Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh shb hải phòng (Trang 74 - 76)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội là cơ quan chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Chi nhánh SHB Hải Phòng cần dành sự quan tâm nhất định đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chính sách khách hàng trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế. Xếp hạng tín dụng nội bộ ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của Ngân hàng. Việc xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế giúp ngân hàng SHB đánh giá được chất lượng tín dụng, cũng như đánh giá được các khách hàng đến quan hệ tín dụng tại Ngân hàng. Thông qua hệ thống này, ngân hàng có thể đánh giá được chất lượng tín dụng, đối tượng khách hàng cũng như lượng hóa được rủi ro tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng và các hoạt động quản trị khác. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế thực hiện xếp hạng toàn bộ các khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu, bao gồm chỉ tiêu định tính và định lượng với các trọng số cho từng nhóm chỉ tiêu phù

hợp với ngành, quy mô và lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống này còn bổ sung chức năng hỗ trợ ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp và chiết xuất ra được các báo cáo theo yêu cầu quản trị. Với hệ thống này, việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ hội sở tới tất cả các điểm giao dịch.

Thứ hai, hàng năm thực hiện việc kiểm toán một cách nghiêm túc, nhằm xác định tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các tài liệu, báo cáo tài chính của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội.

Thứ ba, Ngân hàng cần tăng cường tổ chức cac khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, các kiến thức tổng hợp về các hoạt động kinh tế, xã hội, kỹ thuât, thu thập và xử lý thông tin, nâng cao năng lực phân tích, đo lường các tỷ lệ đảm bảo an toàn, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ rủi ro cho cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ nhân viên ngân hàng, nêu cao tinh thần trách nghiệm trong công việc.

Thứ tư, tổ chức hội thảo chung chuyên đề về nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy trình cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, phù hợp với từng nhóm khách hàng, và loại hình doanh nghiệp có tính đặc thù như doanh nghiệp vừa và nhỏ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Website của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội: http://www.shb.com.vn/

2. Báo cáo tài chính kiểm toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội năm 2009, 2010, 2011.

3. Báo cáo hoạt động kinh doanh 2010 và kế hoạch 2011 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.

4. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Hải Phòng các năm 2009, 2010, 2011.

5. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, “Quản trị Ngân hàng thương mại”,2009 6. Peter S.Rose, “Commercial Bank Management”

7. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn/

8. Th.S Nguyễn Tiến Trung, Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng:

http://trungblc.blogspot.com/2012/02/chi-tieu-anh-gia-hieu-qua-hoat-ong-tin.html

9. Website: http://vi.wikipedia.org/

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh shb hải phòng (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w