Lục Ngạn là một bồn địa được bao bọc bởi 2 dải núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Yên Tử, Huyền Định ở phía Nam và Đông Nam. Địa hình chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng cao và vùng thấp.
Vùng thấp bao gồm những dãy đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng có độ cao trung bình từ 100 – 150m so với mực nước biển, độ dốc < 200, rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả và trồng rừng, đặc biệt là xây dựng những mô hình vườn rừng, đồi rừng, trang trại lâm nghiệp…
Vùng cao bao gồm những dãy núi có độ dốc trung bình từ 25 – 300, độ cao trung bình > 300m so với mực nước biển. Vùng này diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể dùng cho sản xuất kinh doanh rừng trồng.
Vì vậy, có thể nói Lục Ngạn có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Xã Biển Động có địa hình đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho nông nghiệp rất nhỏ. Đây cũng là xã có tiềm năng phát triển sản xuất lâm nghiệp.
2.1.3 Đặc điểm thổ nhƣỡng
Lục Ngạn có nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ và nâu xám phát triển trên 3 loại đá mẹ chủ yếu là: sa thạch, phiến thạch và phấn xa. Thành phần cơ giới từ trung bình đến sét nặng, có kết cấu viên, độ xốp lớp đất mặt từ 50 – 70%, khả năng thấm và giữ nước trung bình, hàm lượng mùn trong đất khoảng 4%, đạm từ 0,01 - 0,4%, rất thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nhiệp. Tuy nhiên, do có độ dốc tương đối lớn kiểu bát úp nên cần phải chú ý đến những biện pháp chống xói mòn và rửa trôi đất.
Ngoài ra, còn có diện tích nhỏ đất phù sa được bồi tụ hàng năm ở ven sông, suối được người dân sử dụng trồng lúa nước, hoa màu và cây ăn quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với tiềm năng đất đai lớn và phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp cũng như cây ăn quả, Lục Ngạn đang là một huyện đứng đầu tỉnh Bắc Giang về công tác bảo vệ rừng và trồng rừng cũng như phát triển kinh tế đồi rừng.
Đất của xã Biển Động được hình thành từ đá mẹ như đá phiến thạch sét, đá mắc ma axit, một số ít được hình thành từ đá mắc ma trung tính và đá biến chất. Vì vậy có thể chia đất thành các loại sau:
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
- Đất nâu đỏ phát triển trên đá mắc ma bazo và trung tính. - Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sa thạch.
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất.
Nhìn chung, đất đai của xã chua, hàm lượng mùn, kali, lân ở mức nghèo. Mùn tổng số nhỏ hơn 1,0%.
2.1.4. Khí hậu thủy văn
Theo số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Ngạn, thời tiết khí hậu khu vực huyện Lục Ngạn năm 2012 như sau:
Nhiệt độ trung bình năm là 23,70C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 4, 5, 6, 7, 8 nhiệt độ thấp nhất tập trung vào tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,58%. Số giờ nắng bình quân trong n ă m 1.110 giờ, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9. Tổng lượng mưa cả năm là 1200 mm, chủ yếu vào tháng 7 ,8 ,9. tổng lượng bốc hơi là 781,6 mm nhiều nhất vào tháng 4 và 5, ít nhất vào tháng 1, 2. Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ khá rõ nét với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè; hanh khô kéo dài và lạnh về mùa đông. Với khí hậu đa dạng như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên lượng mưa lớn về mùa hè làm cho nhiều nơi bị xói mòn, lở đất …điều này làm ảnh h ưởn g không nhỏ đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.5. Hiện trạng sử dụng đất đai
* Hiện trạng sử dụng đất đai
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 101.728,20 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 28.578,45ha, chiếm 2 8 , 0 9 % diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp là 37.903,8 ha (chiếm 37,25%). Đất phi nông nghiệp là: 26.848,5ha (chiếm 26,39%) trong đó đất đất chưa sử dụng là 7.861,49 ha (chiếm 7,72%). Qua số liệu này chúng ta có thể thấy diện tích đất trống còn lớn, đây là cơ hội và tiềm năng cho phát triển sản suất nông lâm nghiệp, chăn thả gia súc như trâu, bò...[29]
2.2. Tình hình kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 2.2.1. Dân sinh 2.2.1. Dân sinh
* Dân số: Theo số liệu thống kê về tình hình dân số tại thời điểm năm 2012 dân số trên địa bàn huyện Lục Ngạn là 208.523 người, trong đó có 105.872 nam (chiếm 50,77%) và 102.651 nữ (chiếm 49,23%), tỷ lệ tăng dân số hàng năm 1,15%
* Lao động: Với khoảng 89.000 n g ư ờ i trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 43% tổng dân số, lao động nông lâm nghiệp chiếm 85%, hầu hết là lao động chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lục Ngạn là một địa phương khá thuận lợi để phát triển sản xuất, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp vốn là thế mạnh của một huyện miền núi.
