Quốc phòng – An ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số mô hình khai thác thức ăn gia súc tại xã biển động huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 46 - 110)

Ban công an xã quản lý tốt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là các dịp lễ tết. Công tác phòng chống tội phạm được tăng cường, giải quyết dứt điểm các đơn khiếu nại tố cáo của nhân dân. UBND xã chỉ đạo công an xã xây dựng kế hoạch trực ban giao ban cùng kết hợp với công an huyện giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tham gia hòa giải hành lang giao thông, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu

* Những yếu tố thuận lợi:

- Lục Ngạn là huyện miền núi có tiềm năng về sản xuất lâm nghiệp. Điều kiện khí hậu đất đai và địa hình rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nhất là cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

- Có lực lượng lao động dồi dào và chưa sử dụng hết, có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp lâu đời.

- Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: Được hỗ trợ kinh nghiệm từ nhiều dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp cả trong nước và ngoài nước như: PAM, KFW, Dự án phát triển lâm nông tổng hợp Việt – Thái, Dự án 327, Dự án trồng rừng kinh tế vốn vay ưu đãi…

* Những yếu tố hạn chế:

- Mặc dù diện tích trồng rừng sản xuất của huyện Lục Ngạn là khá lớn nhưng chủ yếu là trồng thuần loài sau 1 – 2 chu kỳ khai thác, đất trở lên thoái hoá không sản xuất được. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì nhiều loài cây, nhiều mô hình trồng rừng… mới đang trong quá trình thử nghiệm.

- Đất đồi núi chưa sử dụng còn nhiều (8.826,89 ha) nhưng đa số là đất bị bạc màu, xói mòn, rửa trôi nhiều nên gây khó khăn khi muốn phục hồi rừng ở những địa điểm này.

- Đời sống một bộ phận người dân còn nghèo (toàn huyện c ó k h o ả n g h ơ n 4 0 0 0 h ộ nghèo), nên nhiều hộ chưa có điều kiện đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang nói chung cũng như điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội xã Biển Động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nói riêng có những nét đặc thù riêng, chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất chăn nuôi của người dân trong vùng, vì vậy để ưu tiên phát triển đại gia súc là hướng chiến lược mũi nhọn trong phát triển chăn nuôi của huyện Lục Ngạn thì cần chú ý tới những đặc điểm này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng khai thác tập đoàn cây thức ăn gia súc của một số gia đình ở xã Biển Động (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) bao gồm các thảm cỏ, loài cây cỏ tự nhiên và cây trồng đang được các gia đình sử dụng làm thức ăn cho gia súc.

- Đặc điểm môi trường của từng kiểu thảm cỏ.

- Thành phần loài, dạng sống, năng suất một số thảm cỏ.

- Số lượng các loại gia súc trong từng mô hình và hiệu quả kinh tế của nó.

3.2 Nội dung nghiên cứu

Điều tra về khí hậu, thuỷ văn, đất đai. Phân tích một số chỉ tiêu hoá học đất để sơ bộ xác định loại đất trong từng tiểu vùng sinh thái.

Ở các mô hình chăn nuôi, chúng tôi tiến hành điều tra về đặc điểm môi trường, thành phần loài, dạng sống của một số thảm cỏ. Thống kê các loài cây, cỏ tự nhiên, cây cỏ trồng có thể dùng làm thức ăn cho gia súc, tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh học của các loài tiêu biểu, thực trạng thảm thực vật. Đánh giá hình thức và mức độ tác động của dân địa phương đến các thảm thực vật để từ đó rút ra luận cứ về xu hướng phát triển cây thức ăn gia súc trong mô hình chăn nuôi và đề xuất đưa vào sử dụng các loài và các thảm cỏ.

Điều tra đánh giá các sản phẩm phụ khác được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, hình thức và mức độ sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên

3.3.1.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu tại địa phƣơng

Thu thập số liệu vùng nghiên cứu qua các cơ quan quản lý từ xã đến huyện về các vấn đề: địa hình, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, dân số, tình hình kinh tế chính trị...

3.3.1.2. Phƣơng pháp điều tra trong dân

- Điều tra các quần xã cỏ

+ Xây dựng phiếu điều tra gồm các mục: Tên khoa học, tên Việt Nam, môi trường, dạng sống, độ nhiều, bộ phận sử dụng, hình thức khi sử dụng, năng suất/ha cây trồng.

