Một số thương vụ M&A điển hình trong giai đoạn 2005-

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 27 - 35)

- Standard Chartered và ACB

Bắt đầu dàm phán từ năm 2004, vào ngày 17/6/2005 Ngân hàng Standard Chartered (Anh) đã chính thức thành cổ đông chiến lược của ACB sau khi sở hữu 8,56% vốn điều lệ của ACB với tổng vốn đầu tư vào khoảng 22 triệu USD. ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép một tổ chức tín dụng nước ngoài góp vốn, mua cổ phần.

Ðến ngày 05/05/2008, Standard Chartered công bố thỏa thuận mua thêm cổ phần của ACB từ Công ty Tài chính quốc tế (IFC) thêm 6,16 % cổ phần và thêm 7,1% trái phiếu chuyển đổi của ACB, nâng tổng số cổ phần của Standard Chartered tại ACB từ 8,84% cổ phần và 8,76% trái phiếu chuyển đổi lên lần luợt là 15% cổ phần và 15,86% trái phiếu chuyển đổi. IFC và Standard Chartered thông qua thỏa thuận này đã thể hiện rõ tham vọng đầu tư lâu dài tại Việt nam, nhất là sau ngày 08/09/2008, Standard Chartered Bank được NHNN Việt nam chính thức cho phép thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt nam.

Standard Chartered Bank và ACB đã có những hợp tác và giúp dỡ nhau ngay sau khi trở thành đối tác chiến lược. Cụ thể, ngày 12/03/2009, Standard Chartered Bank và ACB đã công bố liên kết hệ thống máy rút tiền tự động ATM và hợp tác ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng. Việc liên kết này cho phép khách hàng của cả hai NH được sử dụng miễn phí hơn 270 máy ATM trong mạng luới hợp tác tại các thành phố lớn của Việt nam. Thêm nữa, cùng với việc hợp tác liên kết hệ thống máy rút tiền tự động ATM, ACB sẽ phát hành thẻ tín dụng quốc tế cho khách hàng của Standard Chartered và sản phẩm thẻ tín dụng này có thể được sử dụng rộng rãi ở tất cả các điểm giao dịch tại Việt nam cũng như các quốc gia chấp nhận thẻ VISA khác.

Mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa ACB và Standard Chartered đã phát huy những lợi thế của từng ngân hàng nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến với chi phí thấp đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt nam.

- HSBC và Techcombank

Tháng 12/2005, sau khi được NHNN Việt nam phê chuẩn, 10% cổ phần của Techcombank, tương đương 17,3 triệu USD thuộc về Ngân hàng Hồng Kông và Thuợng Hải (HSBC). Việc đầu tư này của HSBC đem lại lợi ích cho cả hai phía: Cho phép HSBC tham gia sâu hơn vào môi trường tài chính Việt nam và giúp Techcombank được hỗ trợ kỹ thuật từ HSBC.

Ðến ngày 02/10/2007, được NHNN cho phép chi 33,7 triệu USD, HSBC đã mua thêm 5% cổ phần của Techcombank, uớc tính 33,7 triệu USD tương duong 539,4 tỉ đồng. Ngoài ra, Techcombank và HSBC cũng đã ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật thời hạn 5 năm, theo đó, HSBC cử các chuyên gia kinh nghiệm tham gia vào đội ngu quản trị của Techcombank trong các lĩnh vực: quản trị, điều hành, marketing và phát triển dịch vụ bán lẻ, dịch vụ thẻ.

Như vậy, với 15% cổ phần do đối tác chiến lược nước ngoài HSBC nắm giữ, Techcombank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt nam có tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài đạt mức tối đa là 15%. Việc tăng tỷ lệ sở hữu của HSBC lên 15% nằm trong kế hoạch tăng vốn điều lệ của Techcombank từ 1.500 tỷ đồng lên 2.524 tỷ đồng.

Kết quả của hợp tác này là tổng tài sản của Techcombank đạt trên 2,5 tỉ USD (năm 2007), giữ vững vị trí là một trong những NH đi đầu về doanh thu và dịch vụ (doanh thu dịch vụ 2007 đạt 233,89 tỉ đồng, chiếm 9% doanh thu) tăng 61% so với năm 2006. Thêm vào đó là mạng lưới Techcombank đã đạt được 129 điểm và tổng số nhân viên gần 2900 người. Năm 2007 đánh dấu những nét nổi bật trong ứng dụng các công nghệ NH, đồng thời cải tiến có cấu quản trị, điều hành với mô hình cơ cấu tổ chức theo khối nghiệp vụ, quản lý theo chiều dọc dần được hoàn thiện cùng với việc hoạch toán kế toán tập trung.

