 tăng lên đến 13,44% và năm 2007 có giảm chút so với 2006 nhưng vẫn đạt mức là 13,16%. Như vậy cứ 100 đồng tài sản có của Ngân hàng đem đi đầu tư sẽ thu được 12,78 đồng thu nhập năm 2005, 13,44 đồng thu nhập năm 2006, và 13,16 đồng thu nhập năm 2004.

Tổng chi phí trên tổng tài sản: Đây là chỉ số xác định chi phí bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2005 đạt 11,48%, năm 2006 giảm còn 11,16%, bước sang năm 2007 chỉ còn 10,28% chỉ số này đang có chiều hướng giảm tức là cứ 100 đồng tài sản đem đầu tư sẽ mất 11,48 đồng chi phí năm 2005, mất 11,16 đồng chi phí năm 2006 và 10,28 đồng chi phí cho năm 2007 điều này chứng tỏ là ngân hàng đã tăng cường công tác quản lý tài sản của mình để làm chi phí ngày càng giảm đi để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng như việc quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua săm, công tác phí theo chính sách nhà nước trên tinh thấn tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Tổng chi phí trên tổng thu nhập: Chỉ số tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập ngày càng giảm qua các năm số liệu này cho thấy rằng để được 100 đồng thu nhập phải bỏ ra 84,84 đồng chi phí năm 2005 và giảm dần đến năm 2007 thì chỉ mất 78 đồng chi phí mà thì đạt được 100 đồng thu nhập điều này nói lên rằng ngân hàng đã có những chiến lược kinh doanh rất hữu hiệu, đồng thời có những biện pháp khá tốt trong khoản mục chi phí không ngừng hạ thấp các chi phí bất hợp lí tạo tiền đề cho việc nâng cao thu nhập của ngân hàng. Điều này sẽ có ý nghĩa góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng đồng thời tăng thế mạnh cạnh tranh.

Tóm lại qua các chỉ số phân tích trên ta thấy ngân hàng hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả ngân hàng biết cách quản lý chi phí để đem tài sản ra đầu tư với một mức chi phí thật hợp lý tạo ra thu nhập ngày càng nhiều và lợi nhuận càng gia tăng tuy nhiên với kết quả đạt được thì ngân hàng càng tăng cường công tác để quản lý rủi ro hơn nữa vì lợi nhuận tăng cao luôn đi kèm với rủi ro với lại trong năm 2007 này rủi ro có phần tăng lên mặc dù không đáng kể nhưng nếu có chính sách giảm thiểu rủi ro tốt hơn thì sẽ an toàn hơn.

4.7.2.Chỉ tiêu về rủi ro

Hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào trong thời kỳ hội nhập như thế này luôn tiềm ẩn rủi ro, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh và uy tín của chính ngân hàng và có tính lây chuyền, ảnh hưởng rất mạnh đến toàn bộ đời sống, kinh tế, chính trị của một quốc gia. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng phát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả, cần phải kiểm soát và hạn chế được rủi ro thông qua công tác quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Một phần của tài liệu hân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w