Phương hướng hoạt động của VIB trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 33 - 102)

Năm 2010, VIB xác định là năm then chốt trong việc triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể giai đoạn 2009-2013. Vì thế, VIB đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tiến hành chuyển đổi hệ thống chi nhánh sang mô hình kinh doanh và dịch vụ mới. Trong hoạt động kinh doanh, VIB sẽ đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trên, VIB sẽ tiếp tục tăng cường năng lực về tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hợp tác với đối tác nước ngoài.

Năm 2010, VIB cũng hoàn thiện chiến lược phát triển mạng lưới tại các địa bàn mục tiêu, sẽ mở thêm từ 20 – 35 đơn vị kinh doanh mới, đồng thời, dự kiến thành lập công ty trực thuộc hoạt động trong lĩnh vực đầu tư.

2.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HAØNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM –

PGD VÕ THỊ SÁU.

2.2.1 Giới thiệu về VIB– PGD Võ Thị Sáu

2.2.1.1 Sự ra đời của VIB Võ Thị Sáu

Sự ra đời của VIB Võ Thị Sáu nằm trong chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới ra nhiều địa bàn, trên các tỉnh thành phố lớn của cả nước của VIB nhằm tiếp cận và phục vụ được nhiều khách hàng, làm tăng doanh số của VIB Chi nhánh Sài Gòn. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên cả nước, VIB – Võ Thị Sáu ra đời như một sự tất yếu trong chiến lược mở rộng mạng lưới giao dịch của VIB. Theo quyết định số 532/QĐ-NHQT ngày 17/09/2006 VIB – PGD Võ Thị Sáu được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 6017000081 trực thuộc VIB chi nhánh Sài Gòn. VIB – PGD Võ Thị Sáu nằm tại số 171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM nơi có điều kiện, vị trí khá tốt tạo điều kiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng tiểu thương, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quy trình tín dụng của VIB Võ Thị Sáu Võ Thị Sáu

2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, VIB Võ Thị Sáu gồm có 16 nhân viên: 1 trưởng phòng, 7 nhân viên tín dụng, 4 giao dịch viên, 1 nhân viên TTQT, 1 kiểm soát viên, 1 thủ quỹ, 1 bảo vệ.

Trưởng phòng:

 Điều hành quản lý chung các hoạt động kinh doanh của PGD, chịu trách nhiệm trong toàn bộ hệ thống PGD, là người điều hành toàn bộ hoạt động của PGD, đưa ra chiến lược mục tiêu, chuyển giao thông tin nội bộ từ Chi nhánh Sài Gòn để PGD thực hiện. Thường xuyên kiểm tra công tác tín dụng, quản lý hồ sơ báo cáo về khách hàng, kịp thời phát hiện sai sót, vi phạm trong việc sử dụng vốn của KH để báo cáo cho BGĐ.

 Tổ chức thực hiện đầu tư theo đúng chế độ quy định của NH VIB, tránh rủi ro và làm tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn.

 Thường xuyên giám sát và kiểm tra về tài sản thế chấp để tránh thất thoát, tổn hại về vốn đầu tư của NH.

 Xử lý nợ tồn đọng, nợ quá hạn. Lập các báo cáo nợ tồn đọng, nợ quá hạn.

 Báo cáo hoạt động hàng ngày, hàng tháng trình cho BGĐ.

 Giải quyết các hồ sơ vay, bảo lãnh… xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh của PGD.

Nhân viên tín dụng:

 VIB – Võ Thị Sáu gồm có 7 nhân viên tín dụng làm việc độc lập, thực hiện tất cả công việc từ khâu tư vấn, tiếp nhận hồ sơ vay, thẩâm định, đến hoàn tất thủ tục vay.

 Thường xuyên theo dõi và nắm bắt tình tình sản xuất hoạt động kinh doanh của khách hàng, đặc biệt quan tâm và theo dõi việc sử dụng vốn vay

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 20

của khách hàng có đúng mục đích không, kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng có trách nhiệm đôn đốc khách hàng thực hiện các điều khoản trong hợp đồng cho đúng.