Tháng 5/2008 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt nam (Techcombak) và HSBC thỏa thuận liên kết hệ thống ATM. Với thỏa thuận này, các khách hàng sở hữu thẻ tín dụng, tài khoản tiền gửi và tài khoản vãng lai của Techcombank hoặc HSBC tại Việt nam có thể dễ dàng rút tiền mặt và kiểm tra số dư tài khoản cũng như các giao dịch gần nhất tại bất kỳ máy ATM bào của hai ngân hàng mà không tốn bất cứ chi phí nào.

Tháng 09/2008, Techcombank cũng hoàn thành việc phát hành thêm 5% cổ phần bán cho HSBC, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của HSBC tại Techcombank lên 20% và vốn điều lệ tăng lên 3.165 tỷ đồng giúp HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên sở hữu 20% vốn điều lệ của ngân hàng trong nước. Điểm đáng chú ý là giá mua thêm 5% cổ phần của Techcombank được HSBC trả cao hơn nhiều so với thị trường (60.891,52 đồng/cổ phiếu trong khi giá thị trường chưa bằng 1/2 mức giá này), bằng với mức giá của giao dịch nâng tỷ lệ sở hữu từ 10% lên 15% trong năm 2007.

- OCBC và VPBank

Ngày 27/9/2006, NHNN đã quyết định cho phép Ngân hàng Ngoài Quốc doanh (VPBank) được bán 10% cổ phần cho OCBC (Oversea-Chinese Banking Corporation). Sau hợp đồng hợp tác chiến lược giữa OCBC và VPBank, trong các đợt khảo sát của OCBC, các chuyên gia phía OCBC đã đánh giá tiềm năng phát triển thị trường thẻ tín dụng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm của Việt nam để có những thông tin cụ thể nhằm giúp VPBank xây dựng chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt nam.

Ngay từ tháng 10/2006, Ngân hàng OCBC đã hỗ trợ VPBank đào tạo cán bộ các cấp của VPBank tại Việt nam. Sau các khóa học này, những cán bộ trẻ có năng lực

sẽ được chọn lọc và được cử sang Singapore dào tạo, làm việc tại OCBC một thời gian, là nguồn cán bộ chủ chốt lâu dài của VPBank.

Ngày 07/11/2007, VPBank chính thức đồng ý bán thêm cổ phần cho OCBC để nâng tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược này tại VPBank từ 10% lên 15%. Thỏa thuận này là kết quả của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa VPBank và OCBC. OCBC được hỗ trợ tích cực cho VPBank trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực quản trị ngân hàng…Năng lực cạnh tranh của VPBank ngày càng được nâng cao và phát triển mạnh mẽ. Và đến 14/5/2008, OCBC và VPBank cũng hoàn tất thủ tục trình Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC tại VPBank lên mức 15%.

- Deutsche Bank và Habubank

Nằm trong giai đoạn phát triển 2006 – 2010 của Habubank, ngày 01/02/2007 Habubank và Deutsche Bank ký hợp đồng hợp tác chiến lược cho phép Habubank bán cho Deutsche Bank 10% mức cổ phần của mình và mức cổ phần có thể mua tới mức 20% cổ phần nếu được luật cho phép. Và đến tháng 6 năm 2007, ngân hàng này chính thức bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank (Ðức).

Deutsche Bank cam kết thực hiện việc hỗ trợ kỹ thuật cho Habubank trong các hoạt động nguồn vốn, thị trường tiền tệ, quản lý rủi ro và cùng nhau tìm hiểu các cơ hội hợp tác kinh doanh chiến lược trong các lĩnh vực thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ đầu tư thông qua việc hợp tác chiến lược này. Habubank cững được Deutsche Bank chia sẻ các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nguồn vốn và rủi ro để giúp hỗ trợ cam kết của mình tốt nhất theo thông lệ quốc tế. Việc hợp tác giữa hai bên một mặt sẽ gia tăng giá trị cho các cổ đông Ngân hàng, là buớc chủ động của Habubank trong tiến trình hội nhập, mặt khác giúp cho Habubank thông qua đó được tiếp cận với các thông lệ quản trị ngân hàng quốc tế tốt nhất với mong muốn góp phần tích cực làm vững mạnh thị trường tài chính Việt nam.

