Tình hình dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh SHB Hải Phòng được tóm tắt qua bảng sau đây:
Bảng2.6: Tình hình dư nợ của DNV&N tại Chi nhánh
(Đơn vị: tỷ đồng) Nợ 2009 2010 2011 Nhóm 1 64,541 101,880 144,249 Nhóm 2 0,173 1,610 1,738 Nhóm 3 0,070 0,440 0,532 Nhóm 4 0 0,077 0,089 Nhóm 5 0 0 0 Tổng nợ quá hạn đối với DNV&N 0,243 2,127 2,359 Tổng nợ xấu đối với
DNV&N 0,070 0,517 0,621
Tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh
0,27 2,35 2,51
(Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh SHB Hải Phòng)
Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ so với doanh số cho vay của toàn chi nhánh chiếm từ 85 - 91% nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của nó so với tổng nợ quá hạn thường cao hơn 90% trong các năm 2009, 2010 và 94% vào năm 2009, cho thấy khoản cho vay đối với các doanh nghiệp này có xu hướng gặp nhiều rủi ro hơn, do đây là các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp có vốn kinh doanh tự có chỉ chiếm một phần nhỏ, phần còn lại chủ yếu là nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn được cấp từ ngân hàng, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp không nhiều, dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động của nền kinh tế. Khi nhà nước đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt, hầu hết các doanh nghiệp này đều lâm vào tình trạng không có vốn, dễ dẫn đến phá sản.
Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh SHB Hải Phòng)
Hơn thế nữa, dư nợ nhóm 2,3,4 đối với loại hình doanh nghiệp này vẫn duy trì xu hướng tăng qua các năm tuy không nhiều. Do vậy, ngân hàng luôn phải cân nhắc kỹ việc cấp tín dụng cho hình thức doanh nghiệp này, luôn thực hiện quá trình thẩm định một cách chi tiết, khắt khe trước khi cấp tín dụng và thường xuyên, kiểm tra, kiểm soát, theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của họ sau khi cấp tín dụng.