Những nghiên cứu về năng suất đồng cỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số mô hình khai thác thức ăn gia súc tại xã biển động huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 28 - 29)

Nghiên cứu năng suất của đồng cỏ là nhằm đánh giá quá trình tích luỹ vật chất hữu cơ, sự chuyển đổi sản phẩm và năng lượng trong thực vật quần hoặc hệ sinh thái. Thông qua việc nghiên cứu năng suất đồng cỏ để tính sản lượng cỏ cung cấp trong năm trên đơn vị diện tích của một vùng đất nhất định, từ đó có kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc theo các hướng khác nhau. Nếu diện tích đồng cỏ đủ lớn và có năng suất cao có thể phát triển chăn thả tự nhiên, nhưng nếu năng suất cỏ không đáp ứng đủ ta phải có kế hoạch điều chỉnh hoặc trồng thêm một số diện tích với các giống cỏ có năng suất cao.

Louw (1938) đã nghiên cứu chi tiết tác dụng đối với cỏ mọc tự nhiên của việc cắt theo những khoảng cách khác nhau, hàng tháng hoặc hai, ba tháng một lần...Chính những lần cắt hàng tháng cho ít chất khô nhất, lượng chứa lân, kali, các clorua, các protit cũng thấp hơn. Cuối cùng, những kết quả thí nghiệm về hiệu suất tiêu hóa cho thấy, chế độ tốt nhất đối với những loại cỏ này là cắt hai tháng một lần trong thời gian sinh trưởng. Huges đã thấy: cắt cỏ sát mặt đất, đều đặn làm nhiều lần cho năng suất cỏ tươi cao hơn nhưng lại làm giảm rõ rệt của bộ rễ. Vì vậy những dự trữ dưới đất bị cạn kiệt nhanh hơn, làm cho cỏ xấu mọc nhanh hơn. Tác giả cho rằng cắt ít lần hơn (tương đương với việc cho gia súc gặm cỏ điều độ) sẽ cho một sản lượng cỏ lớn hơn và có nhiều các chất dễ tiêu hơn [33].

Ở Việt Nam, đến 1955 hầu như không có công trình nào nghiên cứu về năng suất đồng cỏ. Từ năm 1960 đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về năng suất cỏ được tiến hành trong các quần xã cỏ trồng (chăn thả hay đồng cỏ cắt) và đồng cỏ tự nhiên: Nguyễn Hữu Hiến (1985); Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời (1981) [24]. Những nghiên cứu trên đồng cỏ tự nhiên này chủ yếu tập trung ở một số cây có giá trị kinh tế cao và chủ yếu tính sản lượng có trong một số vùng phục vụ cho kế hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc của một số vùng đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoàng Chung (1980, 2002, 2004); Hoàng Chung và cộng sự (2003) [11] nghiên cứu năng suất các quần xã cỏ của vùng Việt Bắc và Tây Bắc trên hai đai (nhiệt đới, á nhiệt đới). Công trình nghiên cứu đã đề cập đến những chỉ tiêu về khí hậu, thổ nhưỡng, nghiên cứu năng suất cả phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất. Từ những nghiên cứu đó ông đã rút ra kết luận: “Trong các thảm thực vật thuộc thảo (savan-đồng cỏ) của miền Bắc Việt Nam, năng suất sinh học tăng lên dần theo trình tự: đồng cỏ á Thảo Nguyên-Đồng cỏ - Savan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số mô hình khai thác thức ăn gia súc tại xã biển động huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)