* Dân tộc: Trong huyện có nhiều dân tộc anh em khác nhau cùng chung sống, nhưng chủ yếu 8 dân tộc chính là Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Cao Lan, Hoa, Dao, sinh sống ở 397 thôn, bản. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán khác nhau, có nền văn hoá riêng theo tộc người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phân bố không đồng đều, tập trung nhiều nhất ở thôn Biển Dưới, Biển Trên, Biển Giữa và Phố Biển. Sự phân bố không đồng đều là do điều kiện tự nhiên của xã, do tập quán và điều kiện phát triển, người Kinh sống tập trung ở các thôn đông dân, kinh tế phát triển còn người dân tộc sống ở các nơi xa trung tâm, nên từ đó đã hình thành mạng lưới dân cư không tập trung mà hình thành các khu dân cư nhỏ lẻ theo hình thái thôn bản. Hiện trạng dân số được trình bày cụ thể qua bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Hiện trạng dân số xã Biển Động
STT Thôn Số hộ Số khẩu 1 Ba Lều 169 715 2 Biển Dưới 234 1089 3 Biển Giữa 279 1216 4 Biển Trên 267 1046 5 Đồng Man 177 837 6 Khuyên 96 424 7 Quéo 67 301 8 Thảo 138 578 9 Thùng Thình 194 798 10 Phố Biển 272 1360
Toàn xã có 5 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Tày, Nùng, Hoa và Cao lan sống xen canh, xen cư lâu đời, có 2 thôn đặc biệt khó khăn là Khuyên và Quéo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp
* Nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện Lục Ngạn là 28.657,52 ha. Trong đó diện tích đất trồng cây ăn quả chiếm phần lớn là 21.925 ha, diện tích đất trồng lúa là 5.211,46 ha. Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người là 246kg/người/năm. Công tác chăn nuôi của huyện cũng đem lại thu nhập lớn cho người dân, toàn huyện có tổng đàn Trâu là 21.670 con, tổng đàn Bò là 6.445 con, đàn Lợn là 136.630 con.
Diện tích đất nông nghiệp của xã Biển Động là 418,5 ha. Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người là 214kg/người/năm. Về chăn nuôi thì toàn xã có tổng đàn Trâu là 436 con, đàn Bò là 34 con, đàn Lợn là 4.150 con. Đối với cây ăn quả, đặc biệt là vải thiều tiếp tục phát triển, tổng diện tích là 800,7 ha sản lượng đạt 1.725 tấn. Ngoài ra còn có cây Hồng nhân hậu với diện tích là 50 ha, sản lượng ước đạt 68 tấn. Tuy nhiên giá cả bấp bênh theo từng năm làm cho không ít người dân ít chú trọng đầu tư chăm sóc.
* Lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp của huyện đang chuyển dần từ hướng khai thác sang trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Tại xã Biển Động từ việc chỉ đạo trồng rừng, cho thuê rừng đến nay đã cấp giống trồng mới khoảng 70 ha chủ yếu là keo và thông. Năm 2011 có xảy ra 1 vụ cháy rừng ở thôn Biển Trên ( ngày 11/04/2011) thiệt hại 1 ha trong đó có 0,5 ha diện tích đất rừng, còn lại là diện tích vải thiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.2: Diện tích đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn (đơn vị: ha)
STT Năm 2010 Năm 2011 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích đất nông nghiệp 28.657,52 28.976,11 +318,59 1 Đất trồng cây hàng năm 5.785,07 5.887,41 +102,34
1.1 Đất ruộng lúa, lúa màu 5.211,46 5.319,19 +107,73
1.1.1 Ruộng 3 vụ
1.1.2 Ruộng 2 vụ 5.211,46 5.319,19 +107.73
1.1.3 Ruộng 1 vụ 1.2 Đất nương rẫy
1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 573,61 568,22 -5,39
1.3.1 Đất chuyên màu và trồng cây công nghiệp
hàng năm 537,61 568,22 -5,39
1.3.2 Đất chuyên rau
1.3.3 Đất trồng cây hàng năm khác còn lại
2 Đất vƣờn tạp
3 Đất trồng cây lâu năm 22.767,08 22.939,34 +172,26 4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 40,00 40,00 0
4.1 Đất trồng cỏ
4.2 Đất cỏ tự nhiên cải tạo 40,00 40,00 0
5 Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản 59,97 103,96 -43,99
5.1 Chuyên nuôi cá 59,97 103,96 -43,99
5.2 Nuôi trồng thủy sản khác
6 Đất nông nghiệp khác 5,40 5,40 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.3 Giao thông thủy lợi
Mạng lưới giao thông của huyện Lục Ngạn gồm cả đường bộ và đường sông:
- Về đường bộ: Có 38 km quốc lộ 31, tuyến đường Bắc Giang - Lục Ngạn - Sơn Động - Đình Lập gặp quốc lộ 4A Lạng Sơn đi ra cảng Mũi Chùa – Tiên Yên và cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh. Ngoài quốc lộ 31, Lục Ngạn còn có các tuyến đường tỉnh lộ 279, 285, 290 đi qua với tổng chiều dài là 85 km. Hệ thống đường liên thôn, liên xã đang dần được nhựa hóa và bê tông hoá.
- Đường sông: Có sông Lục Ngạn với chiều dài 32 km bắt nguồn từ Lạng Sơn - Sơn Động - Lục Ngạn - Lục Nam và chảy về sông Thương, Bắc Giang.
