Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 62 - 65)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.2.2 Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

Hoạt động M&A tuy mới mẻ với thị trường Việt Nam, nhưng ở nước ngoài thì hoạt động này đã trở nên phổ biến. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quen với các hoạt động M&A tại nước sở tại nên họ sẽ có thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức này. Đặc biệt, nếu phía bên mua là nhà đầu tư nước ngoài am tường quản trị, có tiềm lực tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong sáp nhập mua lại thì có thể đưa ra hợp đồng phức tạp với những điều kiện khó khăn cho ngân hàng Việt Nam…Chính vì vậy đối với các giao dịch có yếu tố nước ngoài, Nhà nước nên quy định về khả năng tài chính, tình hình pháp lý… của các nhà đầu tư này, bên cạnh đó quy định cụ thể các tiêu chí để xác định thế nào là nhà đầu tư nước ngoài một cách thống nhất, đồng thời cũng nên xem xét việc mở rộng tỉ lệ đầu tư. Trong thời gian qua, cũng đã có nhiều thương vụ M&A thực hiện thành công song vẫn tồn tại không ít khó khăn từ hành lang pháp lý. Khung pháp lý chưa thực sự rõ ràng, nằm rải rác ở một số luật như Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán… cũng gây nhiều khó khăn cho cả bên mua, bên bán và cả bên trung gian là người tư vấn cho các ngân hàng. Mặt khác, vấn đề hậu M&A cũng thường bị các ngân hàng ít khi quan tâm đến. Chính vì vậy, các quy định rõ ràng và cụ thể về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ các bên đối với M&A là cần thiết để tăng thêm mức độ an toàn cho các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng khi tham gia vào hoạt động này.

Hiện nay các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán, sáp nhập ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh,… tuy nhiên các quy định đó chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của các hoạt động M&A, tức là mới giải quyết được các vấn đề về thay tên đổi họ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chưa có một cơ quan nào thống nhất chịu trách nhiệm điều chỉnh hoạt động M&A. Các doanh nghiệp đến khi thực hiện thì phải chạy nhiều nơi xin giấy cấp phép, tốn thời gian, công sức, giảm niềm tin của doanh nghiệp vào Nhà nước. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có một bộ luật riêng điều chỉnh cho hoạt động M&A tại Việt Nam và thống nhất chỉ có duy nhất một cơ quan quản lý, xét duyệt kiểm tra các hồ sơ khi thực hiện M&A. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện để đa dạng hóa các hình thức M&A, làm tăng thêm nguồn cung cầu cho thị trường M&A Việt Nam. Đồng thời khung pháp lý cần chú ý tới những quy định ràng buộc về trách nhiệm đối với quyền lợi của người lao động và cổ đông công ty khi thực hiện M&A. Luật cạnh tranh cấm các hoạt động M&A dẫn tới mức tập trung kinh

tế trên 50% nhưng lại không quy định cách tính thị trường liên quan như thế nào. Do đó khung pháp lý cần đưa ra cách tính cụ thể về vấn đề này. Bên cạnh đó cơ quan quản lý cạnh tranh có thể đưa ra một mức giá trị làm căn cứ đầu tiên cho việc kiểm soát tập trung kinh tế nhằm giúp các cơ quan quản lý kiểm soát vấn đề này dễ hơn và không bỏ sót các thương vụ lớn. Luật cũng nên quy định mức giới hạn về giá trị vụ giao dịch để phân chia trách nhiệm quản lý giữa Cục quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý hoạt động này ở địa phương.

Tóm lại, luật pháp và các chính sách cho hoạt động M&A nên được thiết kế theo hướng hỗ trợ cho sự phát triển thị trường M&A, phát huy lợi ích cũng như hạn chế những tác động xấu do nó mang lại. Đồng thời, khung pháp lý cho M&A phải có tầm nhìn dài hạn, tránh sự chồng chéo và phải đạt được độ thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế

- Xây dựng kênh kiểm soát thông tin

Trong hoạt động M&A: thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... là rất quan trọng và cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát minh bạch thì có thể gây ra nhiều thiệt hại cho bên mua và bên bán. Bởi vì cũng như nhiều thị trường khác, thị trường M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì sẽ gây hậu quả lớn cho nền kinh tế. Do đó, các cơ quan quản lý cần ban hành văn bản qui định về việc công bố thông tin của cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế chứ không chỉ đối với công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần niêm yết. Đồng thời cần qui định rõ các loại thông tin và hình thức để công bố mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan quản lý và thị trường. Tùy theo mức độ thông tin được xử lý mà người sử dụng thông tin phải chi trả một khoản phí tương ứng. Như vậy, đối tác giao dịch trong hoạt động M&A có thể thu nhập thông tin từ hai nguồn chính: từ doanh nghiệp đối tác và từ các cơ quan quản lý thông tin này. Với phương thức như vậy, các loại thông tin cần thiết cho thành viên tham gia M&A sẽ được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời… và các cơ quan quản lý cũng có thể kiểm soát được đối tượng và mục đích thu thập thông tin của doanh nghiệp.

Nhân lực bao giờ cũng là yếu tố mấu chốt trong hoạt động của doanh nghiệp và của thị trường tài chính trong đó có thị trường M&A. Thị trường M&A là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu…cũng như cần nhiều người để có thể thực hiện tốt các thương vụ. Do đó cần có những chương trình kế hoạc đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thị trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể cho phép một số Trường đại học mở chuyên ngành đào tạo về M&A. Riêng đối với các chuyên gia, các nhà làm luật có thể cho họ đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, nơi có thị trường M&A lâu đời và phát triển. Đồng thời, việc đào tạo nguồn nhân lực cho M&A phải được sự hợp tác thực hiện của cả phía doanh nghiệp, các công ty tư vấn và cả đối với cơ quan quản lý trực tiếp thị trường này. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực rất cần phải đảm bảo nhằm tránh trường hợp “cung thừa - cầu thiếu” như tình trạng chung của nguồn nhân lực Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w