Mô hình chăn nuôi trâu của gia đình ông Bế Văn Hiệp (xóm Thảo)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số mô hình khai thác thức ăn gia súc tại xã biển động huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 55 - 70)

Mô hình của gia đình ông Bế Văn Hiệp ở xóm Thảo vùng chăn thả là thảm cỏ ven đường đi và chủ yếu là đồi cỏ xóm Thảo.

Đồi cỏ xóm Thảo rộng khoảng 6 ha, khu vực này được một số gia đình trong xã sử dụng làm bãi chăn thả gia súc trong đó có gia đình ông Hiệp, tuy nhiên do không có biện pháp bảo vệ và cải tạo nên trong đồi cỏ này xuất hiện nhiều đám cây bụi mọc dày ở một số điểm đặc biệt ở đỉnh đồi nên diện tích đồi cỏ đã bị thu hẹp nhiều. Đồi có độ dốc trên 250

nên khi có mưa thường xảy ra xói mòn, rửa trôi. Kết quả là đất đất chua, ít mùn, tầng đất mặt mỏng.

Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu đất đồi cỏ (xóm Thảo)

Vị trí lấy mẫu Tầng Chỉ tiêu phân tích Độ ẩm (%) pHkcl Mùn (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) Chân đồi 1 14 4,7 1,66 0,09 0,05 0,21 2 13,9 4,9 1,35 0,07 0,05 0,15 3 13,7 5,1 1,3 0,08 0,04 0,1 Sườn đồi 1 12,5 4,3 1,55 0,07 0,08 0,1 2 12,5 4,2 1,40 0,05 0,06 0,14 3 12,1 3,9 1,25 0,06 0,07 0,15 Đỉnh đồi 1 13 3,9 0,85 0,08 0,05 0,18 2 13,1 4,1 0,70 0,05 0,06 0,14 3 13,2 4,0 0,70 0,04 0,07 0,16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dựa vào tiêu chuẩn phân loại đất của Nguyễn Lam Điền (2005) [15] phân thành 4 cấp: tốt, trung bình, xấu và rất xấu:

- Đất tốt: Gồm đất phù sa, đất thịt, mùn từ 4% trở lên; pHKCl từ 6-7; N trên 0,25%; P2O5 trên 0,1%; K2O từ 0,4% trở lên.

- Đất trung bình: Đất có tỷ lệ cát hơi cao, đất sét, mùn từ 1,8 đến dưới 4%; pHKCl từ 5,5 -7,5; N 0,09 - 0,25%; P2O5 từ 0,05- 0,1%; K2O từ 0,2 đến dưới 0,4%.

- Đất xấu: Đất có tỷ lệ cát rất cao, mùn từ 0,8 đến dưới 1,8% ; pHKCl từ 4 - 5,4; N 0,04 - 0,08%; P2O5 dưới 0,04%; K2O dưới 0,2%.

- Đất rất xấu: nhiều cát sỏi hay đá ong, mùn dưới 0,8%; pHKCl dưới 4%; N dưới 0,04 %; P2O5 dưới 0,04%; K2O dưới 0,2%.

Từ kết quả trên, chúng tôi rút ra nhận xét sau:

Tiểu vùng sinh thái đất đồi (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi) các chỉ tiêu phân tích giữa các tầng đất có sự dao động nhưng không đáng kể. Ở chân đồi có độ ẩm, lượng mùn cao hơn ở sườn đồi và đỉnh đồi nhưng vẫn thuộc loại đất xấu. Đất đồi thuộc loại đất chua pH từ 3,9 đến 4,7. Hàm lượng N dao động 0,04 - 0,09% thuộc loại đất xấu, lượng P2O5 dao động từ 0,04 - 0,08% thuộc loại đất trung bình. Lượng Kali từ 0,1 – 0,21%, thuộc loại đất xấu. Tóm lại đất đồi cỏ thuộc loại đất nghèo dinh dưỡng, đất chua không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cỏ.

