Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 94 - 98)

Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng:

Hệ thống thông tin tín dụng đang được đề cập tới là Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước được chuyển đổi từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro theo Quyết định số 120/QĐ-NHNN ngày 24/04/1995 và chính thức hiện chức năng thu thập, phân tích, dự báo và cung cấp thông tin của các cho các ngân hàng thương mại. Thông tin từ CIC là nguồn thông tin tham khảo rất quan trọng giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro trong quyết định cấp tín dụng. Đến nay, CIC đã áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường số lượng hồ sơ khách hàng thu nhập được như :

 Phối hợp với các chi nhánh NHNN tỉnh/thành phố đôn đốc các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin cho CIC.

 Aùp dụng công nghệ tin học vào các quy trình thu thập, xử lý, truyền

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 78

 Trực tiếp làm việc với một số tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc báo cáo thông tin và tìm biện pháp tháo gỡ…

So sánh giữa các số liệu do các tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC với các số liệu trên bảng cân đối mà các tổ chức gởi cho NHNN cho thấy mức độ báo cáo đạt 92%. Điều này nói lên rằng các tổ chức tín dụng ngày càng coi trọng việc cung cấp thông tin cho CIC , coi đây là kho dữ liệu chung.

Hoạt động của CIC cũng ngày càng mở rộng hơn : Cùng với việc các bản tin tổng hợp là việc cung cấp các bản trả lời tin về tình hình tài chính, về tài sản đảm bảo, về xếp loại tín dụng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vấn đề nào cũng mang tính hai mặt. Bên cạnh những mặt tích cực như vừa kể trên, còn có một số tổ chức tín dụng không muốn cung cấp thông tin khách hàng của mình cho CIC mà pháp luật lại chưa có đủ những chế tài cần thiết. Do đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của CIC, nâng cao hơn nữa chất lượng từ CIC, thiết nghĩ NHNN nên có những giải pháp sau:

 Ban hành quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng cung cấp thông tin chính xác cho CIC. NHNN nên có biện pháp xử lý đối với các ngân hàng cung cấp thông tin không chính xác và buộc các ngân hàng này phải bồi thường thiệt hại do sử dụng thông tin không chính xác. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần có quy định khen thưởng đối với các NHTM chấp hành tốt việc cung cấp cho CIC nhằm khuyến khích các đơn vị này và cũng để tạo động lực cho việc cung cấp thông tin có chất lượng cho kho dữ liệu của CIC. Việc thưởng, phạt nên được thực hiện định kỳ và duy trì thường xuyên.

 Mức phí khai thác thông tin mà các NHTM phải trả hiện nay nếu tính theo năm thì đó là một khoản đáng kể. Để khuyến khích hơn nữa việc sử dụng nguồn thông tin này, NHNN nên quy định mức phí thấp hơn đối với hỏi tin từng lần và mức phí cố định nên phù hợp với quy mô từng NHTM.

 Để đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu thông tin của các tổ chức tín dụng, CIC cần tăng cường hợp tác với các tổ chức cung cấp thông tin khác ở trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệp của các tổ chức cung cấp thông tin có uy tín trên thế giới.

 Cuối cùng, vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ của CIC là rất quan trọng quyết định sự thành bại và hiệu quả hoạt động của tổ này. Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ và tin học là vấn đề đáng quan tâm trong xã hội thông tin và toàn cầu hóa ngày nay.

Thúc đẩy nhanh việc triển khai hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV :Chính phủ cần có nhiều chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý của các DNNVV để có đủ điều kiện tiếp cận chính sách cho vay của ngân hàng. Những chính sách tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, trợ giúp DNNVV phát triển, đặc biệt, các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho DNNVV về tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, trợ giúp kỹ thuật công

nghệ…

Chính phủ nên tạo mọi điều kiện để cho các DNNVV có thể tiếp cận qua nhiều kênh tín dụng qua các Quỹ Hỗ trợ phát triển DNNVV, các Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ bảo lãnh tín dụng các DNNVV để bảo lãnh cho các DNNVV khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các ngân hàng. Chính phủ cũng nên xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các ngân hàng nới lỏng điều kiện cho vay, tạo điều kiện cho các DNNVV có thể vay được vốn.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 80

Hoàn thiện các quy chế, chính sách:

Theo Thông tư số 15/2009 của NHNN, quy định về việc giảm tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn đối với các NHTM từ 40% xuống 30%. Thông tư này là rất hợp lý và cần thiết để hạn chế rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng, đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện thông tư này, vẫn còn một vài điểm hạn chế như sau :

 Một trong những khó khăn mà các ngân hàng phải đối mặt là khi thực hiện thông tư này là không đủ nguồn vốn huy động có kỳ hạn tương ứng cho các khoản cho vay trung, dài hạn. Nhiều ngân hàng đã sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn ở mức tối đa cho phép. Do các ngân hàng không thu hút được nhiều vốn trung, dài hạn từ dân cư là do lãi suất không đủ hấp dẫn. Mặt khác tâm lý người dân trong thời gian qua bị tác động bởi lạm phát khiến ít người gửi tiền ở kỳ hạn dài mà chỉ gửi ở các kỳ hạn dưới sáu tháng.

 Lượng vốn huy động trung, dài hạn tại các ngân hàng từ trước đến nay lúc nào cũng thiếu. Do vậy, các ngân hàng buộc phải phát hàng chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu hoặc huy động tiết kiệm với lãi suất cao ở các kỳ hạn dài để bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên việc phát hành các loại giấy tờ có giá dài hạn trong thời điểm này cũng không dễ vì lãi suất phải hấp dẫn mới có người mua, chưa kể đến các chi phí phát sinh. Các ngân hàng sẽ phải gia tăng huy động tiền gửi có kỳ hạn dài hơn, tất nhiên lãi suất phải cao hơn. Nếu vẫn không thể huy động đủ số tiền gửi trung và dài hạn thì các ngân hàng buộc phải cho vay ngắn hạn và đảo nợ các khoản cho vay này cho doanh nghiệp khi đáo hạn.

Như vậy, NHNN nên xem xét lại thông tư 15 để hoàn thiện hơn các chính sách của mình. Vì thật sự, thông tư trên đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng và dĩ nhiên là lơi nhuận của các ngân hàng, đặc biệt là những

ngân hàng có thu nhập chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Việc nguồn vốn trung, dài hạn giảm đã tác động đến chính sách cho vay của ngân hàng và đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên chính là các dự án trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)