- Khả năng sinh lời: Các tỷ lệ để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợ
SÂN BAY NỘI BÀ
2.2.4.1. Phân tích biến động nguồn vốn và khả năng huy động nguồn vốn của NASCO
NASCO
a. Phân tích kết cấu và sự biến động tài sản của Công ty:
Bảng 2: Bảng phân tích kết cấu và biến động tài sản của công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài năm 2008, 2009, 2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 124656 74.90% 139493 71.20 % 206199 81.10%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
46760.
9 28.10% 72944.2 37.20% 137834 54.20%2. Các khoản phải thu ngắn hạn 20770 12.50% 26555.2 13.60% 21684.5 8.50% 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 20770 12.50% 26555.2 13.60% 21684.5 8.50% 3. Hàng tồn kho 56389.5 33.90% 36204. 3 18.50% 46147. 8 18.10% 4. Tài sản ngắn hạn khác 735.3 0.40% 3789.4 1.90% 532.9 0.20% B – TÀI SẢN DÀI HẠN 41773.9 25.10 % 56355. 3 28.80 % 48087. 5 18.90% 1. Tài sản cố định 32640. 3 19.60% 47135. 3 24.10% 38989. 6 15.30% 2. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn 6694.7 4.00% 6694.7 3.40% 6694.7 2.60%
3. Tài sản dài hạn khác 2438.9 1.50% 2525.2 1.30% 2403.2 0.90%
Tổng cộng tài sản 166430 100% 195848 100% 254287 100%
( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán NASCO)
Qua số liệu trong bảng, Công ty phân tích biến động tình hình tài sản như sau: Tổng tài sản của Công ty tăng liên tục từ 166.429,5 triệu đồng năm 2008 lên
195.848,4 triệu đồng năm 2009 (tăng 17,7%) và 254.286,7 triệu đồng năm 2010 (tăng 29,8 % so với năm 2009). Điều này chứng tỏ quy mô tài sản cũng như quy mô hoạt động của Công ty có sự gia tăng và mức tăng của năm sau cao hơn năm trước bất chấp tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu và những bất ổn về kinh tế mấy năm qua. Để có kết luận chính xác hơn Công ty đi vào phân tích biến động của từng khoản mục tài sản.
Trong bảng kết cấu tài sản, tài sản ngắn hạn tăng liên tục qua 3 năm từ 124.655,6 triệu đồng năm 2008 lên 139.493,1 năm 2009, lên 206.199,2 năm 2010 và nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (74,9 % năm 2008, 71,2 % năm 2009, 81,1 %năm 2010). Đây là điều hợp lý với doanh nghiệp kinh doanh loại hình thương mại- dịch vụ là chủ yếu. Và việc tài sản ngắn hạn tăng cả về lượng và tỷ trọng chứng tỏ các mặt hàng kinh doanh của Công ty đang ngày càng được mở rộng hơn.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng cả về lượng và tỷ trọng( năm 2010 là 46760,9 tỷ đồng, chiếm 28,1% tổng tài sản; năm 2009 tăng lên là: 72944,2 tỷ đồng chiếm 37,2% tổng tài sản; năm 2008 là: 137833,9 tỷ đồng chiếm 54,2% tổng tài sản). Lượng tiền này chủ yếu tồn tại dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Điều này được giải thích là do Công ty đang tích trữ tiền để đầu tư cho giai đoạn tiếp theo chuẩn bị cho nhà ga T2 xây dựng xong và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, vì tiền khi đi vào lưu thông mới đem lại lợi nhuận nên để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì Doanh nghiệp cần tìm hướng đầu tư hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình đầu tư tránh để tiền đọng trong ngân quỹ nhiều.
Hàng tồn kho giảm từ 56389,5 triệu đồng năm 2008 xuống 36204,3 triệu đồng năm 2009 nhưng sang năm 2010 giá trị hàng tồn kho tăng lên 46147,8 triệu đồng nhưng xét về tỷ trọng thì lượng hàng tồn kho có xu hướng giảm qua các năm ( giảm từ 33,9% năm 2008 xuống 18,5% năm 2009 và còn 18,1 % năm 2010). Điều này cho thấy: Doanh nghiệp đang đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm khiến cho
hàng tồn kho giảm tỷ trọng trong tổng tài sản. Phân tích tỷ suất đầu tư
Bảng 3: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư của NASCO năm 2008, 2009,2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tài sản dài hạn( triệu đồng) 41773.9 56355.3 48087.5 Tổng cộng tài sản (triệu đồng) 166429.5 195848.4 254286.7
Tỷ suất đầu tư 25.1% 28.8% 18.9%
( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán NASCO)
Qua số liệu bảng trên cho thấy tài sản dài hạn của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung không đáng kể, cụ thể: năm 2008 chiếm 25,1%, năm 2009 chiếm 28,8%, năm 2010 chiếm 18,9% trong đó tài sản cố định chiếm phần lớn. Điều này là do Công ty chủ yếu kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nên Công ty không chú trọng vào việc đầu tư tăng tài sản cố định.Tài sản cố định của Công ty là trang thiết bị, máy móc, ô tô, còn trụ sở Công ty ngoài 3 trụ sở thuộc sở hữu của Công ty còn các chi nhánh là đi thuê.
b. Phân tích kết cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty
Tình hình biến động về vốn của Công ty được phản ánh trong bảng sau:
Bảng 4: Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn của Công ty năm 2008, 2009, 2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. NỢ PHẢI TRẢ 64412.6 38.70% 91181.6 46.60% 125703. 2 49.40% I. Nợ ngắn hạn 62876.4 37.80% 76396.8 39% 114894. 1 45.20% II. Nợ dài hạn 1536.2 0.90% 14784.8 8.00% 10809.1 4.20% B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 102016.9 61.30% 104666. 8 53.40% 128583. 5 50.60% I. Vốn chủ sở hữu 100150.7 60.20% 102232.2 52.20% 128583.5 50.60%
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1866.2 1.10% 2434.6 1.20% Tổng cộng nguồn vốn 166429.5 100% 195848. 4 100% 254286. 7 100%
( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán NASCO)
Qua bảng phân tích ta thấy, vốn của Công ty tăng liên tục qua 3 năm 2008, 2009, 2010 từ 166429,5 triệu đồng năm 2008 lên 195848,4 triệu đồng năm 2009, tăng lên 254286,7 triệu đồng năm 2010 tăng tương đương với tổng tài sản cho thấy Công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đáng kể .
