Một số chỉ tiêu chủ yếu

Một phần của tài liệu hân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang (Trang 36 - 74)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

3.4.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu

- Nguồn vốn huy động tại chỗ: 320 tỷ đồng

- Tổng dư nợ: 1.300 tỷ đồng, mức tăng trưởng:7,39% - Nợ quá hạn (nhóm 2 – 5): < 3% tổng dư nợ.

- Lợi nhuận: 38 tỷ.

Chương 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH

AN GIANG 4.1.Phân tích tình hình huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn là vấn đề quan trọng trong việc tạo vốn đầu tư và phát triển kinh tế là nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng. Vì thế, trong thời gian qua ngân hàng đã từng bước tăng cường công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tại địa phương, đồng thời khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế nhờ vậy mà ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan, đáp ứng về nhu cầu tài sản và quy mô tăng trưởng, mang lại kết quả kinh doanh tốt cho ngân hàng và được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: Tình hình huy động vốn của ngân hàng

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007

So sánh tăng giảm 2006/2005 2007/2006 Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % Tiền gửi TCTD 22.715 5.344 10.457 -17.371 -76,47 5.113 95,67

Tiền gửi TCKT 4.537 2.487 17.157 -2.050 -45,18 14.670 589,87

Tiền gửi cá nhân, hộ dân cư

122.736 181.787 264.029 59.051 48,11 82.242 45,24

Tổng VHĐ 149.988 189.618 291.643 39.630 26,42 102.025 53,81

( Nguồn: Phòng tín dụng MHB chi nhánh An Giang)

Mặc dù kinh tế xã hội những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp nhưng với chiến lược, chính sách đã được xây dựng trong hoạt động kinh doanh thì chi nhánh đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác huy động vốn cụ thể:

Vốn huy động năm 2006 đạt 189.618 triệu đồng tăng 39.630 triệu đồng và tăng với tốc độ là 26,42% và đến năm 2007 nguồn vốn này tăng đáng kể đạt 291.643 triệu đồng, tăng 102.025 triệu đồng so với năm 2006 và tăng với tốc độ tăng trưởng là 53,81% vốn này tăng là do chi nhánh thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn nên đã tổ chức thực hiện tốt chiến lược linh hoạt lãi suất (tăng mức lãi suất), thông tin quãng cáo trên báo đài, sử dụng các tờ bướm tờ rơi giới thiệu các hình thức huy động mới, ngoài ra còn cạnh tranh huy động vốn bằng nhiều hình thức nữa như việc phát hành kỳ phiếu, khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng (trúng vàng, xe hơi, nhà..) đến “chiêu” chia nhỏ các kỳ hạn gửi, cho rút tiền trước hạn khi gửi có kỳ hạn... , tăng cường công tác

tiếp thị đến những khách hàng có tiềm năng nguồn vốn dồi dào, duy trì mối quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống, liên hệ nhiều tổ chức cá nhân để duy trì ổn định lượng tiền gửi, từ đó số dư tiền gửi tăng khá cao trong năm 2007. Trong đó loại tiền gửi của cá nhân và hộ dân cư tăng mạnh nhất, năm 2006 tăng với tốc độ 48,11% so với năm 2005 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng là 45,24% so với năm 2006 sở dĩ tăng cao là do năm 2007 ngân hàng đã tập trung phát hành thẻ ATM rộng rãi khắp TP Long Xuyên trên 300 thẻ . Tuy nhiên, lượng tiền gửi của các TCTD không ổn định và sự thay đổi rất lớn cụ thể năm 2006 lượng tiền gửi này đạt 5.344 triệu đồng, giảm đến 17.371 triệu đồng nhưng đến năm 2007 lại tăng lên và tăng với tốc độ là 95,67% so với năm 2006 mặc dù tăng rất cao nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2005 là (53,97%) sở dĩ nguồn vốn này tăng không cao là do (ngân hàng MHB là chi nhánh cấp I trực thuộc Hội sở TP. Hồ Chí Minh nên không có vốn tự có chỉ có vốn điều hòa (vốn điều hòa là vốn do Hội sở chuyển đến với lãi suất rất thấp)) ngân hàng khi cần vốn thì yêu cầu Hội sở chuyển đến với lãi suất thấp hơn so với việc sử dụng vốn từ các TCTD điều này sẽ tiết kiệm được khoảng chi phí trả lãi, hơn nữa lượng tiền mà TCTD gửi vào sẽ không ổn định bởi vì thường các TCTD gửi tiền không nhằm mục đích sinh lời mà dùng để thanh toán liên hàng giữa các TCTD với ngân hàng, mà số tiền các TCTD rút thường là rất lớn ảnh hưởng lớn đến lượng vốn tại ngân hàng vì vậy ngân hàng rất ngại khi nhận khoản tiền gửi từ các TCTD này.

