7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.6.1. Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ cũng không tốt. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số dư nợ trên vốn huy động tại MHB đang có chiều hướng giảm liên tục cụ thể năm 2005 là 4,88% đến 2006 là 4,50% bước sang năm 2007 lại giảm xuống còn 3,54% điều này chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ nguyên nhân chủ yếu do tình hình chung trên địa bàn có quá nhiều ngân hàng thương mại và do sản phẩm dịch vụ thanh toán của MHB chưa đa dạng phong phú tuy nhiên nguồn vốn này đang có chiều huớng tăng dần qua các năm cho thấy ngân hàng đã rất chú trọng trong công tác huy động vốn vì vậy cần duy trì theo đà phát triển như vậy và tăng cường các sản phẩm và quãng cáo hơn nữa để nguồn vốn huy động này ngày càng tăng cao và tăng nhanh hơn nữa để nguồn vốn huy động sử dụng có hiệu quả hơn.
4.6.2.Tỷ lệ nợ quá hạn
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng một cách rõ rệt nhất. Nhìn chung nợ quá hạn của ngân hàng đạt yêu cầu so với mức nợ quá hạn trung bình so với toàn ngành là 5%.Cụ thể, năm 2005 tỷ lệ này đạt 1,93% cao hơn năm 2004 là 0,35% trong khi đó tổng dư nợ năm 2005 cao hơn 9,97% vì vậy nó làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ tăng cao hơn , năm 2006 đạt 1,32% đã giảm rất nhiều so với năm 2005 mà trong khi đó năm 2006 này tổng dư nợ tăng 16,44% so với 2005 mà nợ quá hạn lại giảm 20,27% chứng tỏ là hoạt động tín dụng tại ngân hàng rất có hiệu quả cần
tỷ lệ 5% của ngân hàng nhà nước quy định đây không phải do ngân hàng thu nợ kém hiệu quả mà do trong năm này tổng dư nợ tăng 21,16% so với năm 2006 chính vì vậy làm chỉ số này tăng lên.
4.6.3.Hệ số thu nợ
Chỉ số này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng, chỉ số này càng cao càng được đánh giá là tốt. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này tăng giảm liên tục tuy nhiên nhìn chung thì cũng khá tốt vì trong ba năm chỉ số này đều rất cao chiếm từ 83,51% trở lên. Cụ thể, năm 2005 đạt 90,18% đến năm 2006 đạt 85,06% và bước sang năm 2007 giảm còn 83,51% nguyên nhân giảm là do tốc độ cho vay năm 2007 tăng cao hơn tốc độ thu hồi nợ chính vì vậy làm tỷ số này giảm tuy có giảm nhưng vẫn còn cao không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng sỡ dĩ ngân hàng đạt được kết quả khả quan như vậy là do ngân hàng đã tăng cường rất nhiều chiến lược trong công tác thu hồi nợ như coi trọng quy trình và thể lệ cho vay là cơ sở thu hồi nợ đảm bảo lành mạnh về vốn đầu tư và sinh lợi tuy nhiên cần phải phát huy hơn nữa để chỉ số này tăng lên trong năm 2008 tới và tăng trưởng ổn định trong những thời gian tới để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời kỳ gia nhập WTO như thế này.
4.6.4.Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm, vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì việc đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng đạt hiệu quả. Trong những năm qua vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng trưởng ổn định qua các năm cụ thể năm 2005 đạt 0,85 vòng, năm 2006 đạt 0,87 vòng đến năm 2007 đạt 0,97 vòng nhìn chung với kết quả đạt được ta thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng đạt hiệu quả. Thời gian thu hồi nợ cứ bình quân 1 vòng quay vốn tín dụng năm 2005 là 421,58 ngày, năm 2006 là 416,12 ngày, năm 2007 là 371,38 ngày điều này cho thấy thời gian thu hồi nợ tại ngân hàng ngày
càng ít điều đó nói lên rằng vòng quay tín dụng càng nhanh do đó ngân hàng cần duy trì đà tăng trưởng như vậy để có thu nhập cao.