Nhân viên TTQT:

 H ng dẫn khách hàng tất cả các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế.

 Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất việc phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo, LC và trong việc thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác.

 Lập thủ tục, theo dõi việc thanh toán cho nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng.

 Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành LC trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.

 Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định Ngân hàng.

 Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra ngoài.

Giao dịch viên:

 Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán; tiền gửi tiết kiệm tiếp nhận khách hàng làm thẻ ATM và các dịch vụ khác liên quan.

 Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay: giải ngân, thu nợ, thu phí.

 Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối và chi trả chuyển tiền phi mậu dịch.

 Thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch, thanh toán các loại thẻ quốc tế.

 Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng của khách hàng.

2.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ PGD

Chức năng của PGD:

Mặc dù với tên gọi là phòng giao dịch nhưng VIB – Võ Thị Sáu đã và đang hoạt động với đầy đủ mọi chức năng từ các giao dịch thông thường như huy động vốn bằng tài khoản, tiền gửi, tiết kiệm đến các hoạt động cho vay, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh…

Nhiệm vụ của PGD:

 Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

 Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định.

 Lập các báo cáo tín dụng, kế hoạch cho vay, kế hoạch về nhu cầu vốn cần thiết trong từng quý, từng năm trình lên BGĐ.

 Tổ chức thực hiện cho vay, thu nợ để kịp thời phát hiện sai sót mà có biện pháp xử lý.

 Theo dõi về nhu cầu vốn của các khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho họ.

 Xây dựng kế hoạch kinh doanh của PGD theo định hướng kế hoạch phát triển chung tại khu vực và của toàn Ngân hàng trong từng thời kỳ.

2.2.2.3 Quy trình tín dụng tại VIB – Võ Thị Sáu

Quy trình tín dụng tại VIB – Võ Thị Sáu được chia ra thành nhiều bước chặt chẽ, chi tiết; các khâu phân công khá hợp lý và có phân rõ trách nhiệm của từng nhân viên trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Chính vì vậy, mỗi nhân viên sẽ nắm rất rõ nhiệm vụ của mình, tạo nên tính chuyên nghiệp, xử lý các tình huống một cách nhanh chóng, linh hoạt theo từng trường hợp cụ thể, giúp tiết kiệm được thời gian và giảm thiểu rủi ro trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 22

Sơ đồ 2.1 : Quy trình tín dụng tại VIB – Võ Thị Sáu.

QUY TRÌNH CHO VAY

Bước Trách nhiệm

Quá trình Chứng từ/Tài liệu liên quan

B1 NVTD Sổ theo dõi; Giấy đề nghị vay vốn; Hồ sơ khách hàng cung cấp

B2 NVTD Các chứng từ khách hàng cung cấp; Hồ sơ

TSBĐ

B3 NVTD

Hồ sơ chứng minh thu nhập; Hồ sơ mục đích sử dụng vốn; Hồ sơ định giá; Tờ trình

B4 T.P Tờ trình đã duyệt; Hồ sơ vay vốn

B5 NVTD Thư thông báo cho vay/từ chối

B6

KSVTD, NV hỗ

trợ

Toàn bộ hồ sơ; Giấy nhận nợ; Hợp đồng đảm bảo tiền vay; Hợp đồng tín dụng; Hồ sơ tài sản theo quy định; Biên bản giao nhận TSĐB

B7 NV hỗ trợ

Toàn bộ hồ sơ; Các điều kiện thực hiện

B8 T.P

Toàn bộ hồ sơ; Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp tài sản, Giấy nhận nợ (nếu có) đã ký

B9 GDV, T.P

Toàn bộ hồ sơ; Phiếu nhập ngoại bản

B10 NVTD Chứng từ thu vốn lãi

B11

GDV, NV hỗ

trợ

Hồ sơ TSBĐ gốc; Biên bản giao nhận tài sản; Xuất ngoại bảng tài sản

B12 KSVTD Hồ sơ theo quy định

Nguồn: Quy trình tín dụng tại VIB – Võ Thị Sáu.

