- Khả năng sinh lời: Các tỷ lệ để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợ
1.1.5 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Quy trình thực hiên phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, các tổ chức…cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là công việc có ích và vô cùng cần thiết.
Việc phân tích báo cáo tài chính cần được tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc đểm kinh doanh, cơ chế quản lý của doanh nghiệp. Nhìn chung, phân tích tài chính dù phục vụ cho đối tượng nào sử dụng cũng bao gồm các bước cơ bản sau:
- Lập kế hoạch phân tích: gồm các bước:
+Xác định mục tiêu phân tích: Mục tiêu phân tích hệ thống báo cáo tài chính phụ thuộc vào mục đích cụ thể của từng đối tượng. Ví dụ: đối với nhà quản trị doanh nghiệp, họ cần biết lãi, lỗ, khả năng thanh toán công nơ; đối với cơ quan quản lý nhà nước, họ cần biết kết quả kinh doanh để xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp; với các tổ chức tín dụng, họ cần biết khả năng thanh toán và lợi nhuận của doanh nghiệp…Nhưng nhìn chung, mục tiêu cơ bản của phân tích báo cáo tài chính là cung cấp những thông tin cần thiết, giúp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá được thực trạng tài chính và tiền năng của doanh nghiệp và trên cơ sở đó họ có thể đưa ra những quyết định tối ưu.
+ Xây dựng chương trình phân tích: cần phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, phạm vi, thời gian ấn định trong chương trình phân tích, nguồn số liệu. Các nhà phân tích tiến hành xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, lựa chọn phương pháp phân tích, sau đó tổ chức thực hiện cong việc phân tích. Ở khâu này, cần phân công rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận và đề đạt các phương tiện phục vụ cho quá trình phân tích.
- Tiến hành phân tích: Thực hiện theo trình tự sau:
tích báo cáo tài chính gồm có: hệ thống báo cáo tài chính(bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ), các thông tin khác liên quan như: giá cả, sự biến động thị trường, quy định về thuế, định hướng phát triển…
Số liệu được thu thập ở kỳ thực tế, các kỳ kinh doanh trước và phải đáp ứng các yêu cầu: đúng, đủ, toàn diện và khách quan.
Xử lý số liệu là việc sắp xếp lại các số liệu đã thu thập được theo những mục đích nhất định nhằm tính toán, so sánh, đánh giá và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng.
+ Tính toán, phân tích và đưa ra những dự đoán: Sau khi đã có được những số liệu cần thiết các nhà phân tích tài chính cần áp dụng các phương pháp phù hợp, xác định hệ thống chỉ tiêu cần thiết để tính toán ra các chỉ tiêu cụ thể.
Các chỉ tiêu có thể được trình bày dưới dạng các biểu mẫu, biểu đồ hay đồ thị. Sau khi tính toán ra các chỉ tiêu thì tiến hành phân tích, xác định mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố lên chỉ tiêu phân tích và xác định rõ từng nguyên nhân từ chủ yếu đến thứ yếu để làm căn cứ cho đề xuất, kiến nghị, giải pháp.
Đưa ra những dự đoán có thể căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu của kỳ trước để xây dựng kế hoạch cho thời kỳ tới.
+ Tổng hợp kết quả, rút ra kết luận: Tổng hợp lại để đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá chung toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo đúng mục tiêu và nội dung phân tích đã đề ra.Trên cơ sở đó nhận xét những ưu điểm và những tồn tại, yếu kém cần khắc phục.
- Hoàn thành công việc phân tích
+ Lập báo cáo phân tích: Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa. Trong báo cáo cần chỉ rõ ưu, nhược điểm, các tiềm năng cần khai thác, phương hướng và giải pháp.
+ Hoàn thiện hồ sơ phân tích: hồ sơ phân tích gồm: các báo cáo, biểu mẫu, các tài liệu thu thập được có liên quan đến việc phân tích. Việc hoàn thiện hồ sơ phân tích để phục vụ cho quá trình lưu trữ.