Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 85 - 89)

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động tín dụng tại VIB –

Võ Thị Sáu do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan còn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục.

 Mặc dù tỷ lệ vốn huy động có sự gia tăng rất nhanh, nhưng công tác huy động vốn tại PGD vẫn còn rất thấp, thậm chí chưa tương xứng với nhu cầu vay vốn của khách hàng tại PGD. Các sản phẩm tiền gửi khá đơn giản và dễ bắt chước.

 Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn : hiện tại trụ sở PGD đang đi thuê, do vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều đến vị thế của thương hiệu VIB trong khi giao dịch với khách hàng đặc biệt là khách hàng lớn, doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài. Ngoài ra, nhân sự còn hạn chế ít nhiều làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn dân cư cũng như công tác phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

 Tình trạng thông tin bất cân xứng: Ngân hàng chưa nắm bắt được hết những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về các DNNVV. Tại VIB, nguồn thông tin sử dụng trong phân tích chủ yếu là do khách hàng cung cấp, thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Các thông tin trên không phản ánh được đầy đủ tình hình của khách hàng, dẫn đến rủi ro trong việc phân tích là điều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, việc xem xét, thẩm tra mức độ chính xác đối với những thông tin trong hồ sơ của khách hàng đến vay vốn là tương đối khó khăn. Điều này tạo ra những khoản rủi ro lớn cho loại hình tín dụng đối với các DNNVV.

 Chi phí giao dịch cao: Hầu hết các khoản tín dụng của các DNNVV thường có quy mô tương đối nhỏ. Nhưng ngược lại, số lượng các khoản vay lại tương đối nhiều từ các doanh nghiệp khác nhau ngân hàng vẫn phải tốn chi phí để thẩm định hồ sơ vay, thẩm định tài sản, chi phí kiểm tra, theo dõi... do đó đẩy chi phí lên cao.

 Chất lượng hoạt động của các DNNVV chưa thật sự tốt: hầu hết các DNNVV có quy mô hoạt động tương đối nhỏ, các dự án sản xuất kinh doanh còn sơ sài và không rõ ràng gây khó khăn cho các CBTD trong việc phân tích, thẩm định hồ sơ vay, điều này dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng trong việc cấp tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này. Ngoài ra thì việc trình và xét duyệt tại PGD chỉ được thực hiện trong mức 500 triệu đồng, nếu như mức vay trên 500 triệu đồng thì sẽ phải trình cho cấp cao hơn xét duyệt, điều này cũng làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay tại PGD. Hơn nữa, do ngân hàng luôn đặt mục tiêu an toàn vốn lên trên hết, do đó thường định giá thấp hơn giá trị thị trường của tài sản đảm bảo. Ngân hàng cũng vẫn còn quá coi trọng tài sản đảm bảo của các DN hơn là phương án kinh doanh và uy tín của khách hàng.

 Năng lực một số ít cán bộ tín dụng còn hạn chế : Trừ một số khách hàng có phát sinh nợ xấu bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan như nợ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 71

khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà Nước thì các khoản nợ xấu còn lại phát sinh từ khâu thẩm định không kỹ càng của cán bộ tín dụng. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề của khách hàng đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu thực sự của khách hàng đến từ đâu và về đâu để xác định được mức cho vay hợp lý và cách thức giám sát thích hợp. M t số cán bộ tín dụng đôi khi còn hời hợt trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay khi vừa nhen nhóm. Bên cạnh đó, việc theo dõi nợ nhóm 2 không được cán bộ tín dụng quan tâm đúng mức. Trong quan hệ vay vốn, việc chậm trả nợ là điều khó tránh khỏi. Vẫn biết, chậm trả nợ dẫn đến gia hạn nợ phải xuất phát từ yếu tố khách quan, song một số ít trường hợp lại xuất phát từ yếu tố chủ quan của chính người vay vốn và điều đó cán bộ tín dụng khó có thể biết được. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp khách hàng đến làm giấy gia hạn nợ, cán bộ tín dụng chưa tìm hiểu nguyên nhân sâu xa mà đã đồng ý với đề nghị của khách hàng. Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại PGD xuất phát từ khâu theo dõi nợ nhóm 2. Ở đây việc theo dõi nợ nhóm 2 chưa được quan tâm thật sự sâu sắc và cán bộ tín dụng cũng chưa nhìn thấy hậu quả do việc làm này gây ra. Cán bộ tín dụng thường gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng về khoản nợ sắp đến hạn. Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng vẫn chưa trả được nợ thì cán bộ tín dụng tiếp tục gọi điện thoại đôn đốc khách hàng và mới chỉ dừng lại ở việc đôn đốc mà chưa tìm hiểu kỹ về nguyên nhân của việc chậm trả ấy. Việc làm này sẽ dần tạo tâm lý chủ quan cho khách hàng, đến khi nợ quá hạn nhiều ngày, phát hiện khách hàng thật sự suy giảm khả năng trả nợ thì nợ xấu là điều khó tránh khỏi và mọi biện pháp xử lý lúc này quá trễ và kém tác dụng.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Văn Thầy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hường Trang 72

4.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI VIB – PGD VÕ THỊ SÁU.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam Phòng giao dịch Võ Thị Sáu (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)