Các ngân hàng cùng quy mô và cùng chiến lược phát triển sáp nhập với nhau

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 57 - 58)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.1.3Các ngân hàng cùng quy mô và cùng chiến lược phát triển sáp nhập với nhau

với nhau

Theo mô hình này các ngân hàng cùng quy mô sẽ bắt tay hợp tác với nhau, xu hướng này đã xảy ra ở các nước châu Mỹ, châu Âu, và nay đã xuất hiện ở châu Á. Khi mà thị trường tài chính ngân hàng đạt mức phát triển tương đối ổn định, các nguồn lực khai thác một cách toàn diện thì xu hướng sáp nhập các ngân hàng cũng quy mô và cùng chiến lược phát triển xảy ra. Chẳng hạn: ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thường Tín và ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu sáp nhập lại sẽ tạo ra ngân hàng đủ lớn tăng khả năng cạnh tranh với các tập đoàn tài chính quốc tế. Tuy nhiên xu huớng này sẽ không là xu huớng chủ đạo tại Việt nam trong thời gian gần bởi thị trường tài chính Việt nam vẫn còn nhiều biến động và còn non trẻ.

- Ưu điểm

Sản phẩm của các ngân hàng khá đồng nhất, văn hóa và quy trình làm việc tương đồng, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng giống nhau nên việc sáp nhập các ngân hàng cùng quy mô sẽ thuận lợi, tốn ít thời gian và chi phí hoạt động sáp nhập.

- Hạn chế

Mô hình này có khả năng thực hiện, khi nền tài chính phát triển khá cao và ổn định. Các nguồn lực được khai thác triệt để, thị trường đã khai thác hiệu quả và đạt đến mức bão hòa cần có sự sáp nhập của các ngân hàng để giảm chi phí hoặc tăng cuờng khả năng bành trướng sang những thị trường mới hơn để khai thác. Việc ngồi vào bàn đàm phán cũng khó hơn do ai cũng có thế mạnh của mình và không muốn đánh mất vị trí hiện tại.

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 57 - 58)