Đối với các thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên chúng tôi tiến hành điều tra vào tháng 9-10 năm 2012 ở 3 điểm: chân đồi Xóm Thảo (điểm NC số 1), sườn đồi xóm Thảo (điểm NC số 2), đỉnh đồi xóm Thảo (điểm NC số 3). Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống và sinh khối tại các điểm như sau: 4.2.1.1. Thành phần loài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.2: Thành phần loài trong tiểu vùng sinh thái đồi

TT TÊN KHOA HỌC TÊN ĐỊA PHƢƠNG

ĐIỂM NC SÔ

DS GTCT 1 2 3

POLYPODIOPHYTA Ngành Dƣơng xỉ

(1) Dryopteridaceae Họ Dƣơng xỉ

1 Dryopteris intergriloba C.chr Dương xỉ vảy + 14 Ho

(2) Gleicheniaceae Họ Guột

1 Dicranopteris linearis (Burn.f)

Linderw Guột + + 14 Ke

(3) Schizaeaceae Họ Bòng bong

1 Lygodium flexuosum (L.) SW Bòng bong + + 11 Ho

2 Lygodium scandens (L.) SW Bòng bong leo + + 11 Ho

ANGIOSPERMATOPHYTA DICOTYLEDONEAE

Ngành Hạt kín Lớp 2 lá mầm (4) Apiaceae Họ Hoa tán

1 Centella asiatica (L.) Urb Rau má + 15 Ke

(5) Asteraceae Họ Cúc

1 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn + + 16 Ke

2 Artemisia japonica Thumb Ngải cứu dại + 10 Ke

3 Aster ageratoides Turez Cúc sao + + + 6 Ho

4 Blumea balsamifera (L.) DL. Đại bi + + 6 Ke

5 Calotis guadichandii Gagn Cúc dại + + 7 Ke

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn odorata (L)R.King&H.Robins

7 Crassocephalum

crepidioides(Benth)Smoore Rau tàu bay + 16 Ke

8 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên + + + 10 Ke

9 Sigesbeckia orientalisL. Cỏ dĩ + + + 16 Ke

10 Xanthium inaequilaterum DC. Ké đầu ngựa + + 16 Ho

11 Wedelia chinensis (Osb.)

Merr.) Sài đất + 7

(6) Boraginaceae Họ Vòi voi + 16

1 Heliotropium indicum L. Vòi voi

(7) Caesalpiniaceae Họ Vang

1 Cassia tora L. Muồng lạc + + 16 Ho

(8) Commelinaceae Họ Thài lài

1 Commelina communis L. Thài lài 11 Ho

(9) Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

1 Aporosa dioica (Roxb) Muell-

Ang Thàu táu + + 1

2 Breynia fruticosa (L) H ook.f Bồ cu vẽ + + + 2 Ho

3 Euphorbia thymifolia L. Cỏ sữa lá nhỏ + + 7 Ho

4 Phyllanthus urinaria L. Chó đẻ + + 4 Ho (10) Fabaceae Họ Đậu 1 Desneodium heterophyllum DC Đậu 3 lá + 16 To (11) Hypericaceae Họ Ban 1 Clatoxylum

cochinchinensis (Lour) Blume Thành ngạnh + 1 Ho

2 Hypericum japonicum thu

nex Murr Ban nhật + 16 Ho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng + + 6 Ke

2 Urena lobata L. Ké hoa đào + + 6 Ke

(13) Melastomataceae Họ Mua

1 Melastoma sanguineum Sims Mua đồi + + 2 Ho

2 Melastoma

septemnervium Lour Mua đất + + + 9 Ho

(14) Mimosaceae Họ Trinh nữ

1 Mimosa pudica L. Trinh nữ + + 1 Ho

2 Acacia

auriculiformis A.Cum.exBenth Keo lá tràm + 1 Ho

(15) Myrtaceae Họ Sim

1 Baeckea frutescens L. Chổi sể + + + 4 Ho

2 Psidium guyava L Ổi + + 1 Ho

3 Rhodomyrtus tomentosa (Sit)

Hassk Sim + + 2 Ho

(16) Rosaceae Họ Hoa hồng

1 Rubus alcaefolius Poir Mâm xôi + + 3 Ho

(17) Rutaceae Họ Cam

1 Citrus media L. Chanh + + 2 Ho

(18) Rubiaceae Họ cà phê

1 Hedyotis multiglomerulata

(Pitard) Cỏ lạc vừng + 17 Ke

2 Randia dasycarpa (Kutz) Bakh Găng trắng + + 2 Ho

(19) Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa

1 Clerodendron

cyrtophyllum Turcz Bọ mảy + 8 Ho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(20) Cyperaceae Họ Cói