Tiếp nhận hồ sơ vay Xác minh thực tế

Thẩm định hồ sơ Định giáTSĐB

Lập tờ trình Xét duyệt

Thông báo kết quả xét duyệt

Ký hợp đồng Lập thủ tục thế tài sản

Kiểm tra hồ sơ Trình giải ngân Xét duyệt Giải ngân Nhập ngoại bảng tài sản Thu vốn, lãi Thanh lý, giải chấp, xuất hồ sơ tài sản

Lưu hồ sơ

Từ chối Chấp thuận cho vay

Trong thực tế áp dụng, các nhân viên của VIB – Võ Thị Sáu thực hiện theo đúng quy định cho vay của VIB từ khâu khách hàng đến gặp nhân viên đặt vấn đề vay vốn cho đến khâu thanh lý/tất toán khoản vay và từ khâu hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay đến khâu công chứng…nhằm tạo sự thống nhất giữa các nhân viên và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ:

Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, NVTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Sau khi tiếp xúc, lắng nghe và nhận biết được nhu cầu của khách hàng, NVTD sẽ tìm hiểu thông tin: số tiền vay, thời gian vay, kế hoạch trả nợ; nhân thân người vay, (hộ khẩu thường trú, tình trạng gia đình,…); tài sản đảm bảo vay vốn (bất động sản hay động sản, chủ sở hữu); nguồn trả nợ (từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lương, cho thuê nhà, thu nhập khác,…).

Sau khi tìm hiểu và biết được các thông tin của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ tư vấn cho khách hàng về kỳ hạn vay, phương thức trả nợ và đề nghị khách hàng cung cấp các tài liệu, chứng từ theo danh mục hồ sơ vay vốn .

Tư vấn và hướng dẫn khách hàng điền vào Giấy đề nghị vay vốn .

NVTD nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng; kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ các tài liệu chứng từ mà khách hàng cung cấp.

Bước 2: Xác minh thực tế:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay từ khách hàng, NVTD tiến hành xác minh.

 Phân tích pháp lý gồm: Quyết định thành lập (phải của cơ quan có thẩm quyền), giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc (giám đốc phải có tư cách như 1 cá nhân, trên 18 tuổi, sức khỏe tốt, không bị toà kêâu án ).

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 24

 Phân tích uy tín gồm: Lịch sử người vay (lấy ở màn hình thông tin trên máy dữ liệu, các hồ sơ lưu ở ngân hàng), danh tiếng hoặc dư luận, quan hệ gia đình và xã hội, kết quả phỏng vấn ở mỗi lần vay (tìm mâu thuẫn trong ngôn ngữ, lời nói, tìm các biểu hiện bất bình thường).

 Phân tích năng lực tạo lợi nhuận của người vay gồm: Phải có trình độ( biểu hiện ở bằng cấp), phải có kinh nghiệm. Các chỉ tiêu tài chính gồm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn và nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

 Xác minh và thẩm định tài sản bảo đảm: Đánh giá tài sản đảm bảo bao gồm: Về pháp lý phải là của người vay, phải xác định được giá trị của tài sản, kèm theo tài sản phải có 1 giấy chuyển quyền sỡ hữu tài sản cho ngân hàng trong thời gian vay, tài sản không bị pháp luật cấm.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ, định giá TSĐB, lập tờ trình:

 Tham khảo các thông tin về khách hàng thông qua Trung tâm thông tin khách hàng của NHNN (CIC) và trong nội bộ nhằm: Xác định tình hình công nợ của khách hàng tại VIB và các ngân hàng khác; Lịch sử và uy tín của khách hàng trong giao dịch: Tham khảo thông tin ngành nghề, sản phẩm và thị trường.

 Thông báo khách hàng bổ túc hồ sơ.

 Thẩm định hồ sơ vay: Khả năng tài chính, khả năng hoàn trả vốn vay; Xác minh nhu cầu vốn, nguồn trả nợ, thời hạn cho vay, các kỳ trả nợ.

 Lập tờ trình đề xuất cho vay, tờ trình phải thể hiện các nội dung nêu trên, đồng thời phải nêu thêm một số các yếu tố sau: khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không; Đề xuất cho vay hay không cho vay, lý do; số tiền, thời hạn cho vay; phân kỳ trả nợ; các kiến nghị khác.

