Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay nội bài (Trang 77 - 83)

- Quy trình phân tích chưa có:

HÀNG KHÔNG NỘI BÀ

3.2.7 Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích

Ban lãnh đạo Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội bài nên chỉ đạo xây dựng quy trình phân tích tài chính khoa học, hợp lý. Quy trình này cần được xây dựng cụ thể, chi tiết từ khâu thu thập thông tin đến khâu phân tích, soạn thảo báo cáo.Yêu cầu của việc xây dựng quy trình là phải phù hợp với mục tiêu phân tích, hiệu quả cao mà chi phí thấp.Công ty có thể xây dựng quy trình phân tích theo mô hình sau:

- Bước 1: Lập kế hoạch phân tích +Xác định mục tiêu phân tích

+ Xây dựng chương trình phân tích: cần phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, phạm vi, thời gian ấn định trong chương trình phân tích, nguồn số liệu. Các nhà phân tích tiến hành xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, lựa chọn phương pháp phân tích, sau đó tổ chức thực hiện công việc phân tích.

- Bước 2: Tiến hành phân tích: Thực hiện theo trình tự sau: + Thu thập và xử lý số liệu

+ Tính toán các chỉ tiêu phân tích

+ Phân tích các chỉ số và xác định nguyên nhân biến động

+ Đưa ra những dự đoán và lập kế hoạch cho kỳ tài chính tiếp theo. + Tổng hợp kết quả, rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cán bộ phân tích có thể đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy những ưu điểm.

- Bước 3: Hoàn thành công việc phân tích + Lập báo cáo phân tích

KIẾN NGHỊ

- Đối với Nhà nước

Tạo môi trường pháp lý hoàn thiện bao gồm tính đồng bộ, khoa học của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành và thực thi pháp luật một cách nghiêm minh. Cơ chế chính sách rõ ràng, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp so sánh với nhau khi tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường pháp lý bình đẳng. Ngoài ra, môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ điều chỉnh được tất cả các hành vi của các bên tham gia vào quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Khi đó, sẽ hạn chế các hành vi tiêu cực trong lĩnh vực tài chính như: các doanh nghiệp sẽ không dám làm giả số liệu tài chính kế toán, các công ty kiểm toán không dám phát hành báo cáo kiểm toán với chất lượng thấp, các phương tiện thông tin đại chúng không dám đưa tin không chính xác…

+ Về phía Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hoà nhập với sự thay đổi đó, thì Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết các hoạt động kinh tế mới đã hoặc sẽ phát sinh trong tương lai, nhằm phản ảnh đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp.

+Vấn đề thông tin kế toán cần được kiểm toán chặt chẽ hơn để đảm bảo độ tin cậy. Nhà nước nên có những chính sách về kiểm toán như khuyến khích hoặc bắt buộc đối với từng loại hình doanh nghiệp. Có những quy định về giá trị pháp lý của báo cáo tài chính đã kiểm toán. Và cuối cùng cần nghiên cứu và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bổ sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà nước nên chấp nhận những mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn như: Phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành; Trình bầy đầy đủ thông tin bắt buộc;Trình bầy những thông tin phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty; Những thông tin bắt buộc có thể trình bầy

dưới dạng chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới.

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính quan trọng. Mặc dù trong thông tư 23 của Bộ tài chính có hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng báo cáo này hiện nay chưa bắt buộc phải lập. Trong thời gian tới để nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp thì Bộ tài chính nên yêu cầu các doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

+ Ở Việt Nam hiện nay chưa có tổ chức nào đứng ra xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình ngành một cách quy mô, bài bản với những số liệu tiêu biểu, đặc trưng, có độ tin cậy cao. Trong khi các số liệu này rất cần thiết cho các doanh nghiệp làm căn cứ, chuẩn mực để đánh giá chính xác tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong tương quan so sánh với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp, chính phủ cần có kế hoạch xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình ngành. Công tác thống kê này có thể giao cho Tổng cục thống kê phối hợp với các công ty kiểm toán thực hiện.

- Đối với doanh nghiệp:

Bản thân doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế nhiều chế độ kế toán mới, nhiều chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và hệ thống pháp luật về kinh tế được ban hành mới nên các doanh nghiệp cần chú ý cập nhật thông tin, áp dụng công tác kế toán, kiểm toán theo chế độ mới bắt nhịp với sự thay đổi của đất nước. Bên cạnh đó cần chú trọng thực hiện các vấn đề sau.

+ Thứ nhất, bổ sung những báo cáo tài chính ngoài hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc của Bộ Tài chính để phục vụ luồng thông tin đầy đủ cho công tác phân tích. Như phân tích Báo lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng và được sử dụng trong hầu hết phân tích tài chính dùng cho những quyết định về cơ cấu vốn, sử dụng

vốn, các quyết định về đầu tư và sử dụng những đòn bẩy... mà hầu như các doanh nghiệp hiện nay không sử dụng, sự hiểu biết của họ về báo cáo thu nhập và các chỉ tiêu trong báo cáo là chưa rõ ràng. Do vậy, doanh nghiệp nên đưa báo cáo thu nhập vào hệ thống báo cáo tài chính.

+ Thứ hai, nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý. Tất cả các quyết định về kinh doanh, tài chính, quản lý của doanh nghiệp đều từ cán bộ quản lý. Do vậy, trình độ, năng lực và đạo đức của họ là quyết định sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động tài chính và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

+Thứ ba, nâng cao trình độ nhân viên chuyên trách. Và cuối cùng là thường xuyên trao đổi thông tin bên ngoài về kinh tế, tài chính, thị trường qua trang Web hoặc các hình thức khác.

KẾT LUẬN

Phân tích tài chính tuy xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng nó đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế giới nên môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh nghiệp phải thường xuyên đối mặt với những thách thức, rủi ro cũng như cơ hội kinh doanh. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường khốc liệt đó, doanh nghiệp phải biết mình biết người, nắm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình đồng thời phải biết về đối thủ, biết được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Muốn làm được như vậy, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng phân tích tài chính, xây dựng cho mình một hệ thống phân tích tài chính hiện đại với quy trình phân tích khoa học, chặt chẽ. Chất lượng phân tích tài chính cao sẽ giúp Ban lãnh đạo Công ty có những thông tin tài chính chính xác, đầy đủ làm cơ sở cho những quyết định quản lý hợp lý, đúng đắn.

Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác phân tích tài chính ở Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài và với vốn kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập, tôi đã hoàn thành luận văn “Nâng cao chất lượng phân tích tài chính ở Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài”.Hy vọng những giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong luận văn sẽ cơ sở để Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài nâng cao chất lượng phân tích tài chính của mình trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay nội bài (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w