Dạng sống là sự biểu hiện về thích nghi với môi trường sống của thực vật. Sự tác động các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật qua nhiều thế hệ đã hình thành đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau. Việc nghiên cứu về dạng sống của thực vật được các nhà thực vật học và sinh thái học nghiên cứu từ rất sớm.
Theo Warming (1884, 1908, 1990) khi nghiên cứu và phân chia dạng sống của thực vật thuộc thảo vùng ôn đới đã sử dụng những đặc điểm sinh vật học như: đặc điểm chồi, những phương thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự phát triển…Raunkier (1905, 1934) khi phân chia dạng sống đã đưa ra nhiều bảng phân loại dạng sống của thực vật. (Theo Hoàng Chung (2004) [8]).
Đối với cây thuộc thảo phân loại dạng sống đã được Canon thực hiện (1911), ở Liên Xô (cũ) có G.N.Vưsoxki (1915) , L.T. Kadakevich (1922), V.r. Villiams (1922), E.M.Lapreko (1935). Nhưng hệ thống dạng sống hoàn mỹ hơn cả cho hoà thảo có lẽ là của Gôlulbép (1962,1968)... [Theo Hoàng Chung (2004) [8]).
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về dạng sống thực vật thuộc thảo còn hạn chế. Doãn Ngọc Chất (1969) có nghiên cứu dạng sống của một số loài họ hoà thảo. Hoàng Chung (2004) [8] thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên của miền Bắc Việt Nam. Bảng phân loại dạng sống thực vật của đồng cỏ Bắc Việt Nam của ông dựa trên nguyên tắc phân loại của Golulbép (1962,1968).(Bảng 1.10)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.10: Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam
(Không tính các loài cây trồng)
TT Kiểu dạng sống % loài trong tổng sốloài chung của vùng Đông Bắc % loài trong tổng sốloài chung của vùng Tây Bắc 1 Kiểu 1: Cây gỗ 8.8 6.2
2 Kiểu 2: Cây bụi 9.3 9.3
3 Kiểu 3: Cây bụi thân bò 2.3 3.1
4 Kiểu 4: Cây bụi nhỏ 10.6 9.3
5 Kiểu 5: Cây bụi nhỏ thân bò 0.9 2
6 Kiểu 6: Cây nửa bụi 4.6 4.2
7 Kiểu 7: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 4.2 4.2
8 Kiểu 8: Cây có chồi mọc từ rễ 0.9 1
9 Kiểu 9: Cây thảo sống lâu năm
có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 0.9 0
10 Kiểu 10: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống
lâu năm 14.4 14.7
11 Kiểu 11: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống
lâu năm, có thân bò 2.3 4.2
12 Kiểu 12: Cây thảo mọc thành búi thưa,
sống lâu năm 15.7 12.4
13 Kiểu 13: Cây thảo mọc thành búi dày,
sống lâu năm 4.2 7.3
14 Kiểu 14: Cây thảo sống lâu năm có thân
rễ dài 4.2 5.2
15 Kiểu 15: Cây thảo sống lâu năm có thân
rễ dài và thân bò 5.1 7.3
16 Kiểu 16: Cây thảo một năm có rễ cái 6.5 5.2 17 Kiểu 17: Cây thảo một năm
có hệ rễ cái, có thân bò 0.4 0
18 Kiểu 18: Cây thảo một năm
có hệ rễ chùm 4.2 2
Tổng số
Cây thuộc thảo sống nhiều năm 51.9 56.3
Cây thuộc thảo sống một năm 11 7.2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn