Gia đình ông Lãnh Văn Sơn vùng chăn thả thường xuyên của gia đình là thảm cỏ dưới rừng trồng keo và rừng phục hồi tự nhiên. Hai loại rừng này nằm liền kề nhau thuộc xóm Khuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đối với thảm cỏ dưới rừng chúng tôi tiến hành điều tra vào tháng 9- 10/2012, thu thập số liệu ở 2 điểm là: Rừng trồng keo (xóm Khuyên) và Rừng phục hồi tự nhiên (xóm Khuyên). Những điểm nghiên cứu này trước kia đều là khu vực đồi trọc bị người dân khai thác bừa bãi, với độ dốc trên 250 thường xảy ra xói mòn đất mỗi khi trời mưa nên đất ở đây thuộc loại trung bình và xấu (kết quả phân tích mẫu đất bảng 4.5). Cây rừng phát triển chậm, tán rừng thấp. Thực vật rừng phục hồi tự nhiên nhiều tầng đa dạng và phong phú về loài và dạng sống phổ biến là các loài Dẻ, Trám…Kết quả điều tra về thành phần loài và dạng sống được trình bày trong bảng 4.6bảng 4.7
Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu đất rừng
Vị trí lấy mẫu Tầng Chỉ tiêu phân tích Độ ẩm (%) pHkcl Mùn (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) Điểm số 4 1 21 4,6 1,73 0,18 0,09 0,21 2 20,8 4,7 1,56 0,10 0,08 0,19 3 20,5 4,9 1,25 0,16 0,09 0,20 Điểm số 5 1 26 5,8 2,35 0,15 0,06 0,26 2 26,5 5,9 2,30 0,09 0,08 0,28 3 26,8 6,1 2,10 0,08 0,09 0,25 Dựa vào tiêu chuẩn phân loại đất của Nguyễn Lam Điền (2005) [15]. Từ kết quả trên, chúng tôi rút ra nhận xét sau:
Tiểu vùng sinh thái rừng (Điểm số 4, số 5) độ ẩm đạt mức trung bình 20,5 tới 26,8%. Đất ở rừng trồng keo thuộc loại đất chua pH dưới 5,5; đất rừng phục hồi tự nhiên thuộc loại trung tính khoảng 6. Lượng mùn ở rừng phục hồi tự nhiên (2,3%) cao hơn rừng trồng keo (1,25%), độ ẩm đất cũng cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.2.2.1. Thành phần loài
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại 2 điểm: điểm nghiên cứu số 4 là khu rừng trồng keo 3 tuổi xóm Khuyên, điểm nghiên cứu số 5 là rừng phục hồi tự nhiên xóm Khuyên.
Bảng 4.6 Thành phần loài ở tiểu vùng sinh thái rừng
TT TÊN KHOA HỌC TÊN ĐỊA PHƢƠNG
ĐIỂM NC
SÔ DSGTCT 4 5
LYCOPODIOPHYTA Ngành Thông đất (1) Lycopodiaceae Họ Thông đất
1 Lycopodiella cernua (L.)Pic.Ser Thông đất + + 5 Ho
POLYPODIOPHYTA Ngành Dƣơng xỉ (2) Dryopteridaceae Họ Dƣơng xỉ
1 Dryopteris intergriloba C.chr Dương xỉ vảy + + 14 Ho
(3) Gleicheniaceae Họ Guột
1 Dicranopteris linearis (Burn.f)
Linderw Guột + + 14 Ke
(4) Schizaeaceae Họ Bòng bong
1 Lygodium flexuosum (L.) SW Bòng bong + + 11 Ho
ANGIOSPERMATOPHYTA DICOTYLEDONEAE
Ngành Hạt kín
(5) Anacardiaceae Họ Xoài
1 Canarium album Racusth Trám trắng + 1 Ho
2 Rhus chinensis Muell Cây muối + 1 Ho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1 Streptocaulon juventas merr Hà thủ ô trắng + 8 Ho
(7) Asteraceae Họ Cúc
1 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn + + 16 Ke
2 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên + + 10 Ke
3 Blumea balsamifera (L.) DL. Đại bi + + 6 Ke
