Khái quát chung về tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 49 - 54)

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại VIB – PGD Võ Thị Sáu.

ĐVT: Triệu đồng N m Ngu n v n 2007 2008 2009 S ti n % S ti n % S ti n % Ti n g i TCKT 19.388 36,3 94.976 69,0 134.796 60,9 Ti n g i TCTD 426 0,8 596 0,4 185 0,1 Ti n g i cá nhân 33.298 62,3 41.784 30,4 83.969 38,0 Huy đ ng khác 349 0,7 231 0,2 2.235 1,0 T ng c ng 53.461 100 137.587 100 221.185 100

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tại VIB – PGD Võ Thị Sáu.

ĐVT: Triệu đồng N m Ngu n v n 2007 2008 2009 Chênh l ch 2008/2007 Chênh l ch 2009/2008 +/- % +/- % Ti n g i TCKT 19.388 94.976 134.796 75.588 389,9 39.820 41,9 Ti n g i TCTD 426 596 185 170 39,9 -411 -69,0 Ti n g i cá nhân 33.298 41.784 83.969 8.486 25,5 42.185 101,0 Huy đ ng khác 349 231 2.235 -118 -33,8 2.004 867,5 T ng c ng 53.461 137.587 221.185 84.126 157,4 83.598 60,8

2009 38.0% 0.1% 1.0% 60.9% Ti n g i TCKT Ti n g i TCTD Ti n g i cá nhân Huy đ ng khác Biểu đồ 3.1: Tình hình huy động của VIB Võ Thị Sáu (2007-2009).

Đơn vị: %

Mặc dù có nhiều biến động trên thị trường trong 3 năm qua, nhưng nhìn chung tình hình huy động vốn của VIB - PGD Võ Thị Sáu đều tăng với tốc độ tăng trưởng khá tốt. Qua bảng trên ta có thể thấy rằng hoạt động huy động vốn của VIB – Võ Thị Sáu đã đạt được kết quả khả quan, khi mà cuối năm 2006 PGD mới đi vào hoạt động nhưng đến năm 2007 đã huy động được 53.461 triệu đồng, vốn huy động vào năm 2008 đạt 137.587 triệu đồng tăng 84.126 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 157,4% so với năm 2007. Đến năm 2009, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng đạt 221.185 triệu đồng, tăng 83.598 triệu đồng, hay tăng 60,8% so với năm 2008.

2007 62,3% 0,8% 0,7% 36,3% 2008 30,4% 0,4% 0,2% 69,0%

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 35

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng và tiền gửi đó để thực hiện các hoạt động thanh toán chi trả của doanh nghiệp. Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Trong loại hình này khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế có nhu cầu thanh toán lớn, thanh toán nhanh gọn, an toàn và đạt hiệu quả cao, nên khi thông qua ngân hàng thì hình thức tiền gửi có kỳ hạn không thuận tiện lắm trong giao dịch. Vì thế mà nguồn vốn huy động này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, kịp thời của các doanh nghiệp. Loại tiền gửi không kỳ hạn đảm bảo an toàn về việc thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động kinh doanh, giảm các khoản chi phí tổ chức, thanh toán, bảo quản và vận chuyển tiền. Loại tiền này ít bị rủi ro về phía ngân hàng, có thể nói hình thức huy động này đem lại lợi nhuận rất cao về một mức phí tổn thất thấp. Còn đối với loại tiền gửi có kỳ hạn, ngân hàng áp dụng lãi suất khá cao so với tiền gửi không kỳ hạn, hình thức trả lãi phong phú, đa dạng ( lãi trả trước, trả lãi hàng tháng, trả lãi sau…).

Trong ba năm qua, vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng khá đều về doanh số, loại tiền gửi này chiếm tỉ trọng 36,3% năm 2007, năm 2008 tăng mạnh chiếm đến 69,0% vốn huy động nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2009 chỉ còn chiếm 60,9%. Nguyên nhân là do số tiền mà các tổ chức muốn gửi tương đối lớn, trong khi lãi suất tiền gửi của PGD thấp hơn so với các ngân hàng đối thủ nên ảnh hưởng đến lãi nhận được. Vì vậy khách hàng loại này có khuynh hướng gửi vào các ngân hàng khác có lãi suất tiền gửi cao hơn trên địa bàn. Mặt khác do năm 2009 nhiều doanh nghiệp mới thành lập, đang trong thời kỳ sản xuất kinh doanh, chưa thu hồi vốn cũng như chưa có lợi nhuận nên chưa thực hiện thanh toán và gửi tiền vào ngân hàng. Một số đã thực hiện xong quá trình thanh

toán của mình với đối tác, vì thế nên lượng tiền gửi vào giảm đi về tỷ lệ so với năm 2008.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cụ thể: năm 2007 là 19.388 triệu đồng, sang năm 2008 là 94.976 triệu đồng tăng 75.588 triệu đồng và tốc độ tăng là 389,9% so với năm 2007. Đến năm 2009 là 134.796 triệu đồng tăng 39.820 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 41,9% so với năm 2008, tỷ lệ này cho thấy số tiền nhàn rỗi của tổ chức ngày càng ít đi, việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển. Điều này cho thấy khách hàng là tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ cao trong ngân hàng, tuy đối tượng khách hàng này có khối lượng giao dịch lớn mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng ngân hàng phải chú trọng đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác. Từ đó, ngân hàng cần phải nhanh chóng thúc đẩy và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng nhằm thu hút khách hàng về phía mình.

