Các ngân hàng nhỏ bắt tay với các ngân hàng nhỏ

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 55 - 57)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.1.2Các ngân hàng nhỏ bắt tay với các ngân hàng nhỏ

Các ngân hàng nhỏ ở đây, chúng ta ngầm hiểu là những ngân hàng có vốn điều lệ thấp hơn “3000 tỷ đồng”. Các ngân hàng nhỏ ở Việt nam vẫn còn tồn tại bởi lẽ nó có thị trường riêng, những phân khúc mà các ngân hàng lớn hơn và các ngân hàng

khác bỏ qua hoặc chưa có điều kiện đáp ứng. Tuy nhiên, với điều kiện nền kinh tế có nhiều bất ổn thì các ngân hàng nhỏ đã bắt đầu bộc lộ những lúng túng trong cách quản trị điều hành và những yếu kém trong vấn đề thanh khoản. Ðể nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh buộc các ngân hàng phải nghĩ đến liên kết một khối.

Mặt khác theo yêu cầu tăng vốn điều lệ của NHNN Theo Nghị định số 141/2006/NÐ-CP, mức vốn pháp định của các ngân hàng thương mại áp dụng cho đến cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Sáp nhập là như cầu giữa các ngân hàng nhỏ để giúp đỡ nhau cùng dáp ứng được yêu cầu này là rất cấp thiết.

- Ưu điểm

Các ngân hàng nhỏ có chiến lược kinh doanh, phương pháp quản lý tương đồng, đối tượng khách hàng có đặc điểm giống nhau…ban đầu có sự liên kết sẽ cho phép các ngân hàng nhỏ vẫn tiếp tục tự chủ phát huy thế mạnh của mình bằng cách khai thác đối tuợng khách hàng truyền thống đồng thời tăng cuờng năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa sản phẩm bằng cách liên minh, liên kết với các ngân hàng nhỏ khác. Sau một thời gian, các ngân nhỏ tiến hành sáp nhập thành một pháp nhân mới sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và tránh tình trạng “cú sốc” văn hóa giữa các ngân với nhau.

- Hạn chế

Mô hình này khó thực hiện bởi tâm lý sợ sự thay đổi của các nhà quản trị ngân hàng và vì vấn đề phân chia lợi ích khi liên kết với các ngân hàng nhỏ cùng cấp. Các ngân hàng nhỏ sáp nhập với nhau không có yếu tố “lợi ích kĩ thuật” từ các ngân hàng lớn hơn, do các ngân hàng nhỏ có cơ sở kĩ thuật như nhau và không có điểm nổi trội nên phải tốn thời gian và chi phí cho hoạt động R&D và tìm chiến lược kinh doanh mới, quản lí mới cho ngân hàng sáp nhập.

Đây được xem là một chiến lược ứng phó khó khăn của các NH nhỏ, khi mà các NH lớn không chủ động mua lại, hoặc không thể thu hút dòng vốn ngoại thì các NH nhỏ buộc phải cũng ngồi lại đàm phán sát nhập lẫn nhau nhằm mục đích sống sót trong quá trình tái cơ cấu.

Tuy nhiên những khó khăn trong quá trình này là rất lớn, bởi các NH nhỏ thường có sự yếu kém về thanh khoản và nợ xấu, nếu sát nhập lại sẽ làm tình hình

càng khó khăn hơn. Về lý thuyết vốn điều lệ sẽ tăng lên, nhưng thực tế nợ xấu gia tăng theo cùng với tình trạng mất thanh khoản.

Cần hạn chế xu hướng này bởi nó không mang lại nhiều hiệu quả cho hệ thống NH.

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 55 - 57)