4 Xanthium inaequilaterum DC. Ké đầu ngựa + + 16 Ho
5 Chromolaena
odorata (L)R.King&H.Robins Cỏ lào + + 6 Ho
6 Sigesbeckia orientalisL. Cỏ dĩ + + 16 Ke
(8) Caesalpiniaceae Họ Vang
1 Cassia tora L. Muồng lạc + + 16 Ho
2 Lysidice rhodostegia Hance Khế núi + 1 Ho
(9) Convolvulaceae Họ Khoai lang
1 Ipomoea chrysoides (Kerr) Ham Bìm bìm + + 3 Ho
(10)Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
1 Aporosa dioica (Roxb) Muell-Ang Thàu táu + 1 Ho
2 Breynia fruticosa (L) H ook.f Bồ cu vẽ + + 2 Ho
3 Euphorbia thymifolia L. Cỏ sữa lá nhỏ + + 7 Ho
4 Phyllanthus urinaria L. Chó đẻ + + 4 Ho
(11) Fagaceae Họ Dẻ
1 Castanopsis sinensis (Speng)
Hance Dẻ gai + 1 Ho
(12)Hypericaceae Họ Ban
1 Clatoxylum cochinchinensis (Lour)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(13) Juglandaceae Họ Óc chó
1 Engelhardtia roxburghiana Wall Chẹo + 1 Ho
(14) Lauraceae Họ Long não
1 Cinnamomum camphora(L.) Press Long não + 1 Ho
2 Litsea cubebar(Lour)Pers Màng tang + 1 Ho
(15) Magnoliaceae Họ Ngọc lan
1 Manglietia glauca Blume Mỡ + 1 Ho
(16)Malvaceae Họ Bông
1 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng + + 6 Ke
2 Urena lobata L. Ké hoa đào + 6 Ke
(17)Melastomataceae Họ Mua
1 Melastoma sanguineum Sims Mua đồi + + 2 Ho
(18) Meliaceae Họ Xoan
1 Melia azedarach L. Xoan + 1 Ho
(19) Mimosaceae Họ Trinh nữ
1 Acacia
auriculiformis A.Cum.exBenth Keo lá tràm + 1 Ho
(20) Moraceae Họ Dâu tằm
1 Ficus auriculata lour Vả + 1 TB
2 F.hispidaL.f Ngái + 2 TB
(21) Myrtaceae Họ Sim
1 Baeckea frutescens L. Chổi sể + + 4 Ho
2 Psidium guyava L Ổi + 1 Ho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(22) Rosaceae Họ Hoa hồng
1 Rubus alcaefolius Poir Mâm xôi + + 3 Ho
(23) Rutaceae Họ Cam
1 Citrus media L. Chanh + 2 Ho
(24) Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa
1 Clerodendron cyrtophyllum Turcz Bọ mảy + 8 Ho
MONOCOTYLEDONEAE Lớp 1 lá mầm
(25) Araceae Họ Ráy
1 A.macrorhiza (L.) G.Don. Ráy + 13 Ho
(26) Cyperaceae Họ Cói
1 Cyperus esculentus L. Củ gấu + + 10 Ke
2 Scleria tonkinensis Klarke Cói ba gân ráp + + 10 Ke
(27) Poaceae Họ Lúa
1 Centosteca lappacea Rendle Cỏ lá tre + + 11 To
2 Chrysopogon aciculatus Trim Cỏ may + + 15 To
3 Cymbopogon caesius (Nees) Stauf Cỏ sả + + 13 To
4 Cynodon dactylon (L.) Rers Cỏ gà + 18 To
5 Panicum repens L Cỏ gừng + 15 To
6 Eleusine indica (L) Gaertn Cỏ mần trầu + + 10 To
7 Paspalum conjugatum Berg Cỏ mật + 15 To
8 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv Cỏ tranh + + 14 To
9 Ischaemum rugosum Sal Mồm u + 18 To
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Điểm nghiên cứu số 4
Điểm nghiên cứu số 4 là rừng trồng keo 3 tuổi, độ che phủ 70%. Tại đây chúng tôi thống kê được 29 loài thuộc 16 họ (bảng 4.6) trong đó:
Họ có số loài cao nhất là họ Cúc (Asteraceae) có 6 loài, chiếm 20,68% số loài trong điểm, trong đó nhiều cá thể nhất là các loài: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum).