Tháng 11/2010 Habubank và Deutsche Bank ký thêm một nội dung hợp tác mới trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên về việc phát triển dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân. Theo đó, Deutsche Bank sẽ tham gia hợp tác dài hạn nhằm đẩy mạnh và phát triển mảng dịch vụ Tư vấn tài chính cá nhân (Wealth Advisory) - nay còn gọi là dịch vụ ngân hàng bán lẻ cao cấp mà Habubank đã triển khai từ năm

2008. Đây sẽ là công cụ chiến lược nhằm phát huy vị thế ngân hàng tiên phong triển khai dịch vụ này tại Việt nam và phát triển Habubank thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

- United Overseas Bank (UOB) và NHTMCP Phương Nam (Southernbank)

Ðầu năm 2008, Ngân hàng UOB (Singapore) đầu tư trên 480 tỷ đồng để mua 10% cổ phần và trở thành cổ đông nước ngoài chính thức của Southern Bank nhờ vậy mà vốn tự có của ngân hàng này được nâng lên và đạt mức 1.969 tỷ 640 triệu đồng; vốn điều lệ từ 1.290 tỷ 789 triệu đồng tăng lên 1.434 tỷ 210 triệu đồng.

Việc hợp tác chiến lược giữa ngân hàng UOB và Southern Bank mang tính chất chiến lược hỗ trợ phát triển dôi bên cùng có lợi. Sau khi trở thành cổ đông, UOB cam kết hỗ trợ Southern Bank cải thiện các quy trình quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro, phát triển nguồn nhân lực và các sản phẩm/dịch vụ tài chính... Trong tương lai, quan hệ hợp tác này sẽ giúp nâng tầm quản trị ngân hàng cho Southern Bank, đa dạng hóa các chính sách cũng cấp dịch vụ tài chính.

- Maybank và NHTMCP An Bình (ABBank)

Cuối tháng 5/2008, ABBank bán cổ phần cho Maybank (Malaysia) với tỷ lệ tối da 15% vốn điều lệ, với giá 430 triệu Ringgit, tương duong hơn 2.240 tỷ đồng. Như vậy, Maybank là cổ đông lớn thứ 2 của ABBank, sau Tập đoàn Ðiện lực Việt nam (nắm giữ 28,3% cổ phần).

MayBank và ABBank ký kết hợp tác chiến lược theo 2 hợp đồng: Hợp đồng thứ nhất đề cập đến kế hoạch Maybank góp vốn dợt đầu 15% và sẽ mua thêm 5% khi được Thủ tuớng chấp thuận (năm 2009). MayBank cũng sẽ cử người tham gia công tác quản trị, điều hành và kiểm soát tại ABBank theo hợp đồng này. Hợp đồng thứ hai được ký kết theo đó Maybank sẽ hỗ trợ ABBank về nghiệp vụ và kỹ thuật NHTM. Maybank sẽ cùng với ABBank xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển và quản lý hệ thống khác hàng, phát triển mạng luới trong nước,nghiên cứu khả năng kết nối các máy ATM giữa hai bên, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ và nguồn vốn, các hoạt động thương mại như thiết lập hoạt động tài trợ thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hoá…Bên cạnh đó ABBank còn được hỗ trợ trong công tác quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng chiến lược nhân sự, tu vấn và cũng cấp các giải pháp công nghệ thông tin…

Ngày 17/12/2009 ABBANK đã phát hành bổ sung 17.813.366 cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Maybank với giá bán 20.000đồng/cổ phần. Tỷ lệ sở hữu của Maybank tại ABBank được nâng từ 15% lên 20%, mức tối da theo quy định hiện hành về tỉ lệ sở hữu của một cổ đông nước ngoài tại ngân hàng thương mại Việt nam.

