Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay nội bài (Trang 55 - 59)

- Khả năng sinh lời: Các tỷ lệ để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợ

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt độngkinh doanh kinh doanh

44964.6 35622.1 -20.78 40232.6 12.94

10 Thu nhập khác 493.8 203.8 -58.73 5175.7 2439.60

11 Chi phí khác 149.1 15.1 -89.87 38.1 152.32

12 Lợi nhuận khác 344.7 188.7 -45.26 5137.6 2622.6313 Tổng lợi nhuận kế toán trước 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế

45309.3 35810.8 -20.96 45370.2 26.69

14 Chi phí thuế TNDN 0 2891.5 4108.6 42.09

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhậpdoanh nghiệp doanh nghiệp

16 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 8.658đ 5.482đ 5.642đ

( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán NASCO)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hàng năm trong 3 năm 2008, 2009, 2010 nhưng lượng tăng không đáng kể. Cụ thể năm 2008 doanh thu đó là 440184,3 triệu đồng, năm 2009 là 443767,6 triệu đồng, năm 2010 là 477713 triệu đồng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm (giảm từ 228307,8 triệu đồng năm 2008 xuống còn 195907,6 triệu đồng năm 2009). Điều này được giải thích là do giá cả hàng hóa đầu vào tăng. Sang năm 2010 tình hình kinh tế ổn định hơn cùng với việc cố gắng giảm chi phí của giá vốn hàng bán của Ban lãnh đạo Công ty nên giá cả hàng hóa đầu vào có giảm và lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng lên 234295,3 triệu đồng.

- Doanh thu hoạt động tài chính giảm liên tục trong 3 năm, cụ thể: năm 2008 là 18005,1 triệu đồng, năm 2009 giảm xuống còn 14401,1 triệu đồng, sang năm 2010 tiếp tục giảm xuống còn 12371,2 triệu đồng, chứng tỏ hoạt động đầu tư tài chính của Công ty không đem lại hiệu quả.

- Lợi nhuận khác tuy có giảm trong năm 2009 (giảm từ 344,7 triệu đồng xuống còn 188,7 triệu đồng) nhưng trong năm 2010 tăng lên rất nhiều (tăng lên 5137,6 triệu đồng) khiến cho lợi nhuận chung của Công ty tăng lên đáng kể, chứng tỏ hoạt động đầu tư khác của Công ty bắt đầu đem lại hiệu quả cao.

Trong năm 2009- 2010 ta thấy tốc độ tăng của chi phí bán hàng là 17,29%, tốc độ tăng của chi phí quản lý là 32,46% trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng có 7,65%, như vậy là chi phí bán hàng và quản lý của Công ty trong năm là chưa hợp lý, Ban lãnh đạo Công ty cần cân đối lại khoản chi phí này cho hợp lý và đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát chi phí, góp phần tăng lợi nhuận.

Do đó, lợi nhuận chung của công ty giảm. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 là 45309,3 triệu đồng, năm 2009 giảm còn 32919,2 triệu đồng. Điều này được giải thích là do tình hình kinh tế khó khăn, khủng hoảng tài chính toàn cầu có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp cũng bị ảnh

hưởng trong đó có NASCO.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý của công ty tương đối ổn định và có xu hướng giảm. Đây là tín hiệu tốt đối với Công ty. Chi phí được cắt giảm là dấu hiệu tích cực trong việc cải tổ cơ cấu và nhân sự.

- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty không ổn định, năm 2008 là 10,29%, năm 2009 giảm còn 7,42 %, năm 2010 tăng lên 8,64%. Năm 2010 doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty là 8,64% cho biết 100 đồng doanh thu tạo ra 8,64 đồng lợi nhuận.

- Doanh lợi tổng tài sản của Công ty có xu hướng giảm dần

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu không ổn định, năm 2008 đạt 44,41%, năm 2009 giảm xuống còn 31,45%, năm 2010 tăng lên 32,09%.

2.2.4.4. Các tỷ số về giá trị cổ phiếu

Công ty tiến hành cổ phần hóa từ năm 2006. Đối với một doanh nghiệp cổ phần thì các tỷ số liên quan tới giá trị cổ phiếu được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Có nhiều tỷ số phản ánh giá trị cổ phiếu như: thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ chi trả cổ tức, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu…Tuy nhiên, Công ty NASCO mới chỉ tính chỉ số lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu. Chỉ số này qua 3 năm 2008, 2009, 2010 được phản ánh trong bảng sau:

Bảng 9: Phân tích chỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu của NASCO năm 2008, 2009, 2010

Chỉ tiêu Năm 2008 năm 2009 Năm 2010

Lợi nhuận sau thuế (đồng)

45.309.359.36 3

32.919.210.99 0

41.261.628.529 Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân 5.233.236 6.004.964 6.929.804 lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng) 8.658 5.482 5.642

( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán NASCO)

Ta thấy: Lãi cơ bản trên cổ phiếu có giảm trong năm 2009 ( giảm từ 8.658 đồng xuống còn 5.482 đồng) do lợi nhuận sau thuế của năm 2009 giảm. Sang năm

2010 lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng lên 5.642 đồng. Vì lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2010 tăng lên 41261,6 triệu đồng nhưng do Công ty phát hành thêm cổ phiếu nên lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng không đáng kể.