Tiếp theo là họ Lúa (Poaceae) có 5 loài, chiếm 17,24% tổng số loài của điểm này, thường gặp các loài như: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ tranh (Imperata cylindrica, Cỏ sả
(Cymbopogon caesius).
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 3 loài, chiếm 10,34% số loài trong điểm, thường gặp các loài: Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia).
Các họ: họ Cói (Cyperaceae), họ Sim (Myrtaceae) mỗi họ có 2 loài, chiếm 6,89% số loài trong điểm, trong đó nhiều cá thể nhất là các loài: Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis), Chổi sể (Baeckea frutescens), Sim (Rhodomyrtus tomentosa).
Các họ còn lại như: họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Dương xỉ (Dryopteridaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Ban (Hypericaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Hoa hồng(Rosaceae) mỗi họ có 1 loài. Nhóm họ này chiếm 34,48% tổng số loài trong điểm. Trong đó nhiều cá thể nhất trong các họ này là: Guột (Dicranopteris linearis), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tại điểm nghiên cứu này, họ Cúc (Asteraceae) và họ Lúa (Poaceae) có số loài và số lượng cá thể là nhiều nhất, chúng chiếm ưu thế sinh thái, tạo độ phủ cao. Thường gặp các loài như: Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ tranh (Imperata cylindrica) . Các loài cây có giá trị chăn thả tốt chiếm 17,24%, mức chăn thả trung bình là 6,89%, mức độ chăn thả kém là 27,58%, còn lại là các cây không có giá trị chăn thả.
* Điểm nghiên cứu số 5
Điểm nghiên cứu số 5 là rừng phục hồi tự nhiên (thuộc xóm Khuyên), cây gỗ chiếm ưu thế là Dẻ, Trám tại điểm này chúng tôi thống kê được 50 loài thuộc 27 họ (bảng 4.6). Trong đó:
Họ có số loài cao nhất là họ Lúa (Poaceae) có 9 loài, chiếm 18% tổng số loài của điểm này, thường gặp các loài như: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ tranh (Imperata cylindrical, Cỏ sả (Cymbopogon caesius), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea).
Tiếp theo là họ Cúc (Asteraceae) có 6 loài, chiếm 12% số loài trong điểm, trong đó nhiều cá thể nhất gồm các loài như: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides),
Cỏ lào(Chromolaena odorata), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum).
Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 3 loài, chiếm 6% số loài trong điểm, trong đó nhiều cá thể nhất là các loài: Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ
(Breynia fruticosa).
Các họ: họ Xoài (Anacardiaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Bông (Malvaceae ), họ Cói (Cyperaceae). Mỗi họ có 2 loài, chiếm 4% số loài trong điểm, số cá thể nhiều nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gồm các loài: Trám trắng (Canarium album), Muồng lạc (Cassia tora), Khế núi
(Lysidice rhodostegia), Long não (Cinnamomum camphora), Màng tang (Litsea cubeba), Vả (Ficus auriculata), Ké hoa vàng (Urena lobata), Ké hoa đào (Sida rhombifolia), Củ gấu (Scleria tonkinensis), Cói 3 gân ráp (Cyperus esculentus).
Các họ còn lại mỗi họ chỉ có 1 loài, chiếm 2% gồm: họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Dương xỉ (Dryopteridaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Óc chó (Juglandaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Ban (Hypericaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Cam (Rutaceae). Thường gặp các loài: Thông đất
(Lycopodiella cernua), Dương xỉ vảy (Dryopteris intergriloba), Guột
(Dicranopteris linearis), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Hà thủ ô trắng
(Streptocaulon juventas), Dẻ gai (Castanopsis sinensis), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Mỡ (Manglietia glauca), Xoan (Melia azedarach), Thành nghạnh nam (Clatoxylum cochinchinensis ), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mâm xôi (Rubus alcaefolius).