Tiền gửi tổ chức tín dụng:

Ta thấy loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng vốn huy động của PGD. Cụ thể, năm 2007 tiền gửi tổ chức tín dụng đạt 426 triệu đồng, năm 2008 là 596 triệu đồng và năm 2009 là 185 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các năm. Nếu như năm 2008 tăng 170 triệu đồng, tương ứng tăng 39,9% so với năm 2007 thì đến năm 2009 lại giảm xuống 411 triệu đồng, tương đương giảm 69% so với năm 2008. Do năm 2008, PGD đã tạo được uy tín, thu hút được nhiều khách hàng là tổ chức tín dụng. Đến năm 2009 do định hướng hoạt động của ngân hàng là tăng tỷ trọng tiền gửi tổ chức kinh tế và cá nhân, giảm tỷ trọng tiền gửi tổ chức tín dụng nên tốc độ giảm của loại tiền gửi này là phù hợp cho hoạt động của PGD.

Tiền gửi cá nhân:

Tiền gửi cá nhân được hình thành từ hình thức tiết kiệm, gồm hai loại là tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Đây là loại tiền thu hút từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 37

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Loại tiền gửi này không có thời gian đáo hạn cụ thể, chủ yếu huy động từ các cá nhân có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đem gửi vào ngân hàng vừa đảm bảo an toàn, vừa sinh lời trên nguồn vốn đó. Đối với tiền gửi này ngân hàng trả lãi suất thấp, do nguồn vốn này không ổn định, lại biến động thường xuyên. Tuy nhiên ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này vào hoạt động cho vay và thu lời, với điều kiện ngân hàng phải tính toán cẩn thận khả năng chi trả của mình.

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi đến một thời hạn nhất định mới hoàn trả cho khách hàng. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định dùng để hoạt động có hiệu quả. Lãi suất áp dụng thì cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mục đích của người gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn là kiếm lợi nhuận nên ngân hàng thường tăng lãi suất huy động để thu hút được nhiều lượng tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay cần thiết. Nếu khách hàng rút trước hạn thì chỉ có thể hưởng một mức lãi suất thấp hơn hay có thể là lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm hiện hành.

Tiền gửi cá nhân là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong các loại vốn huy động, và nó tăng trưởng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2007 tiền gửi cá nhân là 33.298 triệu đồng chiếm tỷ trọng 62,3% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2008 số tiền là 41.784 triệu đồng chiếm 30,4% tỷ trọng. Nguyên nhân là do năm 2008 lượng khách hàng là tổ chức kinh tế tăng lên làm cho tỷ trọng nguồn vốn huy động của nó tăng lên, làm giảm tỷ trọng nguồn vốn huy động từ cá nhân, nhưng về tuyệt đối thì nguồn vốn này tăng trưởng mạnh. Năm 2008, lạm phát tăng nhanh kéo theo sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng xuất hiện. Về mặt nào đó thì lãi suất huy động của PGD đã thu hút một lượng lớn khách hàng. Đến năm 2009, uy tín của PGD lại được khẳng định cụ thể số tiền huy động dưới hình thức này đạt được là 83.969 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38%, tăng về chỉ số tuyệt đối là 42.185 triệu đồng, tốc độ tăng là 101%. Đây là một hình thức huy động cần được tiếp tục đẩy mạnh.

Huy động khác:

Bao gồm tiền gửi bậc thang, tiền gửi góp từ 12 đến 24 tháng và từ 24 tháng trở lên. Đây là hình thức chiếm tỷ lệ thấp nhất và tăng trưởng không đều qua các năm. Cụ thể năm 2007 là 349 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,7%, sang năm 2008 giảm xuống còn 231 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,2%. Đến năm 2008 tăng lên lại là 2.235 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,0%. Cụ thể năm 2008 giảm 118 triệu đồng tương đương giảm 33,8% so với năm 2007, còn năm 2009 lại tăng 2.004 triệu đồng tăng tương đương tỷ lệ 867,5 % so với năm 2008. Tình hình tăng trưởng không đều là do loại hình này ít phổ biến và lãi suất không hấp dẫn, nên hình thức này ít được khách hàng quan tâm, cũng như ngân hàng ít chú trọng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 49 - 54)