Vốn của công ty được huy động từ 2 nguồn là: nợ và vốn chủ sở hữu. Trong 3 năm 2008, 2009, 2010 nợ phải trả của Công ty có xu hướng tăng cả về lượng và tỷ trọng, cụ thể năm 2008 là 62876,4 triệu đồng (chiếm 38,7%), năm 2009 tăng lên là 91181,6 triệu đồng (chiếm 46,6%), năm 2010 tăng lên 125703,2 triệu đồng (chiếm 49,4%). Vì Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nợ phải trả tăng lên là hợp lý.
Trong tổng số vốn được huy động từ nợ của Công ty thì nợ ngắn hạn từ ngân hàng chiếm chủ yếu và ngày càng tăng về số lượng cũng như tỷ trọng, cho thấy Ban lãnh đạo công ty ưa thích sử dụng nợ ngắn hạn.
Vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng về lượng nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng, cụ thể: qua 3 năm, về lượng tăng từ 102016,9 triệu đồng năm 2008 lên 104666,8 triệu đồng năm 2009 và lên tới 128583,5 triệu đồng năm 2010; về tỷ trọng giảm từ 61,3% năm 2008 xuống 53,4% năm 2009 và xuống 50,6% năm 2010. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ phải trả nên doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp với các chủ nợ là cao.
Qua phân tích biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty có thể thấy: Trong 3 năm qua, vốn của Công ty chủ yếu được huy động từ nguồn vay ngắn hạn ngân hàng và từ vốn chủ sở hữu của Công ty, lượng vay dài hạn rất ít, chiểm tỷ trọng nhỏ. Và lượng vốn huy động thêm được Công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Trong đó, dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền là tăng nhiều nhất, sau đó là hàng tồn kho. Công ty rất ít đầu tư vào tài sản dài hạn. Như vậy thông qua phân tích biến động vốn và tài sản có thể thấy, Công ty đang mở rộng hoạt động
kinh doanh nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động dịch vụ, còn hoạt động thương mại chủ yếu là làm trung gian, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp khác. Vì cơ cấu đầu tư của Công ty chủ yếu là đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
*. Tỷ suất tự tài trợ cho tài sản:
Để đánh giá khả năng tự chủ tài chính, tự tài trợ của Công ty, sự chủ động trong kinh doanh Công ty thường tiến hành phân tích tỷ suất tự tài trợ cho tài sản.
Tỷ suất tự tài trợ cho tài sản= Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản
Bảng 5: Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ cho tài sản của NASCO trong 3 năm 2008, 2009, 2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn chủ sở hữu (triệu đồng) 102016.9 104666.8 128583.5 Tổng tài sản (triệu đồng) 166429.5 195848.4 254286.7
Tỷ suất tự tài trợ cho tài sản 61.3% 53.4% 50.6%
( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán NASCO)
Ta thấy tỷ suất tự tài trợ cho tài sản của Công ty là tương đối cao nhưng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2008 là 61,3%, năm 2009 giảm còn 53,4%, năm 2010 giảm còn 50,6%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Điều đó cho thấy phần lớn vốn tài trợ cho tài sản là vốn chủ sở hữu nhưng doanh nghiệp đang có xu hướng giảm tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ sở hữu. 2.2.4.2. Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán
Bảng 6: Bảng phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán của NASCO trong 3 năm 2008, 2009, 2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Tài sản ngắn hạn 124655.6 139493.10 206199.2
2. Nợ ngắn hạn 62876.4 76396.80 114894.1
3.Tổng tài sản 166429.5 195848.40 254286.7
4.Nợ phải trả 64412.6 91181.60 125703.2
5.Tiền và các khoản tương đương tiền 46760.9 72944.2 137833.9
Khả năng thanh toán nhanh (5)/(2) (lần) 0.74 0.95 1.20 Khả năng thanh toán hiện hành (3)/(4) (lần) 2.58 2.15 2.02
( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán NASCO)
Qua bảng số liệu trên, Công ty phân tích khả năng thanh toán như sau:
- Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty trong 3 năm đều lớn hơn 2, chứng tỏ khả năng thanh toán hiện hành rất tốt, Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng giảm dần mặc dù hệ số này vẫn tốt nhưng Công ty cũng nên lưu ý.
- Khả năng thanh toán nhanh năm 2008, 2009 nhỏ hơn 1, chứng tỏ Công ty không có đủ khả năng thanh toán ngay các khoản công nợ ngắn hạn và đến hạn, tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của doanh nghiệp.Vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty đã rất chú trọng cải thiện tình hình nên sang năm 2010 hệ số này đã được cải thiện, tăng lên 1,2 lần. Trong 3 năm hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng liên tục chứng tỏ Công ty đã chú trọng trong việc cải thiện hệ số khả năng thanh toán nhanh.
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần trong 3 năm. Tuy nhiên trong 3 năm hệ số này đều cao hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp vẫn có thừa các tài sản ngắn hạn để thanh toán công nợ ngắn hạn.