1 Cyperus esculentus L. Củ gấu + 10 Ke

2 Scleria tonkinensis Klarke Cói ba gân ráp + 10 Ke

3 Fimbristylis annua Cỏ lông lợn + + + 10 Ke

(21) Smilacaceae Họ Kim cang

1 Smilax bauhinioides Kunth Kim cang lá nhỏ + + 11 Ho

(22) Poaceae Họ Lúa

1 Acroceras munroanum (Bel)

Henry Cỏ lá tre lá nhỏ + + + 11 To

2 Centosteca lappacea Rendle Cỏ lá tre + + + 11 To

3 Chrysopogon aciculatus Trim Cỏ may + + + 15 To

4 Cymbopogon caesius (Nees)

Stauf Cỏ xả + + 13 To

5 Cynodon dactylon (L.) Rers Cỏ gà + + + 18 To

6 Digitaria violascens Link Túc hình tím + + 12 To

7 Echinochloa colona (L) Link Cỏ lồng vực + + 12 To

8 Eleusine indica (L) Gaertn Cỏ mần trầu + 10 To

9 Paspalum conjugatum Berg Cỏ mật + + + 15 To

10 Imperata cylindrica (L.)

P.Beauv Cỏ tranh + + + 14 To

11 Ischaemum rugosum Sal Mồm u + + 18 To

12 Setaria viridis (L.) P.Beauv Cỏ sâu dóm + + + 13 To

13 Saccharum arundinaceum Rtz Lau + + + 18 To

14 Panicum repens L. Cỏ gừng + + + 15 To

15 Digitaria abludens (Roem ex

Sth) Cỏ chân nhện + + 12 To

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Điểm NC số 1

Điểm nghiên cứu này thuộc chân đồi xóm Thảo.

Trong thảm cỏ có nhiều cây bụi và cây gỗ. Tại điểm này chúng tôi đã thống kê được 45 loài thuộc 18 họ khác nhau bảng 4.1. Trong đó họ có số lượng loài cao nhất là họ Lúa (Poaceae) có 14 loài chiếm 31,11% tổng số loài của điểm này, trong đó có số lượng cá thể nhiều nhất là các loài: Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Mồm u (Ischaemum rugosum), Cỏ sâu dóm (Setaria viridis).

Họ Cúc (Asteraceae) có 11 loài chiếm 24,44% số loài trong điểm, trong họ này thường gặp nhất là các loài: Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào

(Chromolaena odorata), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đại bi (Blumea balsamifera), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Sài đất (Wedelia chinensis), Ngải cứu dại (Artemisia japonica).

Họ Cói (Cyperaceae), họ Sim (Myrtaceae) có 3 loài chiếm 6,6% số loài trong điểm, chủ yếu là các loài như: Củ gấu (Cyperus rotundus), Cỏ lông lợn

(Fimbristylis annua), Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis), Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổi (Psidium guyava), Sim (Rhodomyrtus tomentosa).

Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Bông (Malvaceae ) có 2 loài chiếm 4,44% số loài trong điểm nghiên cứu, thường gặp các loài như: Bồ cu vẽ

(Breynia fruticosa), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia), Thàu táu (Aporosa dioica). Tuy nhiên nhiều cá thể nhất là loài Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia).

Các họ còn lại như: Họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), Vòi voi (Boraginaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae) , họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Ban (Hypericaceae), họ Mua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Melastomaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Kim cang (Smilacaceae) mỗi họ có 1 loài chiếm 2,2% số loài trong điểm. Trong các họ này nhiều cá thể nhất là các loài: Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Thài lài (Commelina communis), Rau má (Centella asiatica), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Cỏ lạc vừng

(Hedyotis multiglomerulata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Mua đồi

(Melastoma sanguineum).

Qua quá trình nghiên cứu ở điểm số 1 chúng tôi có nhận xét: Tỷ lệ số loài có giá trị chăn thả cao. Số lượng cá thể nhiều nhất là họ Lúa (Poaceae), trong đó Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea) là những loài chiếm ưu thế sinh thái tạo ra độ phủ cao. Các loài cây có giá trị chăn thả tốt chiếm 31,11%, mức độ kém chiếm 26,66%, còn lại là những loài cây không có giá trị chăn thả.

* Điểm NC số 2

Điểm nghiên cứu này thuộc sườn đồi Xóm Thảo. Tại đây chúng tôi thu thập được 38 loài thuộc 13 họ khác nhau.