+ Gửi phiếu điều tra

+ Phỏng vấn trực tiếp dân địa phương - Điều tra tình hình kinh tế gia đình

+ Xây dựng phiếu điều tra về tình hình kinh tế gia đình: tình hình sử dụng đất, cây trồng, vật nuôi của các hộ gia đình.

+ Phỏng vấn trực tiếp một số gia đình người dân

3.3.1.3. Lập tuyến điều tra

Chúng tôi phân chia vùng nghiên cứu ra làm nhiều điểm căn cứ vào địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật, mức độ sử dụng khác nhau để xác định các sinh cảnh chính cần giám sát và thu mẫu. Chúng tôi đã lập tuyến điều tra đi qua tất cả các kiểu trung và đại địa hình, các thảm thực vật tự nhiên và cây trồng.

3.3.1.4. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn

Để thống kê thành phần loài, đánh giá về độ dầy của loài trong quần xã, nghiên cứu về năng suất thảm thực vật chúng tôi tiến hành lập các ô tiêu chuẩn trong từng kiểu thảm, quan sát và ghi chép các loài thực vật (theo phiếu mô tả các quần xã cỏ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ô tiêu chuẩn được bố trí theo tuyến điều tra trên các địa hình khác nhau (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi,…) và hiện trạng thảm thực vật với diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1m2

và 3 ô cho mỗi tiểu địa hình. Tại mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành thống kê thành phần loài, dạng sống và sinh khối thảm thực vật theo phương pháp Hoàng Chung (2008) [10].

3.3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

3.3.2.1. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật

Để xác định tên khoa học của các mẫu, chúng tôi đã sử dụng khoá phân loại hiện hành của các tác giả Lê Khả Kế (1969, 1975) [23], Phạm Hoàng Hộ (1993) [18], Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005) [3].

3.3.2.2. Xác định dạng sống

Để xác định dạng sống, chúng tôi sử dụng bảng phân loại dạng sống của từng loài theo phương pháp của Hoàng Chung (1980).

3.3.2.3 Nghiên cứu năng suất cỏ

Để xác định sinh khối, dùng phương pháp của Hoàng Chung (2008) [10], chúng tôi tiến hành cắt mẫu sát đất lấy cả phần sống và phần chết, riêng phần sống được phân chia theo các nhóm: họ Hoà thảo, họ Cói, họ Đậu, nhóm cây bụi, nhóm Thuộc thảo… Phần sống là toàn bộ phần còn xanh, được cân khi tươi và cả khi sấy khô. Phần chết gồm toàn bộ phần cành và lá đã chết (kể cả những phần còn trên cây và phần đã rơi rụng xuống đất).

3.3.2.4. Phân tích mẫu đất

Ở điểm nghiên cứu, chúng tôi lấy đất ở các vị trí khác nhau, sao cho nó phản ánh được môi trường tại mô hình thực nghiệm. Mẫu đất được lấy theo tầng ở độ sâu: 0 - 10cm, 10 - 20cm, 20 - 30cm, sau đó các mẫu đất ở cùng tầng của mô hình được trộn chung với nhau và đem phân tích theo tầng tại phòng phân tích kiểm tra chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp - Viện khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xác định độ ẩm: Cân 10 gam mẫu đất trên cân độ ẩm kett, bật đèn hồng ngoại, sấy mẫu đến trọng lượng không đổi, đọc số đo độ ẩm trên cân.

- Xác định độ pH KCl theo phương pháp đo bằng máy pHmeter: Cho vào bình thuỷ tinh 5g đất đã qua rây 1mm, sau đó thêm vào 25 ml KCl (1N), lắc trong 10 phút rồi ngâm qua đêm, lắc lại và đo trên máy Meter đọc trị số pH ở trên máy.

- Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Tiurin: Cân 0,2 gam đất đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác 100ml, sau đó thêm 5ml dung dịch K2Cr2O7 (0,4N) lắc nhẹ, cắm phễu con trên miệng bình để ngưng lạnh. Sau đó đặt bình trong nồi Parafin, đun sôi dung dịch trong bình 5 phút ở nhiệt độ 170 - 1800C trên bếp điện cho đến khi dung dịch không còn màu xanh. Để nguội dung dịch rồi đổ vào bình tam giác, dùng một ít nước cất chia làm 2-3 lần tráng phễu và bình và đổ vào bình tam giác. Thêm 1ml H3PO4 và 8 giọt chỉ thị màu Fenylantranyn, sau đó dùng dung dịch muối Mo chuẩn độ lượng Kali Bicrômmat thừa đến lúc dung dịch biến đổi sang màu xanh và tính kết quả.

- Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldahl: Đem mẫu đất đã được công phá chưng cất Kjeldahl với thời gian 20 - 30 phút thu được dung dịch màu tím đỏ, sau đó chuẩn độ bằng NaOH 0,02N, dung dịch từ tím đỏ chuyển sang màu lục và tính kết quả.

- Xác định lượng lân tổng số (P2O5%) theo phương pháp quang phổ hấp phụ: Lấy 5ml dung dịch mẫu sau khi đã công phá cho vào bình thuỷ tinh, chỉnh độ pH đến 7 bằng dung dịch NaOH 10%, sau đó thêm 10ml H2SO4 5N, thêm 1,25ml dung dịch Amonimolipdat 2% và 3ml dung dịch axit Ascobic 1N. Đun cách thuỷ trên bếp khi cường độ màu lớn nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức đến 50ml, đem so màu trên máy DERLL/2000, số đọc là P2O5 .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xác định hàm lượng Kali tổng số (K2O%) theo phương pháp quang phổ phát xạ: Nguyên tắc của phương pháp này thu bức xạ nguyên tử Kali phát ra dưới tác dụng kích thích của ngọn lửa hồ quang. Khi bức xạ này đi qua máy hồ quang phổ nhiễm xạ thu được phổ bức xạ. Cường độ vạch phổ tỷ lệ với nồng độ nguyên tố kali trong mẫu. Đo cường độ vạch phổ ta tính được nồng độ nguyên tố. Phép đo thực hiện trên máy quang phổ loại DFS 8-3, độ nhạy vạch là 0,01%.

3.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học sử dụng trong nghiên cứu chăn nuôi, sử dụng bảng tính execel.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng nguồn thức ăn gia súc tại xã Biển Động

Theo số liệu thống kê năm 2012 số lượng đàn gia súc của xã Biển Động : đàn trâu có 436 con, đàn bò có 34 con, đàn lợn có 4.150 con.

Tập đoàn cây thức ăn có giá trị chăn nuôi ở xã Biển Động bao gồm cả cây tự nhiên và cây trồng. Cây tự nhiên được sử dụng một cách thụ động và quá tải, chúng phân bố trong các bãi chăn, đồng cỏ, thảm cỏ dưới rừng hay ven đường đi. Tại đây cũng đã trồng một số giống cỏ có năng suất cao nhưng với diện tích rất nhỏ và trồng rải rác nên cũng không cung cấp đủ thức ăn cho gia súc. Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy tổ hợp thành phần loài của tập đoàn cây tự nhiên tại Biển Động khá đa dạng và phong phú. Nhiều cây mà gia súc rất thích ăn như: Cỏ lá tre, cỏ mật, cỏ gà, cỏ gừng... ngược lại số loài cây trồng có thể khai thác làm thức ăn gia súc tại đây tương đối nghèo nàn. Chủ yếu ở đây vẫn là trồng lúa và ngô, có một diện tích nhỏ trồng lạc, khoai lang. Một vài hộ gia đình trồng giống cỏ nhập nội có năng suất cao là Cỏ voi, cỏ VA06, nhưng với diện tích không đáng kể, chủ yếu trồng xen với cây Vải thiều với mục đích làm thức ăn bổ sung cùng với phụ phẩm cây trồng khác như: Rơm, thân và lá cây ngô, lá lạc, khoai lang.

Trong toàn xã hiện có 3 nhóm tiểu vùng sinh thái được sử dụng làm bãi chăn thả: Nhóm 1 là bãi cỏ ven sông, suối và ao hồ, dọc đường thôn, bãi bỏ hoá. Nhóm 2 là sườn đồi, sườn núi, đồi gò, chân đồi có thảm cỏ lẫn cây bụi. Nhóm 3 là thảm cỏ thưa thớt dưới tán rừng trồng hay rừng phục hồi tự nhiên.