Hệ thống thủy lợi: Toàn huyện có 235 hồ đập với tổng diện tích 350 ha, trong đó có 4 hồ lớn là Khuôn Thần, Làng Thum, Đá Mài và Trại Muối; còn lại là hồ đập nhỏ và hồ trung. Hệ thống kênh mương dài 450 km. Trong đó, kênh cấp I, cấp II là 20 km, còn lại 430 km kênh mương nội đồng. Trong đó đã cứng hoá được là 180 km. Hệ thống trạm bơm đã được xây dựng ở các hồ đập lớn và trung thuỷ nông, với tổng số là 39 trạm bơm.
Hệ thống điện quốc gia: Trên địa bàn huyện có 245 km đường dây 35 kv, 25 km đường dây 10 kv và 165 trạm biến áp phụ tải, với tổng lượng điện phát ra là 35.562.000 kw/giờ. Đến nay, 100% số xã trong toàn huyện đã có điện lưới quốc gia phục vụ cho đời sống dân sinh và phục vụ sản xuất.
Tổng diện tích giao thông trong xã Biển Động 78,93 ha, có quốc lộ 31 chạy qua lên huyện Sơn Động, các đường liên thôn đã được bê tông hóa nâng tổng số đường bê tông của xã lên 5800 m. Diện tích thủy lợi của xã là 59,43 ha có trên 10 km mương đảm bảo tưới tiêu cho 10 ha lúa và hoa màu. Trên địa bàn xã cũng xây dựng hồ đập chứa nước và ngăn nước khi lũ về.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.4. Văn hóa, giáo dục, y tế
- Về văn hóa: Năm 2012 toàn xã Biển Động có 895 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 1 thôn đạt làng văn hóa cấp huyện, 2 cơ quan văn hóa cấp huyện, 2 cơ quan văn hóa cấp tỉnh.
Tuyên truyền các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao các ngày lễ lớn của đất nước bằng băng rôn khẩu hiệu và đài truyền thanh của xã.
- Về giáo dục: Toàn xã có 1.464 học sinh tù Mầm Non đến trung học cơ sở trong đó:
+ Mầm Non có 13 lớp gồm 378 học sinh đạt 100% + Tiểu học có 28 lớp gồm 611 học sinh đạt 100%
+ Trung học cơ sở có 16 lớp gồm 475 học sinh đạt 100% Xét tốt nghiệp cho học sinh lớp 9 đạt 94%
Xã luôn chú trọng đến cơ sở vật chất là: trường lớp, bàn ghế, nhà ở của giáo viên…Xã đang hoàn thiện cơ sở vật chất trường Mầm Non đạt chuẩn quốc gia về giáo dục.
- Về y tế: Xã có 1 trạm y tế với 6 cán bộ, công tác khám chữa bệnh và vệ sinh phòng dịch được duy trì thường xuyên, chỉ đạo tiêm chủng định kỳ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình thu được kết quả tốt. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được duy trì, công tác phòng chống dịch bệnh được chủ động nên không để xảy ra dịch bệnh.
2.2.5 Quốc phòng – An ninh
Ban công an xã quản lý tốt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là các dịp lễ tết. Công tác phòng chống tội phạm được tăng cường, giải quyết dứt điểm các đơn khiếu nại tố cáo của nhân dân. UBND xã chỉ đạo công an xã xây dựng kế hoạch trực ban giao ban cùng kết hợp với công an huyện giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tham gia hòa giải hành lang giao thông, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
* Những yếu tố thuận lợi:
- Lục Ngạn là huyện miền núi có tiềm năng về sản xuất lâm nghiệp. Điều kiện khí hậu đất đai và địa hình rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nhất là cây lâm nghiệp và cây ăn quả.
- Có lực lượng lao động dồi dào và chưa sử dụng hết, có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp lâu đời.
- Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: Được hỗ trợ kinh nghiệm từ nhiều dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp cả trong nước và ngoài nước như: PAM, KFW, Dự án phát triển lâm nông tổng hợp Việt – Thái, Dự án 327, Dự án trồng rừng kinh tế vốn vay ưu đãi…
* Những yếu tố hạn chế:
- Mặc dù diện tích trồng rừng sản xuất của huyện Lục Ngạn là khá lớn nhưng chủ yếu là trồng thuần loài sau 1 – 2 chu kỳ khai thác, đất trở lên thoái hoá không sản xuất được. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì nhiều loài cây, nhiều mô hình trồng rừng… mới đang trong quá trình thử nghiệm.
- Đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều (8.826,89 ha) nhưng đa số là đất bị bạc màu, xói mòn, rửa trôi nhiều nên gây khó khăn khi muốn phục hồi rừng ở những địa điểm này.
- Đời sống một bộ phận người dân còn nghèo (toàn huyện c ó k h o ả n g h ơ n 4 0 0 0 h ộ nghèo), nên nhiều hộ chưa có điều kiện đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang nói chung cũng như điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội xã Biển Động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nói riêng có những nét đặc thù riêng, chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến đời