 Kiểm soát lại Tờ trình thẩm định và đề xuất cho vay của nhân viên tín dụng phụ trách khâu thẩm định, và có ý kiến riêng trước khi trình Trưởng phòng phê duyệt.

Bước 4: Xét duyệt:

Trưởng phòng (hoặc người được ủy quyền) xem xét toàn bộ hồ sơ và ký phê duyệt. Thực hiện xét duyệt theo quy chế phán quyết hiện hành tại PGD.

Bước 5: Thông báo kết quả xét duyệt:

Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Trường hợp từ chối cho vay, NVTD thông báo kết quả cho khách hàng bằng văn bản, thực hiện lưu trữ hồ sơ tại Bước 12. Trường hợp đồng ý cho vay, NVTD thông báo cho khách hàng bằng văn bản, thực hiện tiếp Bước 6 và yêu cầu khách hàng bổ sung các chứng từ theo phê duyệt.

Bước 6: Ký kết hợp đồng, lập thủ tục thế chấp tài sản.

KSVTD lập hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng, đơn đăng ký GDĐB theo đúng nội dung đã được duyệt; PGD và khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng tín dụng, đơn đăng ký GDĐB và hoàn tất thủ tục công chứng theo đúng quy định; nhân viên hỗ trợ nhận giấy tờ bản chính TSĐB của khách hàng, lập biên bản giao nhận TSĐB; Theo dõi kết quả đăng ký GDĐB để đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của hồ sơ TSĐB; nhân viên hỗ trợ kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ TSĐB trước khi chuyển tiếp thực hiện Bước 7.

Bước 7: Kiểm tra hồ sơ, trình giải ngân

KSVTD nhận toàn bộ hồ sơ TSĐB từ nhân viên hỗ trợ, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ trước khi thực hiện giải ngân cho khách hàng. Phối hợp với NVTD để thực hiện yêu cầu của khách hàng bổ sung đầy đủ chứng từ, hoàn tất việc mua bảo hiểm TSĐB (nếu có) trước khi giải ngân. KSVTD hướng dẫn

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 26

khách hàng ký tên trên các chứng từ cần thiết. Trình Trưởng phòng (hoặc người có thẩm quyền) ký giải ngân.

Bước 8: Ký giải ngân

Trưởng phòng (hoặc người có thẩm quyền) ký giải ngân trên Giấy nhận nợ và các chứng từ cần thiết.

Bước 9: Giải ngân, nhập ngoại bảng, lưu hồ sơ vay vốn.

GDV tiếp nhận hồ sơ đã ký duyệt, thực hiện thủ tục giải ngân cho khách hàng: Lập phiếu giải ngân và cho khách hàng ký tên đầy đủ vào Phiếu giải ngân; Nhập ngoại bảng TSĐB; Chuyển cho nhân viên kiểm soát ký và trình Trưởng phòng ký duyệt.

GDV thực hiện giao dịch chuyển khoản (trường hợp chuyển khoản) hoặc chuyển phiếu giải ngân đã được Trưởng phòng ký duyệt cho Thủ quỹ (trường hợp giải ngân bằng tiền mặt) để tiến hành giải ngân cho khách hàng.

GDV thực hiện thu phí theo đề nghị (nếu có). GDV lưu chứng từ kế toán theo quy định và chuyển toàn bộ hồ sơ còn lại cho NVKSTD.

Lưu kho hồ sơ theo đúng quy định của ngân hàng, hồ sơ bao gồm: Bản chính hồ sơ TSĐB; Hợp đồng thế chấp đã công chứng; Hợp đồng tíng dụng; Đơn đăng ký GDĐB và xác nhận đăng ký; Biên bản định giá TSĐB; Hợp đồng tín dụng; Đơn đăng ký GDĐB và xác nhận đăng ký; Bản chính Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có); Tờ trình thẩm định đã phán quyết (nếu có); Các chứng từ khác.

Bước 10: Thu vốn, lãi:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 33 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)