- Sumitomo Mitsui Banking Corporation và NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt nam (Eximbank)

Ngày 30/05/2008 ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đã trở thành cổ đông chiến lược của Eximbank. Tổng số cổ phần mà phía SMBC(Sumitomo Mitsui Banking Corporation) nắm giữ tại Eximbank là 15% với tổng số tiền đầu tư là 225 triệu USD và trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài duy nhất của Eximbank. Ngoài việc SMBC góp đủ số vốn 225 triệu USD, phía SMBC cũng đã cam kết hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật đối với Eximbank trên các lĩnh vực như phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hợp tác về tài trợ thương mại, chia sẻ kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp, bao gồm quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế…nhằm dua Eximbank trở thành ngân hàng Thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt nam trong tương lai không xa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 24/07/2009 tại khách sạn Caravelle, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt nam (Eximbank) chính thức ký kết hợp đồng dịch vụ kỹ thuật với ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC). Theo đó, SMBC sẽ cũng cấp cho Eximbank những kinh ngiệm quản trị ngân hàng hiện dại, trang bích của một ngân hàng hiện dại để nâng cao có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước...

Việc ký kết hợp đồng dịch vụ kỹ thuật này sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp Eximbank thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình, tạo điều kiện cho Eximbank nâng cao hoạt động ngân hàng trên các phương diện phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp, quản trị rủi ro, quản trị công ty, Công nghệ thông tin, dào tạo theo các chuẩn mực quốc tế...

Ngày 22/10/2007, VCB và MB đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược. Thỏa thuận được ký kết dựa trên nguyên tắc bình dẳng, tự nguyện, cùng có lợi, trong điều kiện có thể hai bên sẽ dành cho nhau các uu đãi trong mọi hoạt động kinh doanh. Can cứ theo thỏa thuận này, từng lĩnh vực hợp tác cụ thể sẽ được hai bên thỏa thuận chi tiết trên cơ sở như cầu thực tế trong thời gian tới.

Nội dung quan trọng của thỏa thuận giữa hai ngân hàng là cả hai ngân hàng này đều xác định sẽ là đối tác quan trọng, lâu dài của nhau trong hoạt động đầu tư và liên doanh liên kết bao gồm các hoạt động cùng nhau góp vốn thành lập công ty, thành lập các liên minh tạm thời, cùng đầu tư vào các công ty, dự án đã được thành lập và các hoạt động đầu tư liên quan khác. VCB sẽ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong MB lên tối thiểu 10% và trở thành cổ đông chiến lược của MB trong tương lai.

Bên cạnh các nội dung hợp tác hiện có, trong thời gian tới VCB và MB sẽ ợp tác trên quy mô lớn và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, vốn và tín dụng, dào tạo, tu vấn, trao đổi và cũng cấp thông tin. Ðặc biệt trong lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ, với tu cách là thành viên trong liên minh thẻ lớn nhất Việt nam, VCB và MB sẽ tăng cuờng mở rộng mạng luới máy ATM và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm thẻ nhằm dem lại lợi ích cho các khách hàng. Ngoài ra các ngân hàng trong nước và các tổ chức tài chính cũng đã và dang thực hiện hoạt động M&A với nhau và với chính các ngân hàng ở nước khác duới hình thức sở hữu cổ phần chéo.

Inter-linked, cross-holding hay sở hữu cổ phần dan chéo là một hiện tuợng kinh tế rất phổ biến không chỉ ở Châu Á. Ðây là hiện tuợng mà các tổ chức tín dụng huy động vốn trên thị trường tài chính hay từ bất kỳ nguồn nào khác rồi lại sử dụng chính nguồn vốn huy động đó đầu tư ngược vào thị trường tài chính(không phục vụ hoạt động kinh doanh chính của mình) bằng cách mua lại cổ phần của các tổ chức tín dụng khác gây ra hiện tuợng sở hữu cổ phần lẫn nhau của các tổ chức này. Ðiều này vừa mang lại mặt tích cực (giúp các ngân hàng trong nước hỗ trợ nhau về nhiều mặt trong quá trình phát triển như phát triển nghiệp vụ, hỗ trợ trong quản lý…) cũng như mặt tiêu cực (gây ảnh hưởng đến tính an toàn của cả hệ thống ngân hàng khi một ngân hàng gặp khó khăn kéo theo các ngân hàng khác sở hữu cổ phần của ngân hàng này cũng lâm vào tình cảnh tương tự) cho nền kinh tế.

Bảng 2.4 Hoạt động nắm giữ cổ phần chéo giữa các ngân hàng trong nước

Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

NHTMCP Gia Ðịnh Liên doanh Quản lý đầu tư chứng khoán VCB

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín NHTMCP Á Châu

NH Ðầu tư và Phát triển Việt Nam

NHTMCP Phát triển nhà Tp.HCM NHTMCP Sacombank

NH Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng sát nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 27 - 35)