Những nghiên cứu về động thái đồng cỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số mô hình khai thác thức ăn gia súc tại xã biển động huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 31 - 37)

Những nghiên cứu về động thái của các quần xã cỏ tự nhiên đã được tiến hành từ lâu nhiều nhà sinh thái học Đông Âu như Raunkier, Warning và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Braun-Blanquet có chiều hướng coi đồng cỏ là một quần hợp tĩnh; Theo Davies (1948) những “nhà sinh thái tĩnh” này đã coi các nhân tố khí hậu và thổ nhưỡng là cơ bản nhất, trên thực tế do ảnh hưởng của nhiều nhân tố sinh thái nên đồng cỏ luôn ở trạng thái thay đổi (Trích theo Thái Đình Dũng, Đặng Đình Liệu (1979) [16]).

Lavrenco F.M (1938, 1940) khi nghiên cứu về sự biến đổi của thảm cỏ trong quá trình chăn thả đã đề nghị chia những biến đổi của thực vật trong đồng cỏ thành những thay đổi hàng năm và những thay đổi lâu năm. Đối với những đồng cỏ chăn thả, những thay đổi ngắn hạn là quan trọng nhất[28]. Xennhicop A.P (1941) đã phát hiện những động thái mùa của thảm thực vật và chia thành 7 giai đoạn phát triển nối liền với các thời kỳ ra hoa kết quả của một số cây cố định. Khi nghiên cứu sự thay đổi của các trạng thái vật hậu học của các loài trong đồng cỏ và sự biến đổi cấu trúc của thảm cỏ, ông đã chia ra thành 8 giai đoạn biến động mùa trong chu kỳ 1 năm của đồng cỏ. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc cắt cỏ đến thành phần loài thực vật Dmitriep (1948) cho thấy, nếu nhiều năm cắt cỏ vào đúng thời gian ra hoa của cỏ sẽ làm thay đổi lớn thành phần loài thực vật trong đồng cỏ [28].

Hoàng Chung (1974) đã nghiên cứu về biến động mùa của từng loài riêng biệt trong quần xã và nhóm lại thành các kiểu hình theo phân bố không gian và thời gian. Một tính chất quan trọng của quần xã thực vật có liên quan mật thiết với cấu trúc không gian và thời gian là năng suất. Đồng thời nó là vấn đề tích lũy và động thái của các phần sống và phần chết của thực vật thuộc thảo, đặc biệt là trong thảo nguyên đồng cỏ, nó có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu không chỉ thảm thực vật mà cả quá trình mùn hóa, quá trình tích lũy và phân hủy các chất hữu cơ (Theo Hoàng Chung (2004) [8]).

Hoàng Chung (2000) đã nghiên cứu biến động mùa quần xã cỏ miền Bắc Việt Nam. Công trình này của ông bắt đầu nghiên cứu từ năm 1975 đã đề cập khá đầy đủ về nhưng chỉ tiêu khí hậu, đất đai phần trên mặt đất và phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dưới đất và đã đi đến kết luận thực vật đồng cỏ miền Bắc Việt Nam là xanh quanh năm, biến động khối lượng quan hệ mật thiết với khí hậu, đặc biệt là độ ẩm của đất. Cuối cùng đã nêu lên được quy luật động thái của đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam [8].

1.4.6. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả và vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ miền Bắc Việt Nam

1.4.6.1. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả

Hiện nay đồng cỏ luôn bị thay đổi do tác động thường xuyên của con người vì đồng cỏ là đối tượng trong hoạt động kinh tế nông nghiệp. Làm sáng tỏ nguồn gốc của đồng cỏ và những quy luật biến đổi của nó do tác động của loài người là điều kiện cần thiết làm cơ sở cho những biện pháp sử dụng hợp lý đồng cỏ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thoái hoá của các đồng cỏ chăn thả cũng như các thảo nguyên ở các vùng khác nhau.

Ở Liên Bang Nga đã tích lũy khá nhiều tư liệu của đới thảo nguyên và bán hoang mạc. G.I.Vuxotsky (1915), ông đã xác định được 4 giai đoạn thoái hóa của thực vật thảo nguyên dưới tác động của chăn thả. Patrotski (1917) nghiên cứu đới nam của thảo nguyên Stypa longifolia, ông chia thành 5 giai đoạn thoái hóa, trong đó có cả giai đoạn chăn thả và giai đoạn không chăn thả được.

Đồng cỏ vùng núi miền Bắc Việt Nam là loại hình đồng cỏ thứ sinh, được hình thành do kết quả tác động lâu dài của con người, chủ yếu do khai thác bừa bãi, đốt phá rừng mà hình thành. Đồng cỏ phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du, có độ dốc khá lớn (15 – 400) do đó vấn đề thoái hoá đồng cỏ trong quá trình sử dụng là một trong những vấn đề cần đề cập của các nhà nghiên cứu đồng cỏ Việt Nam. Những công trình nghiên cứu sự thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn rất ít. Dương Hữu Thời (1981) [37] trong cuốn: “Đồng cỏ Bắc Việt Nam” khi phân tích thành phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

loài và điều kiện sinh thái của đồng cỏ, đã đề cập đến hai nguyên nhân gây thoái hoá của đồng cỏ miền Bắc Việt Nam là do cường độ chăn thả và điều kiện khí hậu.