4.2. Kết quả nghiên cứu một số mô hình chăn nuôi gia đình của xã Biển Động

Để đánh giá quan hệ cơ cấu thức ăn với hiệu quả mô hình kinh doanh của từng gia đình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở một số gia đình thuộc ba

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mô hình khác nhau đó là gia đình ông Bế Văn Hiệp (xóm Thảo), ông Lãnh Văn Sơn (xóm Quéo), ông Hoàng Văn Long (xóm Thảo).

4.2.1. Mô hình chăn nuôi trâu của gia đình ông Bế Văn Hiệp (xóm Thảo)

Mô hình của gia đình ông Bế Văn Hiệp ở xóm Thảo vùng chăn thả là thảm cỏ ven đường đi và chủ yếu là đồi cỏ xóm Thảo.

Đồi cỏ xóm Thảo rộng khoảng 6 ha, khu vực này được một số gia đình trong xã sử dụng làm bãi chăn thả gia súc trong đó có gia đình ông Hiệp, tuy nhiên do không có biện pháp bảo vệ và cải tạo nên trong đồi cỏ này xuất hiện nhiều đám cây bụi mọc dày ở một số điểm đặc biệt ở đỉnh đồi nên diện tích đồi cỏ đã bị thu hẹp nhiều. Đồi có độ dốc trên 250

nên khi có mưa thường xảy ra xói mòn, rửa trôi. Kết quả là đất đất chua, ít mùn, tầng đất mặt mỏng.

Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu đất đồi cỏ (xóm Thảo)

Vị trí lấy mẫu Tầng Chỉ tiêu phân tích Độ ẩm (%) pHkcl Mùn (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) Chân đồi 1 14 4,7 1,66 0,09 0,05 0,21 2 13,9 4,9 1,35 0,07 0,05 0,15 3 13,7 5,1 1,3 0,08 0,04 0,1 Sườn đồi 1 12,5 4,3 1,55 0,07 0,08 0,1 2 12,5 4,2 1,40 0,05 0,06 0,14 3 12,1 3,9 1,25 0,06 0,07 0,15 Đỉnh đồi 1 13 3,9 0,85 0,08 0,05 0,18 2 13,1 4,1 0,70 0,05 0,06 0,14 3 13,2 4,0 0,70 0,04 0,07 0,16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dựa vào tiêu chuẩn phân loại đất của Nguyễn Lam Điền (2005) [15] phân thành 4 cấp: tốt, trung bình, xấu và rất xấu:

- Đất tốt: Gồm đất phù sa, đất thịt, mùn từ 4% trở lên; pHKCl từ 6-7; N trên 0,25%; P2O5 trên 0,1%; K2O từ 0,4% trở lên.

- Đất trung bình: Đất có tỷ lệ cát hơi cao, đất sét, mùn từ 1,8 đến dưới 4%; pHKCl từ 5,5 -7,5; N 0,09 - 0,25%; P2O5 từ 0,05- 0,1%; K2O từ 0,2 đến dưới 0,4%.

- Đất xấu: Đất có tỷ lệ cát rất cao, mùn từ 0,8 đến dưới 1,8% ; pHKCl từ 4 - 5,4; N 0,04 - 0,08%; P2O5 dưới 0,04%; K2O dưới 0,2%.

- Đất rất xấu: nhiều cát sỏi hay đá ong, mùn dưới 0,8%; pHKCl dưới 4%; N dưới 0,04 %; P2O5 dưới 0,04%; K2O dưới 0,2%.

Từ kết quả trên, chúng tôi rút ra nhận xét sau:

Tiểu vùng sinh thái đất đồi (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi) các chỉ tiêu phân tích giữa các tầng đất có sự dao động nhưng không đáng kể. Ở chân đồi có độ ẩm, lượng mùn cao hơn ở sườn đồi và đỉnh đồi nhưng vẫn thuộc loại đất xấu. Đất đồi thuộc loại đất chua pH từ 3,9 đến 4,7. Hàm lượng N dao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số mô hình khai thác thức ăn gia súc tại xã biển động huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 46 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)