Sáp nhập giữa các tổ chức tài chính nước ngoài với các ngân hàng trong nước

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 58 - 59)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.1.4 Sáp nhập giữa các tổ chức tài chính nước ngoài với các ngân hàng trong nước

trong nước

Một hình thức được các NH trung và lớn nhắm đến, bởi có 2 lý do: một là sự hỗ trợ về dòng vốn ngoại và hai là cải thiện quy trình hoạt động, quản lý cũng như công nghệ. Bên cạnh đó, NH trong nước còn có thể nhắm tới phát triển thị phần ở nước ngoài.

Trong bối cảnh tự do hóa tài chính theo lộ trình của WTO, Việt nam sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt và xu huớng sáp nhập xuyên biên giữa các tổ chức tài chính nước ngoài với các ngân hàng trong nước là hệ quả tất yếu. Bởi vì, các ngân hàng nước ngoài ưa chuộng việc mua lại các ngân hàng trong nước thay vì thành lập ngân hàng mới để tiết kiệm chi phí và thời gian gia nhập thị trường khi luật pháp Việt nam cho phép. Mặt khác thương hiệu, nguồn lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý của các tổ chức nước ngoài cũng là sự hấp dẫn lớn đối với ngân hàng trong nước.

Hình thức sáp nhập xuyên biên giới được tiến hành như sau:

 Trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng trong nước theo tỷ lệ tối đa mà ngân hàng nhà nước khống chế.

 Tiến hành mua dứt các ngân hàng trong nước khi lộ trình tự do hóa được mở ra hoàn toàn.

Khi mà thị trường tài chính Việt nam mở cửa hoàn toàn thì hình thức thứ hai, tổ chức tài chính nước ngoài mua dứt các ngân hàng trong nước sẽ là xu hướng vuợt trội hơn.

- Ưu điểm

Các tổ chức tài chính nước ngoài tận dụng được nguồn lực có sẵn của ngân hàng trong nước như: sản phẩm, thị trường sẵn có, cơ sở vật chất sẵn có…Các ngân hàng nước ngoài sẽ đỡ tốn thời gian để có được giấy phép thành lập ngân hàng, đỡ tốn chi phí tiếp thị, tìm kiếm thị trường. Thay vào đó, sẽ thay thế cách quản lý mới, phong cách phục vụ mới, quy trình mới hiệu quả, ứng dụng các thành tựu công nghệ, ki thuật. Tạo ra sân chơi cạnh tranh, buộc các ngân hàng trong nước không còn tâm lý ỷ lại mà phải liên tục cải tiến, hoàn thiện mình nếu không muốn bị thâu tóm.

- Hạn chế

Sáp nhập xuyên biên giới sẽ có trở ngại là văn hóa làm việc khác nhau sẽ khiến các nhân viên bị xáo trộn đồng thời các khách hàng truyền thống sẽ khó thích ứng ngay với phong cách phục vụ mới, quy trình mới. Bên cạnh đó, sự thay đổi chính sách vi mô của chính phủ đối với hoạt động ngân hàng nước ngoài nói riêng và các chính sách tiền tệ nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w