Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 52 - 54)

- Nguyên nhân khách quan

Khung pháp lý về hoạt động M&A và về tập đoàn tài chính- ngân hàng chưa đầy đủ. Hành lang pháp lý hoàn thiện là một yếu tố quan trọng thúc dẩy hoạt động M&A phát triển, tạo điều kiện xác lập giao dịch, điạ vị pháp lý các bên trong quá trình giao dịch và hậu sáp nhập. Các quy định liên quan tới M&A thực tế ở Việt Nam được điều chỉnh bởi các luật Cạnh tranh 2004, luật Doanh nghiệp 2005, luật Chứng khoán 2006, luật Ðầu tu 2005…tuy nhiên các luật này quy định các vấn đề về M&A còn chồng chéo, mâu thuẫn (đơn cử như chỉ về khái niệm M&A đã có nhiều cách hiểu khác nhau quy định trong từng luật cũng khác nhau). Các quy định này thực tế chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, nghĩa là chỉ thay tên đổi họ các doanh nghiệp hậu M&A. Trong khi M&A là một hoạt động phức tạp liên quan tới nhiều lĩnh vực như pháp lý, tài chính, …đòi hỏi phải có quy chế rõ ràng, quy định cụ thể cùng với một cơ chế thị trường chào bán, chào mua doanh nghiệp, giá cả, cũng cấp thông tin, chuyển giao, xác lập quyền sở hữu, tu cách pháp nhân…minh bạch.

Hoạt động M&A còn khá mới mẻ ở Việt Nam, cách thức và tác nghiệp M&A còn khá sơ khai, số vụ M&A ở nước ta còn khá ít so với thế giới. Cách thức xây dựng thị trường M&A ở Việt Nam bộc lộ nhiều thiếu sót, chưa có sàn giao dịch M&A để người mua, bán gặp nhau mà chỉ có các trang web đăng tải các thông tin về M&A. Ðiều này trái với đặc điểm của M&A là đòi hỏi các cuộc thương thảo bí mật, bình luận trong phòng kín, khi thành công mới công bố nên việc tìm kiếm đối tác M&A cũng gặp không ít khó khăn.

Thiếu các công ty tư vấn và môi giới về M&A: vai trò của công ty môi giới và tu vấn lúc này là rất quan trọng, như cầu nối giữa các doanh nghiệp tham gia M&A, đảm bảo cho các giao dịch đúng giá, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích các bên. Số lượng các công ty môi giới và tư vấn về M&A còn rất ít, chưa đủ dáp ứng như cầu ngày càng lớn của thị trường Việt Nam.

- Nguyên nhân chủ quan

Yếu tố tâm lý: nguyên nhân này đến từ các quy định pháp lý về việc minh bạch hóa thông tin trên thị trường tài chính. Khi mà các quy định này còn thiếu chặt chẽ, không đủ mức độ nghiêm khắc ran đe các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thì

trong các thương vụ M&A, bên bán có xu huớng đánh bóng tên tuổi của mình trong khi bên mua e ngại về việc thiếu thông tin (vấn đề thông tin bất cân xứng). Lý do này tác động mạnh tới tâm lý khiến cho nhiều thương vụ M&A không thành hoặc bên mua chịu thiệt hại.

Các ngân hàng hạn chế trong định giá các công ty mục tiêu: Vấn đề thông tin bất cân xứng lại một lần nữa xuất hiện khi bên bán tìm cách nâng giá doanh nghiệp của mình thông qua các thủ thuật giảm khấu hao, treo hoặc phân bổ các khoản chi phí lẽ ra cần phân bổ hết trong năm…nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Ngược lại bên mua luôn muốn hạ giá doanh nghiệp bán vì nếu định giá sai, bên mua sẽ chịu hậu quả nặng nề do thương vụ M&A này mang lại. Hạn chế trong định giá các công ty mục tiêu cũng lại xuất phát từ nguyên nhân thiếu các tổ chức tu vấn, định giá chuyên nghiệp.

Trình độ hiểu biết về M&A của các doanh nghiệp và ngân hàng còn nhiều hạn chế: M&A chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các khóa đào tạo chuyên nghiệp về M&A ở Việt Nam.

Tóm lại, hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, khó khăn do các nguyên nhân chủ quan và khách quan đến từ nhiều phía khác nhau. Thực tế cho thấy các NHTM Việt Nam hiện nay đều ý thức được vị thế và năng lực cạnh tranh của mình nên đã tìm tới M&A như một giải pháp nhằm lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cuờng hợp tác trên khu vực và thế giới. Vấn đề cấp bách hiện nay là giải quyết những bất cập và khó khăn trên, dẩy mạnh sáp nhập và mua lại, huớng đến việc hình thành tập đoàn tài chính đủ mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, ngang tầm khu vực và thế giới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 52 - 54)