Tại điểm nghiên cứu này, họ Lúa (Poaceae) và họ Cúc (Asteraceae) có số loài và số lượng cá thể là nhiều nhất, tạo độ phủ cao. Thường gặp các loài như: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ tranh (Imperata cylindrica),Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber),. Sự phong phú về thành phần loài và dạng sống ở đây là do có sự tồn tại của nhóm cây đặc trưng môi trường đồi, đồng thời xuất hiện thêm các loài sống dưới tán rừng phục hồi. Các loài cây có giá trị chăn thả tốt chiếm 18%, mức chăn thả trung bình là 4%, mức độ chăn thả kém là 18%, còn lại là các cây không có giá trị chăn thả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.2.2.2. Thành phần dạng sống
Kết quả nghiên cứu trình bày trong bảng 4.7
Bảng 4.7 Thành phần dạng sống của thảm cỏ dƣới tán rừng TT Kiểu dạng sống Điểm NC Số 4 Số 5 SL % SL % 1 Kiểu 1: Cây gỗ 2 6.89 13 26
2 Kiểu 2: Cây bụi 3 10.34 5 10
3 Kiểu 3: Cây bụi thân bò 2 6.89 2 4
4 Kiểu 4: Cây bụi nhỏ 2 6.89 2 4
5 Kiểu 5: Cây bụi nhỏ thân bò 1 3.44 1 2
6 Kiểu 6: Cây nửa bụi 3 10.34 4 8
7 Kiểu 7: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 1 6.89 1 2
8 Kiểu 8: Cây có chồi mọc từ rễ 0 0.00 2 4
9 Kiểu 9: Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái,có thân ễ ngắn 0 0.00 0 0
10 Kiểu 10: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 4 13.79 4 8
11 Kiểu 11: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò 2 6.89 2 4
12 Kiểu 12: Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 0 0.00 0 0
13 Kiểu 13: Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 1 3.44 1 2
14 Kiểu 14: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 3 10.34 3 6
15 Kiểu 15: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 1 3.44 3 6
16 Kiểu 16: Cây thảo một năm có rễ cái 4 13.79 5 10
17 Kiểu 17: Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 0 0.00 0 0.00
18 Kiểu 18: Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 0 0.00 2 4
Tổng số loài 29 100 50 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Điểm NC số 4
Tại điểm số 4 là rừng trồng keo xóm Khuyên. Có 13 kiểu dạng sống khác nhau. Kiểu có số lượng loài nhiều là kiểu cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10), kiểu cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16), mỗi kiểu gồm 4 loài và chiếm 13,79%. Loài thường gặp là: Guột (Dicranopteris linearis), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis).
Tiếp theo là các kiểu dạng sống: Kiểu cây bụi (kiểu 2); Kiểu cây nửa bụi (kiểu 6); kiểu cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14), mỗi kiểu gồm 3 loài và chiếm 10,34%. Trong đó số lượng cá thể nhiều là các loài: cỏ Lào (Chromolaena odorata), cỏ Tranh (Imperata cylindrica)
Các kiểu dạng sống: Cây gỗ (kiểu 1);Cây bụi thân bò (kiểu 3); Cây bụi nhỏ (kiểu 4); Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11), mỗi kiểu có 2 loài và nhóm kiểu này chiếm 6,89%. Thường gặp là các loài: Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Bòng bong (Lygodium flexuosum).
Các kiểu còn lại, mỗi kiểu có một loài, chiếm 3,44% gồm: Cây bụi nhỏ thân bò (Kiểu 5); Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái (kiểu 7); Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13); Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (Kiểu 15). Trong đó xuất hiện nhiều cá thể của loài Cỏ sả (Cymbopogon caesius).
Tại điểm số 4, kiểu dạng sống có số lượng loài nhiều nhất và thường gặp là kiểu 10, kiểu 16, sau đó là kiểu 2, kiểu 6.
* Điểm NC số 5
Tại điểm NC số 5 (rừng phục hồi tự nhiên) có 15 kiểu dạng sống khác nhau. Kiểu có số lượng loài nhiều nhất là Cây gỗ (kiểu 1) có 13 loài, chiếm 26%. Trong đó có số lượng cá thể nhiều là các loài: Trám trắng (Canarium album), Dẻ gai (Castanopsis sinensis).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiếp theo là 2 kiểu: Cây bụi (kiểu 2); Cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16), mỗi kiểu có 5 loài, chiếm 10%. Thường gặp là các loài: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum).
Các kiểu: Cây nửa bụi (kiểu 6); Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10) mỗi kiểu có 4 loài, chiếm 8%. Trong đó thường gặp các loài: Cỏ lào (Chromolaena odorata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Cói ba gân ráp
(Scleria tonkinensis), Cỏ mần trầu (Eleusine indica).
