- Xuất phát từ NHNN
Giai đoạn 2005 - 2010 gắn liền với sự kiện Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 11/1/2007. Vào thời điểm đó, phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng là rất cần thiết phục vụ cho hoạt động đầu tư khiến. Vì Nhà nước quá dễ đãi trong việc quản lý cấp phép nên số lượng ngân hàng mới thành lập ngày càng nhiều. Ðiều đáng nói là nhiều ngân hàng có số vốn điều lệ không cao, nhưng lại mở quá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, không những tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh mà còn ẩn chứa nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng Việt nam. Các ngân hàng mở rộng quy mô nhưng trình độ quản lý chưa phát triển theo kịp, kiểm soát rủi ro yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến dổ vỡ ngân hàng. Do đó, NHNN đã ban hành
Nghị định số141/2006/NÐ-CP yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện lịch trình tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng đến cuối năm 2008, 2000 tỷ đồng vào cuối 2009 và 3000 tỷ đồng đến hết 31/12/2010. Vấn đề tăng vốn điều lệ đã không còn là như cầu tự thân của NHTM mà đã trở thành chế tài của Nhà nước.
Ðiều kiện thành lập ngân hàng mới rất khắt khe, để dáp ứng được yêu cầu về vốn, chỉ có các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước; nhưng nay Chính phủ đã có chủ trương hạn chế các doanh nghiệp này tham gia vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Hơn nữa, kể cả trường hợp có đủ vốn thì tiêu chuẩn về con người (thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc) cũng là vấn đề hết sức khó khăn. Tiêu chí thành lập khó hơn sẽ thúc dẩy các tổ chức đầu tư tiến hành thực hiện M&A thay vì thành lập ngân hàng mới.
- Xuất phát từ nội tại NHTM
Với quy mô vốn vài ngàn tỉ đồng, các NHTM Việt nam được liệt vào danh sách ngân hàng siêu nhỏ so với các nước trong khu vực. Sau khi Việt nam gia nhập WTO, theo lộ trình cam kết, thị trường tài chính phải được mở cửa cho các tổ chức tài chính nước ngoài vào hoạt động. Sự bảo hộ của Nhà nước với lĩnh vực ngân hàng phải cắt giảm dần nhằm lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh. Áp lực năng cạnh tranh với ngân hàng ngoại và một hệ thống ngân hàng nội đông dảo (lên đến số lượng 80 ngân
hàng Việt nam vào thời điểm năm 2007) dẫn đến yêu cầu tăng tiềm lực tài chính mở rộng cũng cấp dịch vụ.
Mặt khác, việc Chính phủ đặt ra lộ trình về mức vốn điều lệ tối thiểu cũng chính là thúc đẩy việc tăng vốn và tạo ra sức ép về việc sáp nhập trong khu vực NHTM VN. Ðối với các NHTM đã có vốn điều lệ bằng hoặc vuợt mức quy định thì áp lực này không đáng lo, song với các NHTM còn lại chưa đạt mức quy định thì đây là thách thức mang tính sống còn.
Có nhiều cách khác để tăng vốn điều lệ như phát hành thêm cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi. Nhưng việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì không phải NHTMCP nào cũng làm được, và như thế sẽ gây áp lực về chi phí trả lãi (khi lãi suất thị trường dang cao như hiện nay). Tăng vốn bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu (hoặc thưởng) cũng không hẳn là biện pháp tối uu khi mà trong thời điểm hiện nay, cổ phiếu ngân hàng không còn nằm trong danh mục uu tiên của nhà đầu tư trên thị trường. Tổng hợp toàn bộ các lý do này đủ để tác động đến quyết định thực hiện mua bán sáp nhập của NHTM.