Tiền gửi TCKT đây là loại tiền gửi không nhằm mục đích sinh lãi suất mà nhằm để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2007 lượng tiền gửi này tăng rất mạnh tăng với tốc độ 589,87% so với năm 2006. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán nhằm đáp ứng kịp thời cho việc chi trả tiền hàng , thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán nên lượng tiền gửi này tăng nhanh.

Tóm lại, việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng giúp ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các TCKT và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để qui định mức vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó. Ngoài ra, việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vì vậy ngân hàng

càng cố gắng tập trung để huy động vốn hơn nữa bởi vì lượng vốn huy động như vậy thì chưa tốt lắm. Để hiểu rõ hơn chúng ta có thể nhìn đồ thị dưới đây:

Hình 3: Tình hình huy động vốn tại MHB

4.2.Phân tích tổng quát tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng

Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các ngân hàng thương mại. Đặc biệt tín dụng trong điều kiện kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra yêu cầu mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng vì vậy để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng để làm được một chính sách tín dụng như vậy cần phải phân tích tín dụng cho thật kĩ sau đó mới đưa ra được một chính sách tín dụng như ta mong muốn và sau đây ta đi sâu phân tích tín dụng:

Bảng 4: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng (2005-2007)

2006/2005 2007/2006 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % DSCV 662.572 805.958 1.094.346 143.386 21,64 288.388 35,78

DSTN 597.496 685.575 913.946 88.079 14,74 288.371 33,31

DN 732.250 852.633 1.033.033 120.383 16,44 180.400 21,16 Nợ quá hạn 14.159 11.288 15.614 -2.871 -20,28 4.326 38,32

(Nguồn: Phòng tín dụng MHB chi nhánh An Giang)

Nhìn chung trong 3 năm qua tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng MHB chi nhánh An Giang đạt hiệu quả cao. Theo bảng số liệu trên ta thấy DSCV tại ngân hàng tăng liên tục qua các năm và luôn ổn định cụ thể năm 2006 tăng với tốc độ là 21,64% so với năm 2005, đến năm 2007 tăng với tốc độ là 35,78% so với năm 2006 nguyên nhân DSCV tăng liên tục trong ba năm vừa qua là do bên cạnh những khách hàng truyền thống là cá nhân, hộ gia đình thì hiện nay khách hàng tiềm năng của ngân hàng đã mở rộng sang doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời còn được sự hỗ trợ của ngân hàng Hội Sở như việc tổ chức nhiều lớp tập huấn khác nhau như lớp tập huấn đào tạo và triển khai cấu hình mạng dial-up dự phòng, lớp đào tạo tổ chức văn bản tín dụng,…nhằm nâng cao hơn nữa công tác chuyên môn cho cán bộ nhân viên để làm hài lòng khách hàng đến giao dịch với MHB chính vì vậy DSCV tăng cao và điều này cũng chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng phát triển, uy tín ngày càng được nâng cao, mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng.

Về DSTN năm 2006 tăng với tốc độ là 14,74% so với năm 2005 đến năm 2007 DSTN lại tăng lên 33,31% so với năm 2006 nguyên nhân DSTN tăng đều và ổn định như vậy là do CBTD thường xuyên bám sát theo dõi các khoản nợ, công tác thẩm định khách hàng tốt và các khách hàng tuy có khó khăn nhưng vẫn cố gắng trả nợ cho ngân hàng để giữ uy tín đối với ngân hàng, ngân hàng thu hồi lại những khoản nợ có rủi ro cao để tập trung vốn cho các doanh nghiệp và các công ty vay trong điều kiện hội nhập WTO điều đó làm cho DSTN của ngân hàng tăng cao như vậy là điều tất nhiên.

Dư nợ tại ngân hàng cũng tăng nhanh năm 2006 tăng với tốc độ 16,44% so với 2005 đến năm 2007 tăng 21,16% so với 2006 nguyên nhân dư nợ tăng là do ngân hàng đã chủ trương mở rộng quy mô tín dụng và cố gắng duy trì quan hệ tín dụng đối với những khách hàng tiềm năng sẵn có của mình bằng việc giảm 0,5% lãi suất đối với những khách hàng cũ và những khách hàng có thêm một giao dịch khác tại ngân

nay cho vay trong nhiều lĩnh vực dịch vụ cho vay khách sạn, nuôi trồng thuỷ sản, ….Tóm lại, hoạt động tín dụng tại ngân hàng có hiệu quả và có chiều hướng tăng trưởng cao vì DSCV tăng liên tục trong ba năm và tăng rất ổn định, nợ cũng được thu hồi nhanh chóng hơn, dư nợ cũng tăng và ổn định ta có thể hình dung rõ hơn qua đồ thị và sẽ được tìm hiểu chi tiết ở phần sau:

Hình 4: Tình hình hoạt động tín dụng

Nhìn một cách tổng quát qua đồ thị ta cũng thấy được hoạt động tín dụng tại ngân hàng là có hiệu quả vì DSCV hàng năm tăng rất cao và tăng trưởng rất ổn định và đi theo là dư nợ tăng lên, DSTN tăng đều hàng năm tuy nhiên tốc độ DSCV hàng năm tăng mạnh hơn tốc độ DSTN chính vì vậy làm dư nợ và nợ quá hạn tăng cao tuy nhiên mức độ tăng không mạnh ngân hàng cần theo dõi các khoản nợ này chặt chẽ hơn nữa để kìm chế nợ quá hạn tăng lên và công tác thu nợ được nhanh chóng và ổn định vì để hoạt động tín dụng có hiệu quả thì việc thu hồi nợ là rất quan trọng vì có thu nợ được thì nguồn vốn mà ngân hàng đem cho vay mới tạo ra được lợi nhuận tạo hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

4.3.Phân tích tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn 4.3.1 Doanh số cho vay

Bảng 5: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn (2005-2007)

2006/2005 2007/2006 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % DSCV 662.572 805.958 1.094.346 143.386 21,64 288.388 35,78

Ngắn hạn 427.203 531.307 784.664 104.104 24,37 253.357 47,69 Trung, dài

hạn

235.369 274.651 309.682 39.282 16,69 35.031 12,75

(Nguồn: Phòng tín dụng MHB chi nhánh An Giang)