Trong đó họ Lúa (Poaceae) có 12 loài, chiếm 26,67% tổng số loài của điểm, thường gặp các loài như: Cỏ tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ sả (Cymbopogon caesius), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ gừng (Panicum repens) và Cỏ chân nhện (Digitaria abludens).

Họ Cúc (Asteraceae) có 8 loài chiếm 21,05% số loài trong điểm, trong họ này nhiều cá thể nhất là các loài: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cúc sao (Aster ageratoides), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cúc chỉ thiên

(Elephantopus scaber), Cỏ dĩ (Sigesbeckiaorientalis), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 4 loài chiếm 10,52% số loài trong điểm nghiên cứu, thường gặp các loài như: Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa),

Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia).

Họ Sim (Myrtaceae)có 3 loài. Chúng chiếm 7,8% số loài trong điểm, trong đó nhiều cá thể nhất là các loài: Ổi (Psidium guyava), Sim (Rhodomyrtus tomentosa).

Các họ như: Bòng bong (Schizaeaceae), Bông (Malvaceae), Mua (Melastomataceae), Cói (Cyperaceae) mỗi họ có 2 loài. Nhóm họ này chiếm 17,78% tổng số loài trong điểm. Thường gặp các loài như: Bòng bong (Lygodium flexuosum), Mua (Melastoma sanguineum), Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua).

Các họ còn lại như: họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Kim cang (Smilacaceae) mỗi họ có 1 loài. Nhóm họ này chiếm 20% tổng số loài trong điểm. Thường gặp các loài như: Guột (Dicranopteris linearis), Muồng lạc

(Cassia tora).

Tại điểm này số lượng cá thể nhiều nhất vẫn là họ Lúa (Poaceae) và họ Cúc (Asteraceae), thường gặp các loài như: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ lồng vực (Echinochloa colona), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber). Các loài cây có giá trị chăn thả tốt chiếm 26,67%, mức độ trung bình không có, mức độ kém chiếm 28,89%, còn lại là những loài cây không có giá trị chăn thả.

*Điểm NC số 3

Ở điểm số 3 thuộc đỉnh đồi xóm Thảo, qua nghiên cứu chúng tôi thấy điểm nghiên cứu này gồm các đám cây gỗ, cây bụi, guột, cây họ cúc mọc rải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rác. Tại đây chúng tôi thu thập được 36 loài thuộc 16 họ (bảng 4.2). Trong đó, họ nhiều nhất vẫn là họ Lúa (Poaceae) có 12 loài chiếm 33,33% số loài của điểm. Nhiều cá thể nhất trong họ là các loài như: Cỏ gừng (Panicum repens), Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), Cỏ sâu dóm (Setaria lutescens), Lau (Saccharum arundinaceum), Sả (Cymbopogon caesius)

Họ Cúc (Asteraceae) có 4 loài chiếm 11,11% số loài của điểm, nhiều cá thể nhất trong loài là: Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cúc chỉ thiên

(Elephantopus scaber), Cỏ dĩ (Sigesbeckiaorientalis).

Các họ như: họ Sim (Myrtaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mỗi họ có 3 loài, chiếm 8,33% số loài trong điểm nghiên cứu. Trong đó nhiều cá thể nhất là các loài: Ổi ( Psidium guyava), Trinh nữ (Mimosa pudica), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis).

Các họ có 2 loài là: họ Mua (Melastomataceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), chiếm 5,55% số loài trong điểm nghiên cứu. Thường gặp là Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium),

Trinh nữ (Mimosa pudica).

Nhóm các họ còn lại mỗi họ có 1 loài gồm các họ: họ Dương xỉ (Dryopteridaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Ban (Hypericaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Đậu (Fabaceae).