Các kiểu có 3 loài, mỗi kiểu chiếm 6% là: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14); Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu 15). Thường gặp các loài: Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Guột (Dicranopteris linearis), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gừng (Panicum repens).
Các kiểu: Cây bụi thân bò (kiểu 3); Cây bụi nhỏ (kiểu 4); Cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8); Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11); Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (kiểu 18), mỗi kiểu có 2 loài, chiếm 4%. Thường gặp các loài: Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Chổi sể (Baeckea frutescens), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Mồm u (Ischaemum rugosum).
Các kiểu còn lại: Cây bụi nhỏ thân bò (Kiểu 5); Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái (kiểu 7)và Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13), mỗi kiểu có một loài, chiếm 2%. Thường gặp các loài: Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia), Ráy (A.macrorhiza)
Tại điểm số 5, kiểu dạng sống có số lượng loài nhiều nhất và thường gặp là kiểu 1; kiểu 2; kiểu 16.
4.2.2.3. Năng suất cỏ
Đối với thảm cỏ dưới rừng, chúng tôi nghiên cứu ở hai loại hình là rừng trồng keo và rừng phục hồi tự nhiên, kết qủa thu được trình bày ở bảng 4.8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.8 Sinh khối của thảm cỏ ở rừng phục hồi tự nhiên và rừng trồng keo xóm Khuyên (g/m2 ) TT Địa điểm Nhóm cỏ Phần sống (g/m2 ) Tỷ lệ % khô/tƣơi Phần chết (g/m2) Sinh khối tƣơi Tỷ lệ % Sinh khối khô Tỷ lệ % 1 Rừng trồng keo xóm Khuyên Hoà thảo 67.3 35.01 25.8 37.29 38.3 Thuộc thảo 51.2 26.63 15.5 22.14 30.2 Xa thảo 37 19.25 14.8 21.39 41 Họ đậu 17 8.8 6.29 9.09 36.4 Dương xỉ 19.7 10.24 6.79 9.85 34.8 Tổng số 192.2 100 69.18 100 108.8 2 Rừng phục hồi tự nhiên xóm Khuyên Hòa thảo 78.7 34.9 31.48 38.35 38.45 Thuộc thảo 67.9 30.17 29.52 21.56 31.24 Xa thảo 29 12.8 12.60 10.57 41.66 Họ đậu 26 11.54 11.3 6.5 41.64 Dương xỉ 23.6 10.47 9.7 23.50 41.66 Tổng số 225.2 100 94.6 100 98.5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ số liệu bảng 4.8 ta thấy trong hai quần xã thì thảm cỏ dưới rừng phục hồi là 225,2 g/m2
lớn hơn thảm cỏ dưới rừng trồng keo là 192,2 (g/m2), tỷ lệ Hòa thảo ở rừng phục hồi tự nhiên và rừng trồng tương đương 35.1% và 34,9%, trong rừng phục hồi tự nhiên tỷ lệ cây thuộc thảo (30,17%) cao hơn ở rừng trồng keo là 26,63%. Nhóm họ Đậu rừng trồng keo thấp hơn rừng phục hồi tự nhiên (17 và 26g/m2), nhóm dương xỉ cũng vậy rừng phục hồi tự nhiên cao hơn rừng trồng keo (19,7 và 23,6 g/m2
). 4.2.2.4. Hiệu quả chăn nuôi
Gia đình ông Lãnh Văn Sơn (xóm Quéo) bắt đầu nuôi trâu từ 2006, khởi đầu nuôi 3 con, phương thức chăn nuôi là thả trâu vào rừng (rừng trồng keo, rừng phục hồi tự nhiên) chiều tối đưa về chuồng. Trong mùa đông khi thiếu cỏ cho ăn thêm rơm, thân chuối.
Về hiệu quả kinh tế: Đến 2012 đã bán 2 con, chết 1 con và hiện còn 8 con. Giá bán mỗi con là 15 triệu. Như vậy tổng thu của gia đình về mô hình chăn nuôi trâu là tăng lên 8 con trong 6 năm, với giá địa phương 15 triệu đồng/ con thì thu được 120 triệu đồng, mỗi năm thu 20 triệu. Bình quân thu 1,7 triệu/ tháng.
4.2.3 Mô hình chăn nuôi trâu của gia đình ông Hoàng Văn Long (xóm Thảo)