Việc cho vay xây dựng nhà ở là một trong những chủ trương lớn nhất của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang (gọi tắt là MHB) nhằm mục đích ngói hóa nông thôn, giúp người dân có chỗ ở để họ an tâm sản xuất. Chính vì vậy mà ngân hàng luôn tăng cường công tác tín dụng để có thể tăng DSCV và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Cụ thể, DSCV tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang tăng liên tục trong ba năm vừa qua và tăng khá cao từ 2005-2007. Qua bảng số liệu ta thấy DSCV năm 2006 tăng lên 143.386 triệu đồng với tốc độ 21,64% so với năm 2005, còn năm 2007 tăng 288.388 triệu đồng với tốc độ là 35,78% so với năm 2006. Trong đó, năm 2006 DSCV ngắn hạn tăng khá cao trong tổng DSCV (66%), tăng 143.386 triệu (21,64 %) so với 2005 và đến năm 2007 DSCV ngắn hạn (chiếm 71,70% trong tổng DSCV) tăng 253.357 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ là 47,69% ngân hàng cho vay chủ yếu là để sửa chữa nhà và mua vật dụng trong nhà nhưng trong cuộc sống hiện nay người dân đã có thu nhập ổn định nên thông thường họ có đủ tiền để xây dựng nhà mặc khác lãi suất hiện nay tăng khá cao nên người dân rất ngại khi vay dài hạn nên chỉ vay thêm những khoản sửa chữa mua sắm vật dụng là chính vì vậy mà DSCV ngắn hạn tăng khá cao và cao hơn trung, dài hạn, DSCV trung dài hạn năm 2006 (chiếm 34% trong tổng DSCV) đạt 274.651 triệu đồng và tăng 104.104 triệu đồng so với 2005, tốc độ tăng 16,69%, đến năm 2007 (chiếm 28,30% trong tổng DSCV) đạt 309.682 triệu đồng và tăng 35.031 triệu đồng so với 2006, tốc độ tăng 12,75% . Sở dĩ DSCV tăng cao một phần là nhờ những cán bộ tín dụng tại ngân hàng có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, trình độ chuyên môn phù hợp có khả năng giao tiếp với khách hàng chính vì những lí do đó ngân hàng đã tạo được mối quan hệ thân thiện với khách hàng thúc đẩy khách hàng đến vay trong những lần tiếp theo và hơn thế nữa là có thể giới thiệu bạn bè đến vay. Điều quan trọng hơn DSCV tăng cao là do ban lãnh đạo chi nhánh đã mở rộng địa bàn tín dụng phục vụ nhiều đối tượng tạo điều kiện cho vay đặc biệt đối với những vùng xa trung tâm có thể đến các

phòng giao dịch như Châu Phú, Tân Châu, Châu Đốc,…và hiện nay ngân hàng cũng đang có chính sách cho ra đời phòng giao dịch Hòa Lạc ở huyện Phú Tân và nâng cấp phòng giao dịch Châu Đốc thành chi nhánh để tiện lợi cho khách hàng trong việc đi lại giao dịch với ngân hàng và ban lãnh đạo cũng thường xuyên nghiên cứu các quy định, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ để cải tiến thủ tục hồ sơ vay vốn, tập huấn triển khai các sản phẩm cho vay mới, điều chỉnh lãi suất thật phù hợp trong môi trường cạnh tranh này để thu hút khách hàng

4.3.2. Dư nợ ngắn, trung, dài hạn

Bảng 6: Tình hình dư nợ ngắn, trung, dài hạn (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005

So sánh 2007/2006

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 732.250 852.633 1.033.033 120.383 16,44 180.400 21,16

Dư nợ ngắn hạn 332.137 418.139 579.393 86.002 25,89 161.254 38,56 Dư nợ trung,dài

hạn

400.113 434.494 453.640 34.381 8,59 19.146 4,41

(Nguồn: Phòng tín dụng MHB chi nhánh An Giang)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng tăng liên tục trong ba năm từ năm 2005 đến 2007 điều này phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. Đó là nhờ chi nhánh đã cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu vốn cho các cá nhân có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà và một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cung cấp đủ vốn cho các dự án đầu tư có hiệu quả. Cụ thể, trong năm 2006 tăng 120.383 triệu đồng so với năm 2005 và tăng với tốc độ 16,44%, năm 2007 tổng dư nợ tăng cao hơn năm 2006 là 180.400 triệu đồng với tốc độ là 21,16%. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng đều qua các năm như năm 2006 tăng 86.002 triệu đồng so với 2005 và tăng với tốc độ 25,89% trong khi đó dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2006 chỉ tăng 34.381 triệu với tốc độ 8,59% sở dĩ dư nợ ngắn hạn tăng lên một phần là nhờ Ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng có chọn lọc khách hàng đối với mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là với những hộ nông dân cần sửa chữa nhà đến các doanh nghiệp vừa

Một phần của tài liệu hân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh an giang (Trang 36 - 74)