Qua nghiên cứu điểm số 3, chúng tôi nhận thấy họ có số lượng loài nhiều nhất là họ Lúa (Poaceae), sau đó tới họ Cúc (Asteraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)…trong đó Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), Cỏ sâu dóm (Setaria lutescens), Lau (Saccharum arundinaceum) là loài chiếm ưu thế. Các loài cây có giá trị chăn thả tốt chiếm 36,89%, loài có giá trị chăn thả kém chiếm 11,11% còn lại là loài không có giá trị chăn thả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.2.1.2. Thành phần dạng sống

Chúng tôi đã thu thập, phân tích các dạng sống của hệ thực vật trong 3 điểm nghiên cứu thuộc các thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên, sau đó sắp xếp thành các kiểu theo phương pháp của Hoàng Chung (1980) và được thống kê ở bảng 4.3

Bảng 4.3 Các kiểu dạng sống trong đồi cỏ

TT Kiểu dạng sống

Điểm NC

Số 1 Số 2 Số 3

SL % SL % SL %

1 Kiểu 1: Cây gỗ 1 2.22 2 5.26 5 13.88

2 Kiểu 2: Cây bụi 1 2.22 5 13.15 5 13.88

3 Kiểu 3: Cây bụi thân bò 1 2.22 1 2.63 0 0.00

4 Kiểu 4: Cây bụi nhỏ 2 4.44 2 5.26 1 2.77

5 Kiểu 5: Cây bụi nhỏ thân bò 0 0.00 0 0.00 0 0.00

6 Kiểu 6: Cây nửa bụi 5 11.11 4 10.52 3 8.33

7 Kiểu 7: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 2 4.44 2 5.26 1 2.77

8 Kiểu 8: Cây có chồi mọc từ rễ 2 4.44 0 0.00 0 0.00

9 Kiểu 9: Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái,

có thân rễ ngắn 1 2.22 1 2.63 1 2.77 10 Kiểu 10: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 5 11.11 2 5.26 2 5.55

11 Kiểu 11: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm,

có thân bò 5 11.11 4 10.52 4 11.11 12 Kiểu 12: Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 3 6.66 2 5.26 1 2.77

13 Kiểu 13: Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 1 2.22 2 5.26 1 2.77

14 Kiểu 14: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 1 2.22 2 5.26 3 8.33

15 Kiểu 15: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và

thân bò 4 8.88 0 0.00 0 0.00 16 Kiểu 16: Cây thảo một năm có rễ cái 7 15.55 4 10.52 2 5.55

17 Kiểu 17: Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 1 2.22 0 0.00 0 0.00

18 Kiểu 18: Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 3 6.66 2 5.26 3 8.33

Tổng số loài 45 100 38 100 36 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Điểm NC số 1

Tại điểm số 1 (chân đồi) có 17 kiểu dạng sống khác nhau. Kiểu có số lượng loài nhiều nhất là kiểu cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16), gồm 7 loài và chiếm 15,55%. Thường gặp các loài như cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis),

Đậu 3 lá (Desneodium heterophyllum).

Tiếp theo kiểu cây nửa bụi (kiểu 6) và kiểu cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10); Kiểu cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11) mỗi kiểu có 5 loài và nhóm kiểu này chiếm 11,11%. Thường gặp các loài như: Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cúc chỉ thiên

(Elephantopus scaber), Thài lài (Commelina communis).

Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (Kiểu 15 )gồm 4 loài và chiếm 8,88%. Trong đó thường gặp nhiều cá thể của loài: Cỏ may

(Chrysopogon aciculatus), Cỏ gừng (Panicum repens).

Các kiểu dạng sống như: Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm (kiểu 12), Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (kiểu 18) mỗi kiểu có 3 loài, chiếm 6,66%. Thường gặp các loài như: Cỏ chân nhện (Digitaria abludens),

Mồm u (Ischaemum rugosum).

Các kiểu dạng sống như: cây bụi nhỏ (kiểu 4), cây thảo lâu năm có hệ rễ cái (kiểu 7), mỗi kiểu có 2 loài, chiếm 4,44%. Có số lượng cá thể nhiều là loài Cúc dại (Calotis guadichandii.)

Các kiểu còn lại gồm: cây gỗ (kiểu 1); cây bụi (kiểu 2); cây bụi thân bò (kiểu 3); cây có chồi mọc từ rễ (Kiểu 8); Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn (kiểu 9); Kiểu cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14); Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13); Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò (Kiểu 17) mỗi kiểu có một loài, chiếm 2,22%. Thường gặp các loài như: Trinh nữ (Mimosa pudica), Cỏ sâu dóm (Setaria viridis), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tại điểm số 1, kiểu dạng sống có số lượng loài nhiều nhất và thường gặp là: kiểu cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16); kiểu cây nửa bụi (kiểu 6);

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số mô hình khai thác thức ăn gia súc tại xã biển động huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 55 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)