Qua phân tích tài chính Công ty cũng chỉ rõ nguyên nhân biến động tài chính của Công ty là:

*.Nguyên nhân tích cực:

- Mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh , mô hình quản lý và cơ chế quản lý doanh nghiệp tiếp tục được hoàn thiện hơn tạo ra sự chủ động và đồng thuận cao trong chỉ đạo và điều hành.

- Công tác quản lý chất lượng được cải thiện góp phần nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu Công ty.

- Quyền lợi và lợi ích của người lao động được đảm bảo, lương hàng năm tăng lên khiến cho công nhân viên trong Công ty gắn bó, đoàn kết với Công ty, cố gắng khắc phục khó khăn, có trách nhiệm cao trong công việc, khiến cho các chi phí quản lý, bán hàng luôn được giảm thiểu.

- Ban lãnh đạo Công ty luôn quản lý tốt các danh mục đầu tư, những khoản đầu tư thiết thực cho hoạt động kinh doanh luôn được thực hiện theo đúng tiến độ.

*.Nguyên nhân hạn chế:

- Tình hính kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động không thuận lợi, đặc biệt là năm 2008, 2009 khiến cho kết quả kinh doanh có nhiều giảm sút.

- Môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, giá các yếu tố đầu vào tăng cao trong khi sức mua một số loại hàng hóa dịch vụ giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát và biến động tỷ giá hối đoái khiến lợi nhuận giảm.

- Một số lĩnh vực kinh doanh hiệu quả thấp nhưng Ban lãnh đạo công ty chưa tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ để nâng cao hiệu quả.

2.3. Kết quả đạt được

Từ thực trạng phân tích tài chính của công ty năm 2008,2009,2010, ta có thể đánh giá chất lượng phân tích tài chính ở NASCO như sau:

thường xuyên, định kỳ hàng năm. Thông thường hoạt động phân tích tài chính năm được thực hiện ngay sau khi có báo cáo tài chính của doanh nghiệp giúp Ban lãnh đạo kịp thời đánh giá tình hình hoạt động của công ty trong năm. Trước mỗi dự án đầu tư hay đi vay, Ban lãnh đạp Công ty cũng yêu cầu phân tích tài chính và cán bộ phòng tài chính kế toán cũng tiến hành phân tích nhanh chóng trong 1,2 ngày. Nhìn chung, các báo cáo phân tích tài chính thường đáp ứng kịp thời các yêu cầu, đòi hỏi của Ban lãnh đạo công ty.

- Về chi phí phân tích:Ở Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay

Nội Bài chưa có sự chuyên môn hóa công tác tài chính- kế toán. Toàn bộ chi phí nhân công, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc chưa có sự tách biệt. Do đó, chưa có số liệu cụ thể về chi phí chi ra phục vụ cho công việc phân tích tài chính ở Công ty nên chưa có cơ sở đánh giá mức chi phí dành cho phân tích có hợp lý không. Tuy nhiên, có thể Ban lãnh đạo công ty có sự đầu tư cho công tác phân tích. Thể hiện ở việc đầu tư xây dựng mạng LAN trong toàn công ty giúp cán bộ phân tích thường xuyên cập nhật được thông tin, hay đầu tư phần mềm kế toán giúp xử lý số liệu nhanh hơn…

- Về nội dung phân tích: Dựa trên các báo cáo tài chính được lập, Công ty

đi sâu phân tích một số chỉ tiêu cơ bản đặc thù của hoạt động kinh doanh hàng hóa- dịch vụ như khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, biến động tài sản, biến động nguồn vốn… Mặc dù nội dung phân tích tài chính chưa đầy đủ, toàn diện nhưng đã phản ánh khá cơ bản tình hình tài chính của Công ty. Nội dung phân tích đã đáp ứng được nhu cầu của Ban giám đốc trong việc xem xét ra quyết định quản lý, đầu tư cũng như đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các cổ đông nắm bắt hoạt động tài chính trong năm của Công ty.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay nội bài (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w