Hoàng Chung (1981, 1983, 2002, 2003) nghiên cứu đồng cỏ ở vùng Thôm Luông (Ngân Sơn) đã phân tích ảnh hưởng của chăn thả không có kế hoạch lên sự thay đổi thành phần loài, cấu trúc và năng suất của thảm cỏ và đã đưa ra kết luận về quá trình thoái hoá đồng cỏ bắc Việt Nam như sau: “Những thay đổi đầu tiên của lớp phủ thực vật đã dẫn đến sự hình thành các quần xã cỏ ở đây, những thảm cỏ này dưới sự tác động thường xuyên nhưng không nặng nề của con người như chăn thả, đốt nương rẫy, sẽ dẫn tới hình thành loại hình đồng cỏ khô, á thảo nguyên và đồng cỏ. Khi chăn thả nặng nề hơn sẽ dẫn tới sự thay đổi phức tạp của thành phần loài ở từng quần xã, đó là sự thay đổi các loài đang mọc bằng những loài từ ngoài đi vào, loài bản địa bị thay thế bởi loài phổ biến rộng rãi, đồng thời đơn giản hoá cấu trúc quần xã, giảm bớt khoảng không phân bố của lớp phủ thực vật, giảm năng suất của nó”. Trên cơ sở đó đã chia quá trình thoái hoá đồng cỏ thành 5 giai đoạn: bắt đầu từ trạng thái đồng cỏ đến giai đoạn hình thành savan cây bụi. (Theo Hoàng Chung và cộng sự (2003) [11]).

Phạm Thị Hương Lam, Hoàng Chung (2007) [25] với công trình điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có của xã Hà Hiệu - Bắc Kạn. Các tác giả đều xác định các đồng cỏ tự nhiên hiện có đang bị chăn thả nặng nề dẫn tới thoái hoá ở mức độ nghiêm trọng…

1.4.6.2. Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam

Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc thứ sinh do hoạt động khai phá rừng mà thành nên diện tích đồng cỏ ngày càng được mở rộng có thể chiếm tới 1/3 diện tích lãnh thổ. Hiện nay đồng cỏ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, phần lớn phương thức sử dụng chưa hợp lý,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khai thác một cách nặng nề làm cho thảm cỏ ngày càng bị thoái hoá. Những công trình nghiên cứu dành cho vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ còn rất ít.

Những công trình nghiên cứu dành cho việc sử dụng hợp lý đồng cỏ rải rác ở một số công trình như:

Nguyễn Văn Hùng, Bùi Văn Minh (1968) có nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ luân phiên ở Ba Vì và đề nghị chia 6 ô, mùa hè sử dụng 5 ô. Trong một đàn gia súc số lượng nên là 100-150 con, diện tích đồng cỏ là 50-80 ha.

Võ Văn Trị (1983) đã chia đồng cỏ ra thành những ô nhỏ, sự luân phiên mùa hè theo ông khoảng 40-45 ngày, mùa đông là 60 ngày.

Dương Hữu Thời (1981) [37] có đề cập một số vấn đề của sử dụng hợp lý như luân phiên đồng cỏ, trồng cỏ, diệt trừ cây bụi.

Hoàng Chung (1988) nghiên cứu vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ bắc Việt Nam. Trên cơ sở tương đối đầy đủ những tư liệu về đồng cỏ vùng này đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 3 hệ thống (3 loại theo độ dốc)

Loại 1: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 0 – 70

. Loại 2: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 7 – 250

. Loại 3: đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 25- 300

trở lên.

Từ việc phân chia này ông đã đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý đồng cỏ ở từng nhóm.

Vấn đề cải tạo và sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi miền Bắc Việt Nam ông đã đề cập hai vấn đề lớn: Cải tạo điều kiện môi trường sống, cải tạo lớp đất mặt do chăn thả hay những tác động khác làm giảm sút thảm cỏ.

Vấn đề cải tạo đồng cỏ có Võ Văn Trị (1968) tiến hành dùng phân bón vô cơ bón cho đồng cỏ Ba Vì và thấy đạt kết quả tốt trong điều kiện độ ẩm đất cao hơn 24%, theo ông với đất chua vùng Ba Vì nên dùng phân NH4NO3.

Trịnh Văn Thịnh (1977) cũng tiến hành trồng một số loài cỏ dại và đạt năng suất cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Văn Thưởng (1977), Nguyễn Nghi, Phan Văn Lợi, Trần Công Xuân (1982) cũng thu được kết quả tốt như trồng cây hỗn hợp cỏ hoà thảo với cây họ đậu.

Tóm lại: Thảm cỏ tự nhiên là một kho tàng về đa dạng sinh học. Cần được nghiên cứu và bảo tồn. Những nghiên cứu về đồng cỏ đã có từ rất lâu nhằm mục đích nắm được đặc tính sinh thái và sinh học của các loài trong đồng cỏ, trên cơ sở đó có hình thức khai thác hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Những kết quả nghiên cứu đã vạch ra những tác động có lợi cho thảm cỏ và tạo ra đồng cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của ngành chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số mô hình khai thác thức ăn gia súc tại xã biển động huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)